Trắc nghiệm Truyền tin qua xináp Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là
A. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp.
B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.
C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin.
D. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp.
-
Câu 2:
Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
D. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
-
Câu 3:
Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp.
B. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp.
C. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp.
-
Câu 4:
Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp là
A. tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hóa học hoạt động.
B. xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hóa học.
C. tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.
D. kích thích gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xináp và vỡ ra.
-
Câu 5:
Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
A. dịch mô.
B. dịch tế bào.
C. màng trước xináp.
D. khe xináp.
-
Câu 6:
Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là
A. axêtincôlin và đôpamin.
B. axêtincôlin và serôtônin.
C. serôtônin và norađrênalin.
D. axêtincôlin và norađrênalin.
-
Câu 7:
Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp.
B. chùy xináp.
C. màng sau xináp.
D. khe xináp.
-
Câu 8:
Xináp là
A. nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
B. nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với vợi nhánh của nơron khác.
C. nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.
D. nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.