Trắc nghiệm Vật liệu polime Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là
A. Đốt thử
B. Thuỷ phân
C. Ngửi
D. Cắt
-
Câu 2:
Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì
A. Len, tơ tằm, tơ nilon không thể là phẳng
B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.
C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại
D. Len, tơ tằm, tơ nilon là những sợi thấm nước
-
Câu 3:
Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng
B. X có thể kéo sợi
C. X thuộc loại poliamit
D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n
-
Câu 4:
Cho sơ đồ phản ứng :
\(Xenlulozo\mathop \to \limits_{{H^ + }}^{ + {H_2}O} A\mathop \to \limits^{men} B\mathop \to \limits^{ZnO,MgO,{{500}^0}} D\mathop \to \limits^{{t^o},p,xt} E\)
Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là
A. Cao su Buna
B. Buta-1,3-đien
C. Axit axetic
D. Polietilen
-
Câu 5:
Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là
A. \({C_2}{H_6}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_5}Cl\mathop \to \limits^{ - HCl} {C_2}{H_3}Cl\mathop \to \limits^{{t^o},p,\,\,xt} PVC\)
B. \(C{H_4}\mathop \to \limits^{{{1500}^o}C} {C_2}{H_2}\mathop \to \limits^{ + \,HCl} {C_2}{H_3}Cl\;\mathop \to \limits^{{t^o},p,\,\,xt} PVC\)
C. \({C_2}{H_4}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_3}Cl\;\mathop \to \limits^{{t^o},p,\,\,xt} PVC\)
D. \(C{H_4}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_4}C{l_2}\;\mathop \to \limits^{ - \,HCl} {C_2}{H_3}Cl\;\mathop \to \limits^{{t^o},p,\,\,xt} PVC\)
-
Câu 6:
Điều chế nhựa phenol-fomanđehit (1), các chất đầu và chất trung gian trong quá trình điều chế là: metan (2), benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua (10). Các chất thích hợp cho sơ đồ đó là
A. (1), (2), (8), (9), (3), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
C. (1), (3), (5), (7), (9), (6), (2), (4).
D. (1), (2), (8), (4), (3), (10), (7), (5).
-
Câu 7:
Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là
A. 3→6→2→4→5→1
B. 6→4→2→5→3→1
C. 2→6→3→4→5→1
D. 4→6→3→2→5→1
-
Câu 8:
Cao su sống (hay cao su thô) là
A. Cao su thiên nhiên
B. Cao su chưa lưu hoá
C. Cao su tổng hợp
D. Cao su lưu hoá
-
Câu 9:
Cho các phát biểu sau
(a) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(b) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng không gian.
(c) Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(d) Tơ visco thuộc loại tơ hóa học.
Số phát biểu sai là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 10:
Cho các phát biểu sau
(a) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(b) Tơ là vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.
(c) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(d) Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa.
Số phát biểu sai là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 11:
Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bềnvới nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa
A. axit terephatlic và etylen glicol.
B. axit α-aminocaproic và axit ađipic.
C. hexametylenđiamin và axit ađipic.
D. axit α-aminoenantoic và etylen glycol.
-
Câu 12:
Polime X dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên để dệt vải, may quần áo ấm, X là
A. Poliacrilonitrin.
B. Polietilen.
C. Polibutađien.
D. Poli(vinylclorua).
-
Câu 13:
Dãy các polime khi đốt cháy hoàn toàn đều thu được khí N2
A. tơ olon, tơ tằm, tơ capron, cao su buna-N.
B. tơ lapsan, tơ enăng, tơ nilon-6, xenlulozơ.
C. protein, nilon-6,6, poli(metyl metacrylat), PVC.
D. amilopectin, cao su buna-S, tơ olon, tơ visco.
-
Câu 14:
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen.
B. Tơ olon.
C. Tơ tằm.
D. Tơ axetat.
-
Câu 15:
Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 16:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(etylen terephtalat).
C. polibutađien.
D. polietilen.
-
Câu 17:
Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo sơ đồ biến hóa sau:
\({C_2}{H_5}OH\,\xrightarrow{{H = \,50\% }}\,buta - 1,3 - dien\,\xrightarrow{{H = \,80\% }}cao\,su\,buna\)
Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên.
A. 210 gam
B. 220 gam
C. 230 gam
D. 240 gam
-
Câu 18:
Tiến hành trùng hợp 5,2 gam stiren. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch brom 0,15M. Sau đó cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là
A. 60%
B. 65%
C. 70%
D. 75%
-
Câu 19:
Tiến hành clo hóa poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là
A. –CH2–CHCl–
B. –CH=CCl–
C. –CCl=CCl–
D. –CHCl–CHCl–
-
Câu 21:
Một polime Y có cấu tạo như sau:
… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …
Công thức một mắt xích của polime Y là
A. –CH2–CH2–CH2– .
B. –CH2–CH2–CH2–CH2– .
C. –CH2– .
D. –CH2–CH2– .
-
Câu 22:
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.
-
Câu 23:
Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lông cừu, polivinilaxetat, số chất không bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Cứ 2,844 g cao su Buna S phản ứng hết với 1,731g Br2 trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và Stiren trong loại cao su đã cho là:
A. 1 : 3
B. 1: 4
C. 2 : 1
D. 1 : 2
-
Câu 25:
Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là:
A. 1.2 tấn
B. 2,4 tấn
C. 1,1 tấn
D. 2,2 tấn
-
Câu 26:
Cho các loại vật liệu polime sau: tơ nilon -6,6; tơ axetat; tơ visco; tơ olon; tơ lapsan; tơ tằm; bông; nhưạ novolac; keo ure -fomanđehit. Tổng số loại vật liệu polime có chứa N trong thành phần phân tử là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Clo hóa PVC thu được một polimer chứa 63,96%Clo về khối lượng. Trung bình 1 phân tử Clo sẽ phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC thì giá trị của k là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cấu trúc ddissunfua-S-S? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su.
A. 45
B. 46
C. 47
D. 48
-
Câu 29:
Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là:
A. 60500
B. 62500
C. 62000
D. 65200
-
Câu 30:
Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan, teflon. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 31:
Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ capron, nilon – 6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, tơ axetat, poli(etylen terephtalat). Polimer nào được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 32:
Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là
A. Polietilen; tơ tằm; nhựa rezol.
B. Polietilen; cao su thiên nhiên; PVA.
C. Polietilen; đất sét ướt; PVC.
D. Polietilen; polistiren; bakelit.
-
Câu 33:
Polime nào sau đây được dùng để chế tạo vật liệu có tính dẻo?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Poli(vinyl xianua).
C. Poli(hexametylen ađipamit).
D. Poli(etylen terephtalat).
-
Câu 34:
Polime nào sau đây được dùng để chế tạo chất dẻo?
A. Poliacrilonitrin.
B. Poli(phenol-fomanđehit)
C. Poliisopren.
D. Poli(etylen terephtalat).
-
Câu 35:
Cho dãy gồm các polime: (1) polibutađien, (2) poli(butađien-stiren), (3) poli(phenol fomanđehit), (4) poli(butađien-acrilonitrin). Số polime được dùng để sản xuất cao su tổng hợp là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 36:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
A. cao su buna-S.
B. cao su buna-N.
C. cao su buna.
D. cao su lưu hóa.
-
Câu 37:
Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thể kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu sản xuất cao su thiên nhiên. Mắt xích của cao su thiên nhiên được viết thu gọn là
A. C4H8.
B. C5H8.
C. C5H10.
D. C4H6.
-
Câu 38:
Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) được dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Polime trong cao su tự nhiên là
A. Polistiren.
B. Poliisopren.
C. Polietilen.
D. Poli(butađien).
-
Câu 39:
Polime nào sau đây được dùng để sản xuất vật liệu có tính đàn hồi?
A. Poliisopren.
B. Poli(etylen terephtalat).
C. Poli(phenol fomanđehit).
D. Polistiren.
-
Câu 40:
Polime nào sau đây được sử dụng để sản xuất cao su buna?
A. polibutadien.
B. polietilen.
C. polistiren.
D. poli (stiren-butadien).
-
Câu 41:
Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn là
A. –(–CH2–CH=CH–CH2–)n–.
B. –(–CH2–CHCl–)n–.
C. –(–CH2–CH2–)n–.
D. –(–CH2–CHCN–)n–.
-
Câu 42:
Vật liệu polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?
A. Cao su thiên nhiên.
B. Cao su lưu hóa.
C. Cao su buna – S.
D. Cao su buna – N.
-
Câu 43:
Cho dãy gồm các vật liệu: (1) tơ nitron, (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna, (4) keo dán ure-fomanđehit. Số vật liệu có tính đàn hồi là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 44:
Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2.
C. CH3-COO-CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)-COOCH3
-
Câu 45:
Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được chất nào trong các chất sau?
A. Cao su buna–N.
B. Tơ nitron (hay olon).
C. Tơ capron.
D. Tơ lapsan.
-
Câu 46:
Cho các monome sau: stiren, toluen, metyl axetat, vinyl axetat, metyl metacrylat, metyl acrylat, propilen, benzen, axit etanoic, axit ε-aminocaproic, caprolactam, etilen oxit. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 47:
Trong các polime sau: polietilen; poli(vinyl clorua); nilon -6,6; tơ nitron; cao su buna-S; poli(phenol-fomanđehit); tơ visco; poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
-
Câu 48:
Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli(vinyl axetat), polietilen, tơ capron, cao su buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
-
Câu 49:
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (1); poli(ure-fomanđehit) (2); tơ olon (3); teflon (4); poli(metyl metacrylat) (5); poli(phenol-fomanđehit) (6); tơ capron (7); cao su cloropren (8). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 50:
Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon - 7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), (7) tơ nitron. Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là:
A. (1), (2), (3), (7).
B. (1), (2), (6), (7).
C. (2), (3), (6), (7).
D. (1), (2), (4), (6).