Trắc nghiệm Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu tạm lắng xuống.
B. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh và các Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
D. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh lan rộng ở nhiều nước.
-
Câu 2:
Tình hình chung của phong trào công nhân ở các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929 là?
A. Tiếp tục phát triển mạnh.
B. Tạm thời lắng xuống nhưng vẫn duy trì.
C. Chỉ phát triển ở vùng Đông Âu.
D. Tạm lắng xuống vì sự đàn áp của giai cấp tư sản.
-
Câu 3:
Đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1918 – 1923 ở Châu Âu là?
A. Chỉ đòi hỏi yêu sách về kinh tế.
B. Có tính quần chúng rộng lớn, tính tích cực về chính trị.
C. Có tính tích cực về chính trị.
D. Có tính xã hội sâu sắc.
-
Câu 4:
Tình hình chung của các nước tư bản trong những năm 1924 – 1929 là?
A. Ổn định về chính trị nhưng không phát triển về kinh tế.
B. Phát triển mạnh về kinh tế nhưng tình hình chính trị không ổn định.
C. Ổn định về chính trị và phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế.
D. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế có phát triển nhưng chậm.
-
Câu 5:
Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa trong thực trạng kinh tế như thế nào?
A. Ổn định và phát triển.
B. Tương đối ổn định.
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng .
D. Phát triển nhanh chóng.
-
Câu 6:
Theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào thu được nhiều lợi ích?
A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.
-
Câu 7:
Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên Hiệp Quốc.
C. Khối thị trường chung Châu Âu.
D. Hội đồng giám sát.
-
Câu 8:
Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là?
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Trật tự đa cực.
C. Hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
D. Hệ thống Pa-ri – Pốt-xđam.
-
Câu 9:
Người đứng đầu chính phủ mặt trận nhân dân pháp 1936 là?
A. Léon Blum
B. Charles de Gaulle
C. Adolphe Thiers
D. Clément Armand Fallières
-
Câu 10:
Tháng 2/ 1936 xảy ra sự kiện gì ở Tây Ban Nha?
A. Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.
B. Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
C. Đảng Cộng sản tan rã
D. Phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản.
-
Câu 11:
Tháng 5/ 1936 sự kiện gì đã xảy ra ở Pháp?
A. Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít
B. Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.
C. Tại đại hội Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít.
D. Quốc tế Cộng sản tan rã
-
Câu 12:
Trong bối cảnh khủng hoảng Đức – Italia - Nhật Bản đã có hành động gì?
A. Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B. Chuẩn bị lực lượng chiến tranh
C. Chạy đua vũ trang
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 13:
Trong bối cảnh khủng hoảng Mĩ – Anh – Pháp đã làm gì để khôi phục lại nền kinh tế?
A. Tiến hành cải cách kinh tế
B. Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
C. Bắt các nước thua trận đóng chiến phí gấp nhiều lần so với quy định.
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. Thi hành “Chính sách mới” của Mĩ.
-
Câu 14:
Các nhà tư bản lựa chọn giải pháp nào để xử lý hàng dư thừa?
A. Bán với giá lỗ
B. Bán nữa giá
C. Đốt hàng, tiêu hủy
D. A và C là đáp án đúng
-
Câu 15:
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Mĩ kéo dài trong vòng bao nhiêu năm?
A. 5 năm
B. 6 năm
C. 7 năm
D. 8 năm
-
Câu 16:
Pháp kết thúc khủng hoảng kinh tế vào năm nào?
A. 1936
B. 1937
C. 1938
D. 1939
-
Câu 17:
Pháp bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế từ thời gian nào?
A. 1928
B. 1929
C. 1930
D. 1931
-
Câu 18:
Sản lượng ô tô của Mỹ giảm bao nhiêu phần trăm trong cuộc khủng hoảng 1929 so với thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. 70%
B. 80%
C. 90%
D. 95%
-
Câu 19:
Sản lượng thép của Mỹ giảm bao nhiêu phần trăm so với thời kì sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. 65%
B. 75%
C. 85%
D. 95%
-
Câu 20:
Sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm bao nhiêu phần trăm so với kinh tế sau thế chiến thứ nhất?
A. 45%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
-
Câu 21:
Cuộc khủng hoảng năm 1929 phản ánh chính xác điều gì nổi cộm tại thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc
B. Những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản
C. Bản chất của hệ thống tư bản chủ nghĩa
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 22:
Cuộc khủng hoảng năm 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng thừa
B. Khủng hoảng thiếu
C. Khủng hoảng dầu mỏ
D. Khủng hoảng tài chính
-
Câu 23:
Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924, cuộc khủng hoảng năm 1929 được xem là cuộc khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng thừa
B. Khủng hoảng thiếu
C. Khủng hoảng dầu
D. Khủng hoảng tài chính
-
Câu 24:
Vì sao Mĩ, Anh, Pháp tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn?
A. Vì không đi theo con đường phát xít để khôi phục kinh tế
B. Vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa.
C. Vì hệ thống mang nhiều lợi ích cho 3 nước
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 25:
Các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn cách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa để khôi phục kinh tế là vì?
A. Có nhiều thuộc địa
B. Thị trường rộng lớn
C. Tài sản còn nhờ chiến phí
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 26:
Các nước Đức, Italia, Nhật Bản chọn đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đối phó với khủng hoảng là vì?
A. Không có hoặc quá ít thuộc địa
B. Phát xít là con đường nhanh nhất khôi phục kinh tế
C. Chinh phục giấc mơ làm bá chủ thế giới
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 27:
Hậu quả tiềm tàng nhất mà khủng hoảng kinh tế năm 1929 để lại là?
A. Kinh tế suy thoái
B. Hàng trăm triệu người thất nghiệp
C. Phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
-
Câu 28:
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã để lại kết quả gì cho nền kinh tế của các nước bị ảnh hưởng?
A. Kinh tế suy thoái nghiêm trọng
B. Hàng trăm triệu người thất nghiệp
C. Phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
D. A,B,C đều đúng
-
Câu 29:
Cuộc khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ tại đâu?
A. Mĩ
B. Anh
C. Pháp
D. Đức
-
Câu 30:
Cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ vào thời gian nào?
A. Tháng 10/1928
B. Tháng 11/1929
C. Tháng 12/1929
D. Tháng 10/1929
-
Câu 31:
Hậu quả của việc sản xuất ồ ạt, cung vượt cầu những năm 1929 là?
A. Lạm phát
B. Kinh tế đi xuống
C. Các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 32:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929?
A. Lạm phát
B. Sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ
C. Cung vượt cầu
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 33:
Sau chiến tranh thứ nhất, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng và kết thúc vào năm nào?
A. Năm 1911
B. Năm 1922
C. Năm 1933
D. Năm 1944
-
Câu 34:
Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Năm 1927
B. Năm 1928
C. Năm 1929
D. Năm 1930
-
Câu 35:
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của Quốc tế Cộng Sản?
A. Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
B. Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
C. Quốc tế Cộng sản không cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa
D. A và B đúng
-
Câu 36:
Nguyên nhân chủ quan nào khiến Quốc tế Cộng sản tan rã?
A. Moskva không xen vào vấn đề riêng của các nước khác.
B. Các đảng Cộng sản của các nước xử sự theo quyền lợi của công dân nước mình chứ không phải theo lệnh từ bên ngoài
C. Do sự nhượng bộ của Stalin đối với đồng minh phương Tây, Hoa Kỳ và Anh, do Liên Xô cần sự giúp đỡ để chống lại cuộc tấn công của Adolf Hitler.
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 37:
Nguyên nhân khác quan nào làm Quốc tế Cộng sản tan rã?
A. Do tình hình thế giới thay đổi
B. Do các nước mâu thuẫn với nhau
C. Sự thành lập của một phong trào cách mạng mới
D. Tất cả đều sai
-
Câu 38:
Quốc tế Cộng sản tan rã vào thời gian nào?
A. Năm 1942
B. Năm 1943
C. Năm 1944
D. Năm 1945
-
Câu 39:
"Thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh" là mục tiêu của đại hội lần thứ mấy của Quốc tế Cộng Sản?
A. Tại đại hội VI
B. Tại đại hội VII
C. Tại đại hội VIII
D. Tại đại hội X
-
Câu 40:
Tại đại hội lần thứ mấy Quốc tế Cộng sản đã "chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh...."?
A. Tại đại hội II
B. Tại đại hội VII
C. Tại đại hội VIII
D. Tại đại hội X
-
Câu 41:
Đại hội lần II của Quốc tế Cộng sản được tổ chức vào thời gian nào?
A. 1919
B. 1920
C. 1921
D. 1922
-
Câu 42:
Tại đại hội lần thứ mấy, Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 43:
“Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do ai khởi thảo?
A. Lê nin
B. Phi-đen Cát-xtơ-rô
C. Các Mác
D. Stalin
-
Câu 44:
Quốc tế Cộng sản trãi qua bao niêu năm để thống nhất đường lối cách mạng phương hướng phát triển?
A. 22 năm
B. 23 năm
C. 24 năm
D. 25 năm
-
Câu 45:
Quốc tế Cộng sản kết thúc 7 lần đại hội vào năm nào?
A. 1942
B. 1943
C. 1944
D. 1945
-
Câu 46:
Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội từ năm nào?
A. Từ năm 1919
B. Từ năm 1920
C. Từ năm 1921
D. Từ năm 1922
-
Câu 47:
Kể từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành bao nhiêu lần đại hội?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 48:
Quốc tế Cộng sản được ra đời vào tháng mấy?
A. Tháng 3/1919
B. Tháng 4/1919
C. Tháng 5/1919
D. Tháng 6/1919
-
Câu 49:
Đâu là yếu tố quyết định thành lập của Quốc tế Cộng sản?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của nhà nước Xô viết.
B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ)
D. Nỗ lực của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế.
-
Câu 50:
Điều kiện nào đã tạo nên tiền để cho Quốc tế Cộng sản ra đời?
A. Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ)
B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của nhà nước Xô viết.
D. Tất cả đáp án đều đúng