Trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Nam Lào và khu vực Tây Nguyên với sân bay Đông Tác?
A. Quốc lộ 19 và quốc lộ 14.
B. Quốc lộ 14 và quốc lộ 25.
C. Quốc lộ 24 và quốc lộ 14.
D. Quốc lộ 14c và quốc lộ 26.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, khu vực tỉnh nào sau đây tiếp giáp với cả Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên?
A. Đắc Lắk
B. Lâm Đồng
C. Gia Lai
D. Kon Tum
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Cam-pu-chia và khu vực Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?
A. Quốc lộ 19
B. Quốc lộ 26
C. Quốc lộ 24
D. Quốc lộ 27
-
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, trả lời trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Dịch vụ
B. Nông, lâm, thủy sản
C. Công nghiệp – xây dựng
D. Thương mại
-
Câu 5:
Điểm giống nhau về tiềm năng giữa khu vực Tây Nguyên với khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Phát triển thủy điện
B. Có các vũng, vịnh để xây dựng cảng
C. Có một mùa đông lạnh
D. Có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ
-
Câu 6:
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên là
A. Quy hoạch lại vùng chuyên canh
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
C. Đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất
D. Tìm thị trường sản xuất ổn định
-
Câu 7:
Nhân tố tự nhiên được cho là gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao.
B. mùa khô kéo dài sâu sắc.
C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.
D. sông ngòi ngắn và dốc.
-
Câu 8:
Nguyên nhân công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ
A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.
C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.
D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.
-
Câu 9:
Biện pháp được cho là quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là:
A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.
B. kết hợp với công nghiệp chế biến.
C. đa dạng hóa cây cà phê.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
-
Câu 10:
Trong thời gian qua, thực tế Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ
A. Vùng núi, trung du phía Bắc.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
-
Câu 11:
Tác động được cho là chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là:
A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.
B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.
D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.
-
Câu 12:
Ở Tây Nguyên, vấn đề chủ yếu đặt ra đối với chế biến lâm sản là:
A. ngăn chặn nạn phá rừng.
B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
-
Câu 13:
Nguyên nhân cho thấy Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.
B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.
C. lượng mưa dồi dào.
D. nền địa chất ổn định.
-
Câu 14:
Khó khăn được cho là lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là:
A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.
C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
D. khí hậu diễn biến thất thường.
-
Câu 15:
Nguyên nhân Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là vì
A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
B. địa hình là khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. là nơi án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.
D. có tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.
-
Câu 16:
Ý nghĩa kinh tế quan trọng của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.
B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.
C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.
D. Chống xói mòn rửa trôi.
-
Câu 17:
Nhà máy thủy điện được cho có công suất lớn nhất Tây Nguyên là:
A. Đa Nhim.
B. Yaly.
C. Đrây – Hlinh.
D. Đại Ninh.
-
Câu 18:
Thành phố nổi tiếng cả nước về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là:
A. Plây Ku.
B. Buôn Ma Thuật.
C. Đà Lạt.
D. Kon Tum.
-
Câu 19:
Cây công nghiệp lâu năm được cho là quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?
A. điều.
B. cao su.
C. cà phê.
D. chè.
-
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy tìm ra tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?
A. Quốc lộ 19.
B. Quốc lộ 26.
C. Quốc lộ 24.
D. Quốc lộ 27.
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy tìm ra tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào và Campuchia?
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Đắc Lắk.
D. Đăk Nông.
-
Câu 22:
Cây chè được cho là trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?
A. Gia Lai, Kon Tum.
B. Kon Tum, Đăk Lắk.
C. Đắc Lắk, Lâm Đồng.
D. Lâm Đồng, Gia Lai.
-
Câu 23:
Điểm nào sau đây không chính xác với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Giáp biển Đông.
B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 24:
Ngoài những kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt, đường hầm đất sét còn có góc check-in nào thu hút du khách?
A. Hồ vô cực "Nơi trái tim bắt đầu"
B. Hồ vô cực "Nơi tình yêu bắt đầu"
C. Hồ vô cực "Nơi sự sống bắt đầu"
D. tất cả đều sai
-
Câu 25:
Dinh Bảo Đại được tái hiện tại đường hầm đất sét (trong ảnh) thường được gọi với tên nào khác?
A. Dinh I
B. Dinh II
C. Dinh III
D. Dinh IV
-
Câu 26:
Công trình nào ở Đà Lạt được tái hiện tại đường hầm đất sét dưới dạng đắp nổi?
A. Thủy Tạ bên hồ Tuyền Lâm
B. Thủy Tạ bên hồ Suối Vàng
C. Thủy Tạ bên hồ Xuân Hương
D. tất cả đều sai
-
Câu 27:
Được tái hiện tại đường hầm đất sét, Thiền Viện Trúc Lâm trên thực tế nằm tại ngọn núi nào ở Đà Lạt?
A. Núi Phụng Hoàng
B. Núi Sơn Ca
C. Núi Khổng Tước
D. tất cả đều sai
-
Câu 28:
Ngoài nhà thờ Con Gà, nhà thờ nào cũng được dựng lên ở đường hầm đất sét?
A. Nhà thờ Domaine de Barie
B. Nhà thờ Domaine de Marie
C. Nhà thờ Domaine de Larie
D. Nhà thờ Domaine de Tarie
-
Câu 29:
Nhà thờ nổi tiếng nào ở Đà Lạt được thu nhỏ tại đường hầm đất sét?
A. Nhà thờ Con Gà
B. Nhà thờ Con Nai
C. Nhà thờ Con Rồng
D. Nhà thờ Con Hưu
-
Câu 30:
Được thu nhỏ tại đường hầm đất sét, kiến trúc ga Đà Lạt có chi tiết nào đáng chú ý?
A. 3 chóp nhọn tam giác ở mặt tiền tượng trưng cho núi Lang Biang hùng vĩ
B. 3 chóp nhọn tam giác ở mặt tiền tượng trưng cho 3 năm xây dựng
C. 3 chóp nhọn tam giác ở mặt tiền tượng trưng cho 3 bậc thang
D. tất cả đều sai
-
Câu 31:
Tên gọi Chư Đăng Ya có ý nghĩa gì?
A. Làng hồ
B. Núi thấp
C. Củ gừng dại
D. tất cả đều sai
-
Câu 32:
Ngoài Hàm Rồng, Gia Lai còn có ngọn núi lửa nổi tiếng nào?
A. Núi lửa Chư Đăng Ya
B. Núi lửa Krông Nô
C. Núi lửa Ko Tam
D. tất cả đều sai
-
Câu 33:
Núi Hàm Rồng cao bao nhiêu m?
A. 1.250 m
B. 1.052 m
C. 1.025 m
D. 1.075 m
-
Câu 34:
Biểu trưng (logo) tỉnh Gia Lai có hình ảnh miệng núi lửa dương nào?
A. Núi Hàm Lân
B. Núi Hàm Rồng
C. Núi Hàm Phượng
D. Núi Hàm Tân
-
Câu 35:
Thắng cảnh Biển Hồ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm nào?
A. 2008
B. 1998
C. 1988
D. 1978
-
Câu 36:
Biển Hồ còn có tên gọi nào khác?
A. Hồ Ea Snô
B. Hồ T'Nưng
C. Hồ Lắk
D. tất cả đều sai
-
Câu 37:
Nơi nào ở Gia Lai là dấu tích của miệng núi lửa âm?
A. Biển Hồ
B. Đại Hồ
C. Ngũ Hồ
D. Lục Hồ
-
Câu 38:
Buôn nào nằm giữa lòng TP Buôn Ma Thuột, còn lưu giữ những nhà dài cổ của người Ê Đê?
A. Buôn Eko Dhong
B. Buôn Oko Dhong
C. Buôn Ako Dhong
D. tất cả đều sai
-
Câu 39:
Tại TP Buôn Ma Thuột có ngôi chùa nổi tiếng nào?
A. Chùa Khải Đoan
B. Chùa Hải Đoan
C. Chùa Sải Đoan
D. tất cả đều sai
-
Câu 40:
Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, du khách có thể thăm bảo tàng nào?
A. Bảo tàng Đắk Lắk
B. Bảo tàng Thế giới cà phê
C. Cả 2 bảo tàng trên đều đúng
D. Cả 2 bảo tàng trên đều sai
-
Câu 41:
Đến buôn Jun nằm bên hồ Lắk, du khách có thể khám phá nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nào?
A. M'Nông
B. Tày
C. Chăm
D. Thái
-
Câu 42:
Tên hồ nào ở Đắk Lắk cũng đồng thời là tên một huyện của tỉnh này?
A. Hồ Lắk
B. Hồ Tuyền Lâm
C. Hồ T'Nưng
D. Hồ Xuân Hương
-
Câu 43:
Thác Drai Nur được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm nào?
A. 1991
B. 2001
C. 2011
D. 2021
-
Câu 44:
Thác Drai Nur ở Đắk Lắk là sự kết hợp giữa 2 dòng sông nào?
A. Sông Krông Ina và sông Krông Nô
B. Sông Krông Ana và sông Krông Nô
C. Sông Krông Ena và sông Krông Nô
D. tất cả đều sai
-
Câu 45:
Ngoài bún chìa, món bún nào cũng khá phổ biến ở TP Buôn Ma Thuột?
A. Bún đỏ
B. Bún xanh
C. Bún vàng
D. Bún đen
-
Câu 46:
Đến TP Buôn Ma Thuột, du khách có thể thưởng thức món bún nào sau đây?
A. Bún khìa
B. Bún chìa
C. Bún mìa
D. Bún dìa
-
Câu 47:
Ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, món bánh ướt thường được cuốn chung với nguyên liệu nào?
A. Thịt nướng...
B. Xoài băm, cải chua...
C. Tất cả những nguyên liệu trên đều đúng
D. Tất cả những nguyên liệu trên đều sai
-
Câu 48:
Đâu là món cơm đặc sản ở Đắk Lắk?
A. Cơm lam, gà nướng
B. Cơm tam, gà nướng
C. Cơm sam, gà nướng
D. tất cả đều sai
-
Câu 49:
Diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk khoảng bao nhiêu ha?
A. Hơn 303.000 ha
B. Hơn 203.000 ha
C. Gần 103.000 ha
D. Gần 10.000 ha
-
Câu 50:
Sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột của Đắk Lắk có đặc điểm gì?
A. Là cà phê nhân, chế biến từ quả tươi của cây cà phê vối...
B. Hạt cà phê màu xanh xám, mùi thơm đặc trưng, khi rang có vị đắng dịu, nhẹ...
C. Tất cả những đặc điểm trên đều đúng
D. Tất cả những đặc điểm trên đều sai