Trắc nghiệm Vật liệu polime Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 g tinh bột thì cần bao nhiêu lit không khí (dktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp:
A. 1 482 600 lit
B. 1 382 600 lit
C. 1 402 666 lit
D. 1 382 716 lit
-
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(a) Không nên dùng dầu, mỡ động thực vật để lâu trong không khí.
(b) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.
(c) Hầu hết các polime là những chất rắn, không hơi, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(d) Sự đông tụ và kết tủa protein xảy ra khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
(e) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.
- Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ.
- Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
Nhận xét đúng là
A. Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím.
B. Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam.
C. Không thấy xuất hiện hiện tượng gì.
D. Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng.
-
Câu 4:
Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan; tơ nilon -6,6; protein, sợi bông, amoni axetat. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Cho sơ đồ phản ứng:
\(\begin{array}{l} {C_2}{H_2}\mathop \to \limits^{ + HCN} X\\ X\mathop \to \limits^{trung\,hop} po\lim e\\ X{\rm{ }} + {\rm{ }}C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\mathop \to \limits^{dong\,trung\,hop} po\lim e\,Z \end{array}\)
X và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?
A. Tơ olon và cao su buna-N.
B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.
C. Tơ nitron và cao su buna-S.
D. Tơ capron và cao su buna.
-
Câu 6:
Nilon–6,6 là một loại
A. tơ poliamit.
B. ơ visco.
C. tơ polieste
D. tơ axetat
-
Câu 7:
Poli(tetrafloetylen) hay thường gọi là teflon (CF2-CF2-)n được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn sau: \(\;2nCHC{l_3}{\mkern 1mu} \mathop \to \limits^{{H_1}{\rm{\% }}} {\mkern 1mu} \;2nCH{F_2}Cl{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \mathop \to \limits^{{H_2}{\rm{\% }}} nC{F_2}{\mkern 1mu} \mathop \to \limits^{{H_3}{\rm{\% }}} {( - C{F_2} - C{F_2} - )_n}\)
Nếu xuất phát từ 23,9 tấn clorofom, với hiệu suất tương ứng của từng giai đoạn là: 79%; 81% và 80% thì lượng teflon thu được là:
A. 6,348 tấn
B. 5,1192 tấn
C. 7,342 tấn
D. 12,111 tấn
-
Câu 8:
Từ 100 lít ancol etylic 400 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là d = 0,8 g/ml) điều chế được bao nhiêu kg cao su buna (hiệu suất cả quá trình là 75%)?
A. 14,087 kg
B. 14,087 kg
C. 25,043 kg
D. 18,087 kg
-
Câu 9:
Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo sơ đồ biến hóa sau:
\({C_2}{H_5}OH{\mkern 1mu} \mathop \to \limits^{H = \,50{\rm{\% }}} {\mkern 1mu} buta - 1,3 - dien{\mkern 1mu} \mathop \to \limits^{H = \,80{\rm{\% }}} cao{\mkern 1mu} su{\mkern 1mu} buna\)
Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên.
A. 92 gam
B. 184 gam
C. 115 gam
D. 230 gam
-
Câu 10:
Polivinyl clorua được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95%) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau
\(C{H_4}\mathop \to \limits^{H = 15{\rm{\% }}} {C_2}{H_2}\mathop \to \limits^{H = 95{\rm{\% }}} C{H_3}Cl\mathop \to \limits^{H = 90{\rm{\% }}} PVC\)
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đktc)?
A. 5589 m3
B. 5883 m3
C. 2914 m3
D. 5877 m3
-
Câu 11:
Khi trùng ngưng 30 gam glyxin, thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là
A. 12
B. 11,12
C. 9,12
D. 22,8
-
Câu 12:
Nếu đốt cháy hết m kg PE cần 6720 lít oxi (đktc). Giá trị m là
A. 2,8
B. 5,6
C. 8,4
D. 4,2
-
Câu 13:
Khi trùng ngưng a gam axit ԑ-aminocaproic (H = 80%) thu được m gam tơ capron và 14,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 72,32
B. 141,25
C. 113
D. 90,4
-
Câu 14:
Trùng ngưng m gam glyxin, hiệu suất 80% thu được 68,4 gam polime. Giá trị của m là
A. 112,5
B. 72
C. 90
D. 85,5
-
Câu 15:
Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình este hóa là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần lượng axit và ancol là bao nhiêu?
A. 215 kg và 80 kg
B. 85 kg và 40 kg
C. 172 kg và 84 kg
D. 86 kg và 42 kg
-
Câu 16:
Đề hiđro hóa etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất cả quá trình là 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polistiren là
A. 13,52 tấn
B. 10,60 tấn
C. 13,25 tấn
D. 8,48 tấn
-
Câu 17:
Thể tích monome (đktc) cần dùng để sản xuất 189 tấn cao su Buna (H = 70%) là
A. 112000 m3
B. 78400 m3
C. 54880 m3
D. 224000 m3
-
Câu 18:
Trùng hợp m kg etilen thu được 42 kg polime. Biết H = 70%. Giá trị của m là
A. 42
B. 30
C. 84
D. 60
-
Câu 19:
Thể tích monome (đktc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) là
A. 70000 m3
B. 44800 m3
C. 67200 m3
D. 56000 m3
-
Câu 20:
Trùng hợp 630 kg propen thu được m kg PP (H = 80%). Giá trị của m là
A. 504
B. 787,5
C. 630
D. 162
-
Câu 21:
Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là
A. 4,3 gam
B. 7,3 gam
C. 5,3 gam
D. 6,3 gam
-
Câu 22:
Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi
B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng
C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền
-
Câu 23:
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là :
A. Sự peptit hoá
B. Sự polime hoá
C. Sự tổng hợp
D. Sự trùng ngưng
-
Câu 24:
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất
A. liên kết pi
B. vòng không bền
C. 2 liên kết đôi
D. 2 nhóm chức có khả năng phản ứng
-
Câu 25:
Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 26:
Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là
A. PVA
B. PP
C. PVC
D. PS
-
Câu 27:
Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :
A. cao su buna
B. teflon
C. poli(etylenterephtalat)
D. poli(phenol-fomanđehit)
-
Câu 28:
Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp
A. \(C{H_2} = CH-COO-C{H_3}\)
B. \(C{H_3}-COO-CH = C{H_2}\)
C. \(C{H_3}-COO-C\left( {C{H_3}} \right) = C{H_2}\)
D. \(C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right)-COOC{H_3}\)
-
Câu 29:
Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Biết CH4 chiếm 80 % thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%, giá trị của V là:
A. 358,4
B. 448
C. 286,7
D. 224
-
Câu 30:
Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan (đktc) là:
A. 3584 m3
B. 5500 m3
C. 3560 m3
D. 3500 m3
-
Câu 31:
Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay. Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp. Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su. Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau: • Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng. • Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su. • Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn. • Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.
Một loại cao su lưu hóa có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối đisunfua (-S-S-) đã thay thế nguyên tử hiđro ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?
A. 44
B. 46
C. 48
D. 50
-
Câu 32:
Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay. Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp. Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su. Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau: • Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng. • Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su. • Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn. • Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.
Cho những đặc điểm sau:
(1) Tính đàn hồi thấp;
(2) Bền với nhiệt;
(3) Dễ mòn;
(4) Khó tan trong dung môi hữu cơ;
(5) Chống thấm khí cao.
Số tính chất ưu việt của cao su lưu hóa so với cao su thô là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 33:
Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.
Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.
Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:
• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.
• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.
• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.
• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.
Phương pháp lưu hoá cao su ra đời vào năm nào?
A. 1837
B. 1839
C. 1840
D. 1845
-
Câu 34:
Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu. Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, … Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường. Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.
Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 2,1 gam cao su đó có thể tác dụng hết với 1,6 gam brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên là (cho NTK: H = 1; C = 12; S = 32; Br = 80)
A. 1 : 2
B. 2 : 3
C. 3 : 2
D. 2 : 1
-
Câu 35:
Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu. Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, … Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường. Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất hiđrocacbon.
B. Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt.
C. Cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên.
D. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch hở không phân nhánh gồm nhiều sợi xen kẽ nhau.
-
Câu 36:
Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.
Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …
Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.
Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.
Bản chất của sự lưu hoá cao su là:
A. làm cao su dễ ăn khuôn
B. giảm giá thành cao su.
C. tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
D. tạo loại cao su nhẹ hơn.
-
Câu 37:
Cho các loại polime sau: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, tơ axetat, tơ capron và nilon-6. Số polime thuộc loại poliamit là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Trong các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ axetat, tơ visco
B. tơ viso, tơ axetat
C. tơ tằm, sợi bông, tơ axetat
D. sợi bông, tơ nilon-6,6
-
Câu 39:
Cho các loại tơ sau: tơ capron, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron. Số chất thuộc loại tơ tổng hợp là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Trong các loại tơ sau: tơ nilon-6,6; tơ tằm; tơ axetat; tơ capron; sợi bông, tơ enang (nilon7); tơ lapsan; tơ visco có
A. 4 tơ tổng hợp, 2 tơ bán tổng hợp, 2 tơ thiên nhiên
B. 3 tơ tổng hợp, 2 tơ bán tổng hợp, 3 tơ thiên nhiên.
C. 3 tơ tổng hợp, 3 tơ bán tổng hợp, 2 tơ thiên nhiên.
D. 4 tơ tổng hợp, 3 tơ bán tổng hợp, 1 tơ thiên nhiên
-
Câu 41:
Phát biểu sai là:
A. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì có nguồn gốc từ xenlulozo
B. Tơ hóa học gòm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
C. Tơ nilon – 6,6 là tơ tổng hợp
D. Tơ tằm là tư thiên nhiên
-
Câu 42:
Dựa vào nguồn gốc, tơ sợi được chia thành 2 loại, đó là
A. Tơ hóa học và tơ tổng hợp
B. Tơ hóa học và tơ thiên nhiên
C. Tơ tổng hợp và tơ thiên nhiên
D. Tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo
-
Câu 43:
Cho các nhận định sau:
(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.
(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.
(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.
(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 44:
Công thức của polime nào sau đây là phù hợp nhất được sử dụng để sản xuất túi đựng nilon?
A. \({\left( { - C{H_2} - CHCl - } \right)_n}\)
B. \({\left( { - C{H_2} - C{H_2} - } \right)_n}\)
C. \({\left( { - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_2} - } \right)_n}\)
D. \({\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)_n}\)
-
Câu 45:
Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 46:
Polivinylclorua (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. \(C{H_2} = CC{l_2}\)
B. \(C{H_2} = CHCl\)
C. \(C{H_2} = CHCl - C{H_3}\)
D. \(C{H_3} - C{H_2}Cl\)
-
Câu 47:
Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozo, policaproamit, polistiren, xenlulozo trinitrat, nilon – 6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 48:
Các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
\(\begin{array}{l} \left( a \right){\rm{ }}X{\rm{ }} + {\rm{ }}2NaOH\mathop \to \limits^{{t^0}} {X_1} + 2{X_2}\\ \left( b \right){\rm{ }}{X_1}\; + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}{X_3}\; + {\rm{ }}N{a_2}S{O_4}\\ \left( c \right){\rm{ }}n{X_3}\; + {\rm{ }}n{X_4}\mathop \to \limits^{{t^0},xt} poli\left( {etylenterephtalat} \right) + 2n{H_2}O\\ \left( d \right){\rm{ }}{X_{2\;}} + {\rm{ }}CO\mathop \to \limits^{{t^0},xt} {X_5}\\ \left( e \right){\rm{ }}{X_4}\; + {\rm{ }}2{X_5}\;\mathop {\overrightarrow {\overleftarrow {} } }\limits^{{H_2}S{O_4}(dac),{t^0}} {X_6} + 2{H_2}O \end{array}\)
Cho biết X là este có công thức phân tửu \({C_{10}}{H_{10}}{O_4};{\rm{ }}{X_1},{\rm{ }}{X_2},{\rm{ }}{X_3},{\rm{ }}{X_4},{\rm{ }}{X_5},{\rm{ }}X\) là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là
A. 146
B. 118
C. 104
D. 132
-
Câu 49:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
\(\begin{array}{l} X{\rm{ }}\left( {{C_8}{H_{14}}{O_4}} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}2NaOH\mathop \to \limits^{{t^0}} {X_1} + {X_2} + {H_2}O\\ {X_1}\; + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}{X_3}\; + {\rm{ }}N{a_2}S{O_4}\\ n{X_5}\; + {\rm{ }}n{X_3}\mathop \to \limits^{{t^0},xt} poli\left( {hexametylen{\rm{ }}adipamit} \right)+2n{H_2}O\\ 2{X_2}\; + {\rm{ }}{X_3}\mathop {\overrightarrow {\overleftarrow {} } }\limits^{{H_2}S{O_4}(dac),{t^0}} {X_6} + 2{H_2}O \end{array}\)
Phân tử khối của X6 là:
A. 194
B. 136
C. 202
D. 184
-
Câu 50:
Cho dãy các tơ sau: xenlulozo axetat, capron, nitron, visco, nilon -6, nilon -6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2