Trắc nghiệm Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi Công Nghệ Lớp 10
-
Câu 1:
Loại thức ăn tinh nào được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi ?
A. Vỏ quả dừa
B. Vỏ đậu
C. Bột sắn
D. Xơ dừa
-
Câu 2:
Bước thứ 4 trong quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là?
A. Ủ hay lên men.
B. Tách lọc, tinh chế.
C. Cấy chủng vi sinh vật đặc thù.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Nguyên lí ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi?
A. Ủ hay lên men thức ăn.
B. Thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
C. Cấy nấm men hay vi khẩn có giá trị dinh dưỡng thấp.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có tác dụng gì?
A. Bảo quản thức ăn tốt hơn
B. Tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn
C. Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 5:
Ứng dụng công nghệ vi sinh là gì ?
A. Lợi dụng hoạt động của vi khuẩn
B. Lợi dụng hoạt động của nấm men
C. Lợi dụng hoạt động của các loại vi sinh vật có ích.
D. Đáp án B và C
-
Câu 6:
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn từ vi sinh vật là gì?
A. Dầu mỏ
B. Khí metan
C. Phế liệu của nhà máy giấy
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Sinh khối là:
A. là khối vật chất hữu cơ do một cơ thể hay một quần thể sinh vật sản sinh ra
B. là khối vật chất vô cơ do một cơ thể hay một quần thể sinh vật sản sinh ra
C. là khối vật chất hữu cơ do một tế bào sản sinh ra
D. là khối vật chất vô cơ do một tế bào sản sinh ra
-
Câu 8:
Sau khi chế biến cấy nấm lên thì hàm lượng protein trong bột sắn sẽ được nâng lên như thế nào?
A. 1,7% lên 35%
B. 1% lên 25%
C. 1,9% lên 45%
D. 1,5% lên 30%
-
Câu 9:
Thời gian nhân đôi tế bào của lợn, gà như thế nào?
A. 0,3 đến 2 giờ
B. 2 đến 6 giờ
C. 6 đến 12 ngày
D. 24 đến 36 ngày
-
Câu 10:
Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6