Trắc nghiệm Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Theo anh/chị sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?
A. Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới
B. Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh
C. Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp
D. Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử
-
Câu 2:
Theo anh/chị bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?
A. Là phong trào ma thuật, bùa chú
B. Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực
C. Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ
D. Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì
-
Câu 3:
Theo anh/chị thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là
A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
B. Nông dân và công nhân.
C. Công nhân và binh lính người Việt.
D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.
-
Câu 4:
Theo anh/chị lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.
C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. tất cả các giai tầng trong cả nước.
-
Câu 5:
Theo anh/chị một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp
B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh
C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính
D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến
-
Câu 6:
Theo anh/chị trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?
A. Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.
B. Cải cách văn hóa, xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
-
Câu 7:
Theo anh/chị Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?
A. 1915.
B. 1916.
C. 1917.
D. 1918.
-
Câu 8:
Theo anh/chị hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Giáo dục tuyên truyền tư tưởng tiến bộ
B. Cải cách văn hóa xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
-
Câu 9:
Theo anh/chị nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) muốn nhấn mạnh điều gì?
A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 10:
Theo anh/chị tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau
A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh
B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp
C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh
D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam
-
Câu 11:
Theo anh/chị trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?
A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp
C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước
D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương
-
Câu 12:
Theo anh/chị vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
-
Câu 13:
Theo anh/chị cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam
B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam
C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 14:
Theo anh/chị nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?
A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc
B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc
C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh
D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc
-
Câu 15:
Theo anh/chị nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?
A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa
D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
-
Câu 16:
Theo anh/chị để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?
A. Liên kết đầu tư kinh doanh
B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do
C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp
D. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống phát triển
-
Câu 17:
Theo anh/chị chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra đã có tác động như thế nào đến việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương?
A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm
B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên
C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm
D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên
-
Câu 18:
Theo anh/chị để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?
A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực
B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp
C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách
D. Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp
-
Câu 19:
Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm
A. đòi những quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
B. đòi người cày có ruộng cho nông dân Việt Nam.
C. đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình cho nhân dân Đông Dương.
D. đòi độc lập, tự do cho nhân dân An Nam.
-
Câu 20:
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
A. Là định hướng cơ bản.
B. Chỉ là một trong nhiều nhân tố.
C. Đây là giai đoạn quyết định.
D. Là cơ sở quan trọng.
-
Câu 21:
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
A. Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
B. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam.
C. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành.
D. Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại.
-
Câu 22:
“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của ai?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Huỳnh Thúc Kháng.
D. Lương Văn Can.
-
Câu 23:
Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
-
Câu 24:
Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý.
B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
C. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý.
D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
-
Câu 25:
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
-
Câu 26:
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.
C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
D. Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
-
Câu 27:
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
-
Câu 28:
Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?
A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó.
B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
D. Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”.
-
Câu 29:
Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
-
Câu 30:
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
A. Pháp.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Liên Xô.
-
Câu 31:
Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập.
C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ.
D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập.
-
Câu 32:
Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?
A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
C. Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 33:
Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là
A. Đấu tranh chính trị.
B. Đấu tranh kinh tế.
C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động.
D. Bạo động vũ trang.
-
Câu 34:
Sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau?
A. Phải có sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.
D. Phải đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.
-
Câu 35:
Nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp phải tăng cường chính sách khủng bố khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra?
A. Để ngăn chặn nguy cơ cách mạng bùng nổ ở thuộc địa.
B. Để huy động tối đa các nguồn lực của thuộc địa cho chính quốc.
C. Để ngăn chặn nguy cơ bị các nước đế quốc khác xâm chiếm thuộc địa.
D. Để đưa thuộc địa vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh.
-
Câu 36:
Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?
A. Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới.
B. Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh.
C. Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp.
D. Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử.
-
Câu 37:
Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?
A. Là phong trào ma thuật, bùa chú.
B. Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực.
C. Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ.
D. Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì.
-
Câu 38:
Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là
A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
B. Nông dân và công nhân.
C. Công nhân và binh lính người Việt.
D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.
-
Câu 39:
Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.
C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. tất cả các giai tầng trong cả nước.
-
Câu 40:
Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh.
C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính.
D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến.
-
Câu 41:
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?
A. Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.
B. Cải cách văn hóa, xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
-
Câu 42:
Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?
A. 1915.
B. 1916.
C. 1917.
D. 1918.
-
Câu 43:
Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Giáo dục tuyên truyền tư tưởng tiến bộ.
B. Cải cách văn hóa xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
-
Câu 44:
Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) muốn nhấn mạnh điều gì?
A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 45:
Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau
A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh.
B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp.
C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh.
D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam.
-
Câu 46:
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?
A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp.
C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước.
D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.
-
Câu 47:
Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp.
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng.
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên.
-
Câu 48:
Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam.
C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam.
D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 49:
Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?
A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc.
B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc.
C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh.
D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc.
-
Câu 50:
Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?
A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa.
D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa.