Trắc nghiệm Trung Quốc Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu
A. tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B. tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
C. tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc.
D. đánh đuổi đế quốc khỏi đất nước Trung Quốc.
-
Câu 2:
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ đầu tiên tại
A. Sơn Đông
B. Trực Lệ
C. Sơn Tây
D. Vân Nam
-
Câu 3:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. Không dựa vào lực lượng nhân dân.
B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.
-
Câu 4:
Vị vua nào đã ủng hộ cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc?
A. Khang Hi.
B. Càn Long.
C. Quang Tự.
D. Vĩnh Khang.
-
Câu 5:
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra tại
A. Kim Điền (Quảng Tây).
B. Dương Tử (Quảng Đông).
C. Mãn Châu (vùng Đông Bắc).
D. Nam Kinh (Quảng Đông).
-
Câu 6:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là
A. Trần Thắng.
B. Ngô Quảng.
C. Hồng Tú Toàn.
D. Chu Nguyên Chương.
-
Câu 7:
Chiến tranh thuốc phiện năm 1840 – 1842 là cuộc chiến tranh giữa
A. Pháp và Trung Quốc.
B. Anh và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp.
D. Đức và Trung Quốc.
-
Câu 8:
Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ
A. Đầu thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX.
D. Đầu thế kỉ XX.
-
Câu 9:
Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước
A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. Thuộc địa, nửa phong kiến.
C. Phong kiến quân phiệt.
D. Phong kiến độc lập.
-
Câu 10:
Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?
A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước.
B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản.
C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh.
D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ.
-
Câu 11:
Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành
A. “sân sau” của các nước đế quốc.
B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc.
C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển.
D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
-
Câu 12:
Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Vô sản.
B. Phong kiến.
C. Tự do dân chủ.
D. Dân chủ tư sản.
-
Câu 13:
Hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B. Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
C. Vũ khí chiến đấu thô sơ.
D. Chưa có sự liên kết thành một phong trào chung.
-
Câu 14:
Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là
A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh).
B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng.
C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước.
-
Câu 15:
Sự kiện nổi bật nhất của phong trào Nghĩa Hoà đoàn là
A. đánh chiếm Tử Cấm Thành.
B. tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
C. lật đổ triều đình Mãn Thanh.
D. kí điều ước Tân Sửu.
-
Câu 16:
Thực dân Anh dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, siết đạo.
B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng.
C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh.
D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh.
-
Câu 17:
Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc.
B. Nổi dậy đấu tranh.
C. Thỏa hiệp với đế quốc.
D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.
-
Câu 18:
Tư tưởng của Tôn Trung Sơn trong học thuyết Tam dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến con đường đấu tranh của nhà yêu nước Việt Nam nào đầu thế kỉ XX?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Tất Thành.
-
Câu 19:
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Duy Tân hội.
B. Việt Nam Quang Phục Hội.
C. Đông Kinh nghĩa thục.
D. Việt Nam Đồng minh hội.
-
Câu 20:
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?
A. Nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
B. Quần chúng nhân dân với chính quyền Mãn Thanh.
C. Giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
-
Câu 21:
Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.
B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
C. Chưa kết hợp cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
D. Chỉ phát triển trong một bộ phận giai cấp và tầng lớp nhất định.
-
Câu 22:
Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và khôn tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa phong kiến.
-
Câu 23:
Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?
A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển.
B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.
D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
-
Câu 24:
Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là
A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
-
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là
A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
B. Một số người lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù.
C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.
D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.
-
Câu 26:
Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là:
A. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ.
C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
D. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền.
-
Câu 27:
Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?
A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp.
B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến.
C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động.
D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
-
Câu 28:
Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của tầng lớp sĩ phu tiến bộ.
B. Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
C. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
D. Đều có sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến.
-
Câu 29:
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
A. Phương pháp đấu tranh.
B. Kẻ thù.
C. Kết quả.
D. Lực lượng tham gia.
-
Câu 30:
Đâu là điểm giống giữa cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868)?
A. Hoàn cảnh.
B. Người tiến hành cải cách.
C. Tính chất.
D. Kết quả.
-
Câu 31:
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
A. Phe cải cách không nắm được thực quyền.
B. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc.
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt.
D. Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng.
-
Câu 32:
Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là
A. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng tư sản kiểu mới.
-
Câu 33:
Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
B. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
D. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-
Câu 34:
Chính sách tiến bộ nhất của chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) là
A. Thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ.
B. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
-
Câu 35:
Theo anh (chị), bản chất của sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh là gì?
A. Nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước về giao thông đường sắt.
B. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, hành động bán rẻ quyền lợi dân tộc.
C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đế quốc để phát triển giao thông đường sắt.
D. Trao quyền khai thác và sử dụng các tuyến đường sắt cho tư nhân Trung Quốc.
-
Câu 36:
Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Đồng minh hội là gì?
A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp.
B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến.
C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động
D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
-
Câu 37:
Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
A. Đánh đổ Mãn Thanh.
B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc.
C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc.
D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruông đất cho dân cày.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
C. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân chủ, dân tộc của nhân dân Trung Quốc.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 39:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc.
C. Có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
-
Câu 40:
Chủ nghĩa dân sinh trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung cụ thể là
A. “Chính trị ước pháp”.
B. “Bình quân địa quyền”.
C. “Kiến lập dân quốc”.
D. “Nam nữ bình quyền”.
-
Câu 41:
Chủ nghĩa dân tộc trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung nào?
A. Đánh đổ vương triều Mãn Thanh, giành độc lập cho Trung Quốc.
B. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, khôi phục đất nước Trung Hoa.
C. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc.
D. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Câu 42:
Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) là
A. Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ.
B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.
D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé.
-
Câu 43:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. Không dựa vào lực lượng nhân dân.
B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.
-
Câu 44:
Mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. Nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
B. Quần chúng nhân dân với chính quyền Mãn Thanh.
C. Giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
-
Câu 45:
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian phù hợp:
(1) Khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi.
(2) Trung Quốc đồng minh hội thành lập, đề xướng học thuyết Tam dân.
(3) Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện.
(4) Cuộc vận động Duy Tân.
A. 4, 3, 2, 1.
B. 4, 2, 1, 3.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 3, 4, 2, 1.
-
Câu 46:
Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 trên thực tế đã chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh bị cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
-
Câu 47:
Lãnh tụ Tôn Trung Sơn chủ trương đấu tranh theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Nền cộng hòa.
-
Câu 48:
Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?
A. Quốc dân Đảng Trung Quốc.
B. Trung Quốc đồng minh hội.
C. Đảng xã hội dân chủ.
D. Đảng quốc dân đại hội.
-
Câu 49:
Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Khang Hữu Vi.
B. Mao Trạch Đông.
C. Tưởng Giới Thạch.
D. Tôn Trung Sơn.
-
Câu 50:
Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911).
B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912).
C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911).
D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911).