Trắc nghiệm Tính tương đối của chuyển động - Công thức tính vận tốc Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
A. Tàu N chạy tàu H dứng yên
B. Cả 2 tàu đều chạy
C. Tàu H chạy tàu N đứng yên
D. Các kết luận trên đều không đúng
-
Câu 2:
Chọn câu đúng, đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy:
A. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất
B. Mặt trời đứng yên, trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất.
C. Mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay quanh mặt trời
D. Mặt trời và mặt đất đứng yên, mặt trăng quay quanh trái đất
-
Câu 3:
Cho ba vật bất kỳ được ký hiệu (1); (2); (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc có thể viết được phương trình nào kể sau?
A. \({\overrightarrow v _{13}} = {\overrightarrow v _{12}} + {\overrightarrow v _{23}}\)
B. \({\overrightarrow v _{12}} = {\overrightarrow v _{13}} + {\overrightarrow v _{32}}\)
C. \({\overrightarrow v _{23}} = {\overrightarrow v _{21}} + {\overrightarrow v _{13}}\)
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 4:
Xét một chiếc thuyền trên dòng sông. Gọi: Vận tốc của thuyền so với bờ là v21 ; Vận tốc của nước so với bờ là v31 ; Vận tốc của thuyền so với nước là v23. Như vậy:
A. v21 là vận tốc tương đối
B. v21 là vận tốc kéo theo
C. v31 là vận tốc tuyệt đối
D. v23 là vận tốc tương đối
-
Câu 5:
Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đi trên hai đường tàu trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn
C. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên
D. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau
-
Câu 6:
Chọn phát biểu sai:
A. Vận tốc của chất điểm phụ thuộc vào hệ qui chiếu
B. Trong các hệ qui chiếu khác nhau thì vị trí của cùng một vật là khác nhau
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc hệ qui chiếu
-
Câu 7:
Một hành khách ngồi trong xe A, nhìn qua cửa sổ thấy xe B bên cạnh và sân ga đều chuyển động như nhau. Như vậy xe A
A. đứng yên, xe B chuyển động
B. chạy, xe B đứng yên
C. và xe B chạy cùng chiều
D. và xe B chạy ngược chiều
-
Câu 8:
Một người đứng ở Trái Đất sẽ thấy
A. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời quay quanh Trái Đất
-
Câu 9:
Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng đứng yên và Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trời và Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
-
Câu 10:
Một hành khách ngồi trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Nếu lấy vật mốc là nhà ga thì
A. Cả hai tàu đều đứng yên.
B. Tàu B đứng yên, tàu A chạy.
C. Tàu A đứng yên, tàu B chạy
D. Cả hai tàu đều chạy.
-
Câu 11:
Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
-
Câu 12:
Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của chiếc xe ôtô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát trong các hệ qui chiếu khác nhau.
B. Vì chuyển động của ôtô không ổn định, lúc đứng yên, lúc chuyển động.
C. Vì chuyển động của ôtô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề.
D. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
-
Câu 13:
Khi khảo sát đồng thời chuyển động của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo, vận tốc và gia tốc của vật đó giống nhau hay khác nhau?
A. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau.
B. Quỹ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau.
C. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau.
D. Quỹ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau.