Trắc nghiệm Từ thông – Cảm ứng điện từ Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch?
A. Dịch chuyển nam châm lại gần vòng dây.
B. Dịch chuyển nam châm ra xa vòng dây.
C. Nam châm đứng yên trong vòng dây.
D. Thay đổi diện tích vòng dây.
-
Câu 2:
Một khung dây tròn diện tích S, đặt trong từ trường đều có vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) hợp với mặt phẳng khung dây một góc a. Từ thông qua diện tích S của khung dây là
A. \(\Phi =\text{BS}\text{.}\)
B. \(\Phi =\text{BS}\cos \alpha \text{.}\)
C. \(\Phi =\text{BS}sin\alpha \text{.}\)
D. \(\Phi =\text{B}n\sin \alpha \text{.}\)
-
Câu 3:
Câu nào dưới đây nói về từ thông là không đúng?
A. Từ thông là mội đại lượng vô hướng có thể dương, âm hoặc bằng 0
B. Có thể làm cho từ thông qua diện tích giới hạn bởi một mạch điện thay đổi.
C. Khi từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch kín (C) thay đổi thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Một mạch kín (C) chuyển động trong từ trường thì trong mạch kín (C) bao giờ cũng có dòng điện cảm ứng.
-
Câu 4:
Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong một vật dẫn đặc khi
A. từ trường nơi đặt vật dẫn đặc đứng yên không đổi
B. từ trường nơi đặt vật dẫn đặc thay đổi theo thời gian.
C. vật dẫn đặc đặt nơi không có từ trường
D. từ qua cấc điện tích giới hạn bởi vật dẫn đặc không đổi.
-
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về mạch điện kín (C)?
A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch kín (C) chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.
B. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện khi mạch kín (C) quay quanh trục cố định trong vùng không có từ trường.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín (C) khi từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch kín (C) biến thiên.
D. Dòng điện cảm ứng xuất trong mạch kín (C) khi mạch kín (C) quay quanh trục cố định vuông góc với các đường sức của một từ trường đều.
-
Câu 6:
Mạch kín (C) không biến dạng nằm trong từ trường đều. Trong trường hợp nào sau đây thì trong mạch kín (C) có dòng điện cảm ứng?
A. Mạch kín (C) chuyển động tịnh tiến
B. Mạch kín (C) quay quanh trục cố định song song với các đường sức từ
C. Mạch kín (C) quay quanh trục cố định vuông góc với các đường sức từ
D. Mạch kín (C) chuyển động trong mặt phẵng vuông góc với các đường sức từ
-
Câu 7:
Mạch kín (C) không biến dạng nằm trong từ trường đều. Trong trường hợp nào sau đây thì từ thông qua mạch biến thiên?
A. Mạch kín (C) chuyển động tịnh tiến.
B. Mạch kín (C) quay quanh trục cố định song song với các đường sức từ.
C. Mạch kín (C) chuyển động trong mặt phẵng vuông góc với các đường sức từ.
D. Mạch kín (C) quay quanh trục cố định vuông góc với các đường sức từ.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều từ trường ban đầu đã sinh ra nó.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung luôn song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung luôn vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.
C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
-
Câu 11:
Chọn câu sai: Từ thông qua mặt S đặt trong từ trường phụ thuộc
A. độ nghiêng của mặt S so với cảm ứng từ B
B. độ lớn của chu vi của đường giới hạn mặt S
C. độ lớn của cảm ứng từ
D. độ lớn của diện tích mặt S
-
Câu 12:
Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào hiện tượng
A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện
B. cảm ứng điện từ
C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện
-
Câu 13:
Chọn câu sai.
A. Khi đặt diện tích S vuông góc với các đường sức từ, nếu S càng lớn thì từ thông có giá trị càng lớn.
B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb).
C. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường lớn hay bé
D. Từ thông là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng 0.
-
Câu 14:
Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô xuất hiện không đáng kể trong
A. Quạt điện
B. Đèn dây tóc
C. Mô tơ điện
D. Bếp từ
-
Câu 15:
Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô sẽ xuất hiện đáng kể trong
A. Bàn ủi điện
B. Bếp điện
C. Quạt điện
D. Bình acqui
-
Câu 16:
Muốn làm giảm hao phí do toả nhiệt của dòng điện Fucô gây trên khối kim loại, người ta thường
A. tìm cách tăng điện trở của khối kim loại
B. tìm cách tăng độ dẫn điện của khối kim loại.
C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong
D. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fucô
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng
C. Dòng điện Fucô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.
D. Dòng điện Fucô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời toả nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên.
-
Câu 18:
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên
A. hiện tượng cực dương tan
B. hiện tượng cảm ứng điện từ
C. hiện tượng điện phân.
D. hiện tượng phóng tia lửa điện.
-
Câu 19:
Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T).
B. Ampe (A).
C. Vêbe (Wb)
D. Vôn (V)
-
Câu 20:
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích S tính theo công thức
A. \(Φ = B.S.sinα\)
B. \(Φ = B.S.cosα\)
C. \(Φ = B.S.tanα\)
D. \(Φ = B.S\)
-
Câu 21:
Định luật Len-xơ là hệ quả của định luật bảo toàn
A. điện tích
B. động năng.
C. động lượng
D. năng lượng
-
Câu 22:
Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 23:
Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. trong mạch có một nguồn điện
B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều
C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều.
D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian.