Trắc nghiệm Vận chuyển các chất trong cây Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động
B. Khuếch tán
C. Hấp thụ chủ động
D. Thẩm thấu
-
Câu 2:
Cho các thông tin sau:
(1) Bón vôi cho đất chua.
(2) Cày lật úp rạ xuống.
(3) Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn.
(4) Bón nhiều phân vô cơ.
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là
A. (1),(3),(4)
B. (1),(2),(3)
C. (1),(2),(3),(4)
D. (1),(2),(4)
-
Câu 3:
Số phát biểu không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
(1) Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
(2) Có thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự.
(3) Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
(4) Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 4:
Sự cụp, xòe của lá cây trinh nữ có liên quan mật thiết đến sức trương nước và sự di truyền của loại ion nào?
A. K+
B. Mg2+
C. Fe3+
D. Cu2+
-
Câu 5:
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
-
Câu 6:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa hô hấp và sự hấp thu nước, chất dinh dưỡng ở thực vật:
I. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm và có thể bị ngừng.
II. Sự thiếu oxi trong đất làm cho cây hô hấp yếm khí thì có thể gây nên hạn sinh lí cho cây.
III. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng của rễ cũng bị ngừng.
IV. Quá trình hô hấp còn tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng rồi đưa vào cây.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và thành tế bào.
B. Con đường qua tế bào sống.
C. Con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.
D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
-
Câu 8:
Khi nói về động lực của sự vận chuyển nước trong thân cây, có các phát biểu sau:
I. Nước muốn vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải bằng hoặc lớn hơn lực cản của trọng lực và ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn
II. Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính : áp suất rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước và các lực đẩy trung gian. Trong đó lực đẩy của quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng hơn cả
III. Các tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ không ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước trong cây
IV. Khi độ ẩm không khí càng lớn thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
B. Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống.
C. Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ.
D. Mạch rây gồm các tế bào đã chết.
-
Câu 10:
Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm
2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu
3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
-
Câu 12:
Khi nói về động lực của sự vận chuyển nước trong thân cây, có các phát biểu sau:
I. Nước muốn vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải bằng hoặc lớn hơn lực cản của trọng lực và ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn
II. Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính : áp suất rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước và các lực đẩy trung gian. Trong đó lực đẩy của quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng hơn cả
III. Các tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ không ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước trong cây
IV. Khi độ ẩm không khí càng lớn thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
B. Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống
C. Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ
D. Mạch rây gồm các tế bào đã chết
-
Câu 14:
Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?
(1) Mạch 1 được gọi là mạch rây, mạch 2 được gọi là mạch gỗ.
(2) Mạch 1 có chức năng vận chuyển nước và các phân tử hữu cơ không hòa tan.
(3) Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất khoáng.
(4) Các tế bào ở mạch 1 đều là những tế bào chết, không có màng, không có bào quan.
(5) Để thu được mủ cao su, người ta thường cắt vào loại mạch như mạch 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là gì?
A. Áp suất rễ
B. Thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
D. Sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở chóp rễ và ở lá
-
Câu 16:
Phát biểu không đúng khi nói về động lực của dòng mạch gỗ là
A. lực hút do sự thoát hơi nước ở lá.
B. chênh lệch áp suất giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
D. lực đẩy của rễ.
-
Câu 17:
Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu qua cơ quan nào?
A. Quản bào và mạch ống
B. Quản bào và ống hình rây
C. Ống hình rây và tế bào kèm
D. Mạch ống và tế bào kèm
-
Câu 18:
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là:
A. Nước và các ion khoáng
B. Amit, ion khoáng
C. Saccarôzơ và axit amin
D. Hoocmon, vitamin
-
Câu 19:
Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
-
Câu 20:
Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân đến lớp tế bào gần khí khổng.
B. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.
C. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.
D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước.
-
Câu 21:
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
- Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
- Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khí trời lạnh.
- Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
- Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Phương án đúng:
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3
D. 2, 4
-
Câu 22:
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
-
Câu 23:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường gian bào và thành tế bào.
B. Con đường tế bào sống.
C. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống.
D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
-
Câu 24:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và thành tế bào.
B. Con đường qua tế bào sống.
C. Con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.
D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
-
Câu 25:
Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp
A. Ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.
B. Ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
C. Ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.
D. Ở rễ và nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0 đến 8,5.
-
Câu 26:
Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Các quản bào và ống rây.
B. Ống rây và mạch gỗ.
C. Mạch gỗ và tế bào kèm.
D. Quản bào và mạch ống.
-
Câu 27:
Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
B. Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống.
C. Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ.
D. Mạch rây gồm các tế bào đã chết.
-
Câu 28:
Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ
A. lá → thân → củ, quả
B. rễ → thân → lá
C. củ, quả → thân → lá
D. thân → rễ → lá
-
Câu 29:
Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.
(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.
(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.
(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.
(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:
A. nước và vitamin.
B. các ion khoáng và chất hữu cơ.
C. nước và các ion khoáng.
D. nước và các chất hữu cơ.
-
Câu 31:
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động.
B. Khuếch tán.
C. Thẩm thấu.
D. Hấp thụ chủ động.
-
Câu 32:
Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?
A. Diệp lục.
B. Phicobilin.
C. Carôtênôit.
D. Xantôphin
-
Câu 33:
Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B
A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a.
B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c.
C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e.
D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.
-
Câu 34:
Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.
(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.
(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (2), (3).
-
Câu 35:
Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Nước và các ion khoáng
B. Amit và hooc môn
C. Axitamin và vitamin
D. Xitôkinin và ancaloit
-
Câu 36:
Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực đẩy ( áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
-
Câu 37:
Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
A. Lá và rễ
B. Giữa cành và lá
C. Giữa rễ và thân
D. Giữa thân và lá
-
Câu 38:
Tế bào mạch gỗ của cây gồm
A. Quản bào và tế bào nội bì.
B. Quản bào và tế bào lông hút.
C. Quản bào và mạch ống.
D. Quản bào và tế bào biểu bì.
-
Câu 39:
Xilem là một tên gọi khác của:
A. Mạch gỗ
B. Mạch rây
C. Mạch ống
D. Quản bào
-
Câu 40:
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. Từ mạch gỗ sang mạch rây
B. Từ mạch rây sang mạch gỗ
C. Qua mạch gỗ
D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
-
Câu 41:
Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do
A. Lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước và môi trường không khí bão hòa hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước và môi trường không khí bão hòa hơi nước
C. Lực đẩy của rễ, lực hút của lá
D. Môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp
-
Câu 42:
Nhờ yếu tố nào mà nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Nhờ tính liên tục của cột nước
B. Nhờ cung cấp đủ nước cho cây và chênh lệch áp suất thẩm thấu
C. Nhờ cung cấp đủ nước cho cây
D. Nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu
-
Câu 43:
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước
C. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước
-
Câu 44:
Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước
B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ
C. Lực hút của lá, do thoát hơi nước
D. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá
-
Câu 45:
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì:
A. Nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông
B. Di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên
C. Dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng vận chuyển được liên tục
D. Nước vào nhiều tạo áp suất lớn giúp thẩm thấu sang các ống bên
-
Câu 46:
Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ
C. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước
D. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch
-
Câu 47:
Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
B. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây
C. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây
D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác
-
Câu 48:
Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá xuống rễ và đến các cơ quan khác là:
A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấy giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả,…)
B. Lực đẩy của cây và lực hút của trái đất
C. Lực hút và lực liên kết tạo nên
D. Lực đẩy của của cây và lực liên kết tạo nên
-
Câu 49:
Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:
A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của gốc cây.
C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của vỏ cây.
D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
-
Câu 50:
Tế bào ống rây không có nhân tế bào. Hoạt động của tế bào ống rây chịu sự chỉ đạo của
A. tế bào kèm
B. tế bào nhu mô
C. mạch ống
D. quản bào