Trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Phát biểu nào về hệ tuần hoàn của động vật có xương sống không phải là ĐÚNG?
A. Ở cá, máu được oxy hóa từ mang quay trở lại tim qua tâm nhĩ trái.
B. Ở động vật có vú, máu khử oxy rời khỏi tim qua động mạch phổi.
C. Ở động vật lưỡng cư, máu khử oxy đi vào tim qua tâm nhĩ phải.
D. Ở bò sát, máu ở động mạch phổi có nồng độ thấp hơn hàm lượng oxy cao hơn máu trong động mạch chủ.
-
Câu 2:
Bệnh Hageman là bệnh xuất huyết do thiếu yếu tố sau:
A. X
B. XI
C. XII
D. V
-
Câu 3:
Trước bệnh nhân có xuất huyết do giảm tiểu cầu, xét nghiệm cần thiết nhất để hướng đến chẩn đoán nguyên nhân là:
A. Thời gian chảy máu
B. Thời gian co cục máu
C. Tủy đồ
D. Thời gian Quick
-
Câu 4:
Đặc điểm mạch máu ở trẻ sơ sinh:
A. Tình trạng xuất huyết không liên quan với sự thay đổi huyết áp
B. Mạch máu dãn ra hạn chế nuôi dưỡng tế bào võng mạc gây mù khi trẻ đẻ non thở oxy liều cao kéo dài
C. Dễ bị xuất huyết do thành mạch dễ vỡ
D. Trẻ đủ tháng có các mao mạch nhỏ và số lượng ít, ít tổ chức đệm ở thành mạch
-
Câu 5:
Đâu không phải nguyên nhân kéo dài thời gian máu chảy TS?
A. Bệnh thiếu yếu tố VIII
B. Bệnh Willebrand
C. Bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu: Suy nhược tiểu cầu Glanzmann, bệnh Jean-Bernard và Soulier
D. Bệnh giảm tiểu cầu tiên phát
-
Câu 6:
Một bệnh nhân vào viện vì ban xuất huyết ở da, tiền sử có nhiều lần xuất huyết tương tự nhưng đếm số lượng tiểu cầu luôn luôn bình thường. Chẩn đoán được đặt ra là rối lọan chức năng tiểu cầu. Để xác định chẩn đoán này, xét nghiệm nào sau đây là cần thiết nhất.
A. Thời gian đông máu
B. Huyết đồ
C. Dấu dây thắt
D. Thời gian chảy máu
-
Câu 7:
Đâu không phải là biến chứng của hội chứng thận hư?
A. Cơn đau bụng do hội chứng thận hư
B. Xuất huyết do rối loạn chức năng đông máu
C. Nhiễm trùng do giảm sức đề kháng
D. Tắc mạch
-
Câu 8:
Aspirin có thể gây xuất huyết vì
A. . Làm giảm số lượng tiểu cầu
B. Làm rối loạn chức năng tiểu cầu
C. Làm thương tổn thành mạch
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 9:
Xuất huyết do rối loạn chức năng tiểu cầu gồm các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Bệnh Glanzmann.
B. Bệnh Bernard Soulier.
C. Bệnh Rendu – Osler .
D. Bệnh tiểu cầu rỗng.
-
Câu 10:
Trong xuất huyết do thành mạch thì:
A. Số lượng tiểu cầu bình thường
B. Thời gian chảy máu bình thường
C. Dấu dây thắt (+)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Nếu hình thái xuất huyết trên da chỉ dạng chấm, nốt và xuất hiện tự nhiên thường là:
A. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu
B. Xuất huyết do nguyên nhân thành mạch.
C. Xuất huyết do thiếu yếu tố I
D. Xuất huyết do thiếu yếu tố XII
-
Câu 12:
Tỷ lệ có tăng huyết áp trong viêm cầu thận mạn:
A. Trên 40%
B. Trên 50%
C. Trên 60%
D. Trên 80%
-
Câu 13:
Điều trị xoắn khuẩn Leptospira:
A. Pennicilin
B. Tetracilin
C. Cần sử dụng kết hợp thuốc trị triệu chứng: giảm sốt, giảm đâu, chống co giật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Thiếu máu có nguồn gốc ở ngoại biên gặp trong:
A. Xuất huyết cấp tính
B. Tan máu cấp tính
C. Tan máu cấp tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Túi máu nào sau đây KHÔNG thích hợp để truyền cho bệnh nhân Nguyễn Văn A, nhóm máu B
A. Túi máu nhóm O+
B. Túi máu nhóm
C. Túi máu nhóm B+
D. Túi máu nhóm AB+
-
Câu 16:
Vi khuẩn gây bệnh thấp tim là:
A. Tụ cầu.
B. Liên cầu b tan máu nhóm A.
C. Liên cầu b tan máu nhóm C.
D. Hemophilus influenzae.
-
Câu 17:
Trường hợp dịch não tủy bệnh lý trong viêm màng não mủ:
1. Màu đục hay trắng như nước vo gạo
2. Tế bào tăng nhiều đa số là đa nhân trung tính
3. Đường giảm nhiều và muộn
4. Chlore giảm sớm hơn và protein tăng
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
-
Câu 18:
Dấu hiệu nào sau đây không đúng khi nhận định qua xét nghiệm trong trường hợp bị viêm màng não mũ điển hình:
A. Đường giảm nhiều và sớm
B. Màu sắc đục hay trắng như nước vo gạo
C. Tế bào tăng đa số là lympho
D. Protein tăng
-
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp cho thời kỳ răng sữa:
A. Miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyền sang còn nhiều nên trẻ ít mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu
B. Trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng
C. Ngôn ngữ phát triển
D. Chức năng vận động phát triển nhanh
-
Câu 20:
Các tai biến do truyền máu khối lượng lớn:
A. Hạ thân nhiệt
B. Rối loạn về đông máu
C. Các rối loạn về chuyển hoá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Tế bào nào liên quan đến sự giảm số lượng tế bào gốc do rối loạn miễn dịch sau một đáp ứng miễn dịch chống virus:
A. Lympho Th
B. Lympho Tc
C. Tế bào trình diện kháng nguyên (APC)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Đích trực tiếp hoặc gián tiếp của các rối loạn miễn dịch:
A. Tủy xương
B. Gan
C. Thận
D. Tế bào máu
-
Câu 23:
Điều nào không đúng trong việc tạo sức kháng bệnh cho cơ thể thú?
A. Cho ăn uống đầy đủ, vệ sinh tốt.
B. Chăm sóc thú chu đáo.
C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể thú hợp lý.
D. Chích thuốc kháng sinh cho thú.
-
Câu 24:
Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn thể hiện tính đặc hiệu ở chỗ:
A. quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên mang tính đặc hiệu kháng nguyên và đặc hiệu loài
B. sự sản xuất lymphokin mang tính đặc hiệu với kháng nguyên
C. hình thức đáp ứng này phải có sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng
D. tác động của lymphokin lên các tế bào thực hiện mang tính đặc hiệu loài
-
Câu 25:
Hoạt tính của bổ thể có đặc điểm:
A. không có tính đặc hiệu loài nhưng có tính đặc hiệu với kháng nguyên
B. không có tính đặc hiệu với kháng nguyên nhưng có tính đặc hiệu loài
C. không có tính đặc hiệu với kháng nguyên cũng như không có tính đặc hiệu loài
D. mang tính đặc hiệu với kháng nguyên và đặc hiệu loài
-
Câu 26:
Triệu chứng tim mạch trong nhiễm độc tuyến giáp:
A. Nhịp tim chậm, đánh trống ngực, đau vùng trước tim
B. Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau vùng trước tim
C. Nhịp tim chậm, đánh trống ngực, đau vùng vai và cổ
D. Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau vùng vai và cổ
-
Câu 27:
PT kéo dài trong:
A. Thiếu Fibrinogen
B. Suy tế bào gan
C. Đông máu nội mạch rải rác
D. Đông máu nội mạch lan tỏa
-
Câu 28:
Captopril (Capoten, Lopril) là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
-
Câu 29:
Losartan, Irbesartan, Telmisartan, Valsartan là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc ức chế Angiotensin II
B. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
C. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
D. Nhóm thuốc lợi tiểu
-
Câu 30:
Lisinopril (Zestril) là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
-
Câu 31:
Quinapril (Accupril) là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
-
Câu 32:
Enalapril (Benalapril, Renitec, Ednyt) là thuốc hạ huyết áp:
A. Nhóm thuốc lợi tiểu
B. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci
C. Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm
D. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
-
Câu 33:
Các nguyên nhân có thể gây cao huyết áp:
A. Xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch
B. Béo phì, cường giáp, cường tuyến yên
C. Viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, thận đa nang
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Suy tim cấp ở trẻ em thường xảy ra sau rối loạn nhịp loại:
A. Ngoại tâm thu nhĩ kéo dài
B. Bloc nhĩ thất cấp 1
C. Ngoại tâm thu thất thưa nhưng kéo dài
D. Nhịp nhanh trên thất kéo dài
-
Câu 35:
Những nguyên nhân dưới đây thường gây suy tim cấp ở trẻ em, ngoại trừ:
A. Bệnh thấp tim
B. Thiếu vitamin B1
C. Viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp
D. Suy giáp
-
Câu 36:
Khi bị suy tim cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Tiểu ít
B. Mạch nhanh
C. Chỉ số tim-ngực <50%
D. Gan lớn đau
-
Câu 37:
Nguyên nhân ngoài tim nào dưới đây thường gây suy tim cấp ở trẻ nhỏ:
A. Viêm phế quản cấp
B. Viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp
C. Sốt xuất huyết
D. Suy giáp bẩm sinh
-
Câu 38:
Chẩn đoán suy tim cấp ở trẻ nhỏ khi có:
A. Thở nhanh, rút lõm ngực, có tiếng thổi ở tim, phù chân.
B. Khó thở, trụy mạch, nổi vân tím, tiểu ít.
C. Nổi vân tím, trụy mạch, gan lớn chắc, tiếng tim mờ.
D. Thở nhanh, mạch nhanh, gan lớn đau, chỉ số tim-ngực >55%.
-
Câu 39:
Trước một bệnh nhân sốt và có tiếng thổi ở tim, ưu tiên chúng ta:
A. Chẩn đoán một trường hợp thấp tim
B. Cần tiến hành xác định có phải viêm nội tâm mạc nhiễm khuẫn
C. Nghĩ đến một bệnh nhiễm khuẫn thông thường ở bệnh nhân có bệnh van tim
D. Không quan tâm đến tiếng thổi vì sốt cao có thể gây tiếng thổi ở tim do tăng huyết động
-
Câu 40:
Khám mạch máu khi nghe được tiếng thổi tâm thu rõ nhất gặp trong trường hợp:
A. Phình độnh mạch
B. Hẹp động mạch
C. Thông đông-tĩnh mạch
D. Suy giãn tĩnh mạch
-
Câu 41:
Có thể nghe thấy tiếng thổi tĩnh mạch trong chẩn đoán gan ở:
A. Trên mũi ức 2cm
B. Dưới rốn 2cm
C. Vùng hạ sườn phải
D. Giữa vùng rồn và mũi ức
-
Câu 42:
Có thể nghe được tiếng thổi tĩnh mạch trong chẩn đoán gan trong các trường hợp nào:
A. Hội chứng banti
B. Ung thư gan
C. Suy tim ứ huyết
D. Viêm gan
-
Câu 43:
Lâm sàng của tăng áp lực động mạch phổi nặng bao gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Sờ thấy tim đập mạnh ở mũi ức
C. Tiếng T2 mờ ở ổ van động mạch phổi
D. Có tiếng thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi
-
Câu 44:
Dấu Hardez:
A. Biểu thị dày thành trước thất trái
B. Biểu thị dày trước thất phải
C. Gặp trong tim to toàn bộ
D. Đặt ngón cái vào mũi ức, lòng ngón tay hướng về cột sống, 4 ngón còn lại đặt trên vùng mỏm tim
-
Câu 45:
Có thể nghe thấy tiếng thổi tĩnh mạch trong chẩn đoán gan ở:
A. Dưới rốn 2cm
B. Trên mũi ức 2cm
C. Vùng hạ sườn phải
D. Giữa vùng rồn và mũi ức
-
Câu 46:
Loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở một số bệnh viện tỉnh miền Trung Việt nam là:
A. Vi khuẩn tụ cầu
B. E. coli
C. P. aeruginosa
D. Klebsiella spp
-
Câu 47:
Chỉ định truyền chế phẩm khối bạch cầu hạt trong trường hợp sau:
A. Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt
B. Bệnh nhân sốt cao, giảm bạch cầu hạt
C. Số lượng bạch cầu hạt trung tính dưới 0,5x109 /L
D. Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt do suy tủy xương
-
Câu 48:
Chụp CLVT mạch máu (CTAngiography) là:
A. Chụp cắt lớp vi tính động mạch ngay sau khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch
B. Chụp CLVT động mạch sau khi tiêm thuốc cản quang vào động mạch
C. Chụp CLVT sau tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch
D. Tiến hành khi chụp động mạch không thực hiện được
-
Câu 49:
Để chụp động mạch chi dưới nghi ngờ bị bệnh lý cần phải:
A. Tiêm thuốc cản quang vào tim
B. Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch
C. Tiêm thuốc cản quang trực tiếp vào động mạch ở phía trên chỗ nghi bị tổn thương
D. Tiêm thuốc cản quang vào động mạch đùi (phương pháp Seldinger)
-
Câu 50:
Nguyên nhân gây suy tủy xương thường gặp nhất trên lâm sàng:
A. Thuốc
B. Hóa chất
C. Tổn thương vi môi trường
D. Bẩm sinh