Trắc nghiệm Tính chất của kim loại và Dãy điện hóa của kim loại Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Hòa tan hoàn toàn 1,66 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 2,688 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 9,22
B. 9,10
C. 9,16
D. 7,86
-
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 9,72 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,045 mol khí N2O duy nhất và dung dịch chứa 64,44 gam muối. Kim loại M là
A. Mg
B. Ca
C. Zn
D. Al
-
Câu 3:
Cho 11,52 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 : 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của a là
A. 0,28
B. 0,12
C. 0,36
D. 0,09
-
Câu 4:
Cho 4,8 gam kim loại M vào dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là.
A. Mg
B. Fe
C. Zn
D. Ca
-
Câu 5:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 trong dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng thu được 4,032 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 3,78
B. 10,20
C. 3,06
D. 7,65
-
Câu 6:
Cho 9,96 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được lượng muối khan là
A. 33,48 gam
B. 56,04 gam
C. 33,00 gam
D. 57,00 gam
-
Câu 7:
Cho 5,8 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,032 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 20,52
B. 18,58
C. 24,03
D. 16,02
-
Câu 8:
Hòa tan hết 9,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Al trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,36 mol khí H2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,84 gam X trong khí Cl2 (dư), thu được 37,53 gam rắn Y. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 45,5%
B. 51,2%
C. 43,9%
D. 34,1%
-
Câu 9:
Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng Cu trong X là
A. 6,4 gam
B. 11,2 gam
C. 12,8 gam
D. 3,2 gam
-
Câu 10:
Đốt cháy hỗn hợp X chứa 0,2 mol Fe và 0,08 mol Al trong V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được 24,55 gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hoàn toàn 24,55 gam Y cần dùng 300 ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 4,032
B. 4,480
C. 5,600
D. 5,376
-
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,24 gam bột Al và 4,48 gam bột Fe trong khí Cl2 (dùng dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 29,02
B. 25,96
C. 24,76
D. 28,12
-
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 12,48 gam kim loại M trong khí Cl2 dư, thu được 38,04 gam muối. Kim loại M là
A. Fe
B. Mg
C. Al
D. Cr
-
Câu 13:
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm hai kim loại. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cho Z vào dung dịch HCl loãng, dư không thấy khí thoát ra.
B. Dung dịch Y chứa tối đa ba loại ion.
C. Lượng Mg trong X đã phản ứng hết.
D. Dung dịch Y chứa tối thiểu hai muối.
-
Câu 14:
Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2FeCl3 + 2NaI → 2FeCl2 + 2NaCl + I2.
B. Na2SO4 + 2HCl → 2NaCl + H2SO4.
C. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
D. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag.
-
Câu 15:
Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều thu được dung dịch B chứa hai chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1, nung nóng được hỗn hợp rắn Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Y chứa tối đa
A. 3 đơn chất
B. 1 đơn chất và 2 hợp chất.
C. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
D. 2 đơn chất và 2 hợp chất.
-
Câu 16:
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm AlCl3, CuCl2, MgCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y thu được chất rắn Z. Cho luồng khí H2 dư qua Z (nung nóng) thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Trong T có chứa:
A. Hai hợp chất và hai đơn chất.
B. Một hợp chất và hai đơn chất.
C. Ba đơn chất.
D. Một hợp chất và một đơn chất.
-
Câu 17:
Lượng dư dung dịch nào sau đây: (1) NaOH; (2) HCl, (3) AgNO3; (4) Fe(NO3)3 làm sạch được Ag có lẫn Al, Zn?
A. (1) hoặc (2) hoặc (3) hoặc (4).
B. Chỉ (3).
C. Chỉ (1).
D. Chỉ (2).
-
Câu 18:
Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm 3 kim loại và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn gồm:
A. Fe2O3, Al2O3.
B. Fe2O3.
C. Fe2O3, CuO.
D. CuO
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, tất cả kim loại đều ở trạng thái rắn.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Trong các hợp chất, các kim loại chỉ có một mức oxi hóa duy nhất.
D. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
-
Câu 20:
X và Y là kim loại trong các kim loại sau: Fe, Ag, Cu, Al, Mg, Ca, Zn.
- X tan trong dung dịch HCl; dung dịch HNO3 đặc, nguội; dung dịch NaOH nhưng không tan trong H2O.
- Y không tan trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch AgNO3 và dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Hai kim loại X và Y là:
A. Al và Cu
B. Ca và Fe
C. Ca và Ag
D. Zn và Cu
-
Câu 21:
Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 22:
Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho Al vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
B. Cho Cu vào lượng dư dung dịch NaNO3 và NaHSO4.
C. Cho Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
D. Cho Ag vào dung dịch Fe(NO3)3.
-
Câu 23:
Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
C. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2.
D. 4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2.
-
Câu 24:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư.
B. Hỗn hợp chứa Na và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.
C. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.
D. Cho BaO dung dịch CuSO4, thu được hai loại kết tủa.
-
Câu 25:
Dãy các kim loại đều tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo kết tủa là
A. Cu, Ag, Zn.
B. Al, Ba, Mg.
C. Al, Cu, Na.
D. Fe, Zn, Ag.
-
Câu 26:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Rắc bột lưu huỳnh lên thủy ngân.
B. Cho bột Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
D. Cho dung dịch H2SO4 loãng, dư vào dung dịch Na2CrO4.
-
Câu 27:
Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:
A. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.
B. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
C. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HNO3.
D. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
-
Câu 28:
Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 29:
Cho lần lượt các kim loại: Ba, Mg, Fe, Cu, Na vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
B. Cho bột Al vào dung dịch H2SO4 (đặc, nguội).
C. Cho bột Al tiếp khí với Cl2.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
-
Câu 31:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội.
Vậy X, Y, Z lần lượt là:
A. Fe, Mg, Zn.
B. Fe, Mg, Al .
C. Zn, Mg, Al.
D. Fe, Al, Mg
-
Câu 32:
Cho bột Al đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion kim loại bị khử lần lượt là:
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.
B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.
-
Câu 33:
Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây?
A. Ni(NO3)2.
B. AgNO3.
C. Fe(NO3)3.
D. Cu(NO3)2.
-
Câu 34:
Cho các ion sau: Fe3+, Ag+, Cu2+, Zn2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe3+.
B. Cu2+.
C. Ag+.
D. Zn2+.
-
Câu 35:
Cho các dung dịch X1: HCl; X2: KNO3; X3: HCl + KNO3; X4: Fe2(SO4)3. Các dung dịch có thể hòa tan được bột đồng là
A. X3, X4.
B. X1, X2, X3, X4.
C. X3, X2.
D. X1, X4, X2.
-
Câu 36:
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. AgNO3 và Zn(NO3)2.
B. Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
D. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.
-
Câu 37:
Cho hỗn hợp gồm Zn và Al vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được kết tủa. Cho rắn Y vào dung dịch HCl loãng, thấy khí không màu thoát ra. Dung dịch X chứa các chất tan là
A. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
B. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
C. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.
D. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3.
-
Câu 38:
Dãy các ion được sắp xếp theo tính oxi hóa tăng dần là
A. Ag+ < Fe3+ < Fe2+ < Cu2+.
B. Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+.
C. Fe2+ < Cu2+ < Ag+ < Fe3+.
D. Cu2+ < Fe2+ < Fe3+ < Ag+.
-
Câu 39:
Cho phản ứng sau: Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+. Nhận định đúng là?
A. Tính khử của Cu mạnh hơn của Fe2+.
B. Tính oxi hóa của ion Fe2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Cu2+.
C. Kim loại Cu đẩy được Fe ra khỏi muối.
D. Tính oxi hóa của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Fe3+.
-
Câu 40:
Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch?
A. Fe + ZnCl2
B. Mg + NaCl
C. Fe + Cu(NO3)2
D. Al + MgSO4
-
Câu 41:
Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó nhúng thanh Fe vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
-
Câu 42:
Cho bột Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.
B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.
-
Câu 43:
Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Ag
B. Fe
C. Cu
D. Mg
-
Câu 44:
Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự oxi hoá giảm dần từ trái sang phải là:
A. Al3+, Cu2+, K+.
B. K+, Al3+, Cu2+.
C. Cu2+, Al3+, K+.
D. K+, Cu2+, Al3+.
-
Câu 45:
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội; vừa phản ứng với dung dịch Fe2(SO4)3?
A. Ag
B. Fe
C. Cu
D. Cr
-
Câu 46:
Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe3+, Zn2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+.
B. Cu2+.
C. Fe3+.
D. Zn2+.
-
Câu 47:
Kim loại Cu có thể khử được ion kim loại nào sau đây thành kim loại?
A. Fe3+.
B. Ag+.
C. Ni2+.
D. Fe2+.
-
Câu 48:
Kim loại nào sau đây có khả năng khử ion Fe3+ trong dung dịch thành Fe?
A. Cu
B. Ni
C. Mg
D. Na
-
Câu 49:
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH
B. Ag
C. BaCl2
D. Fe
-
Câu 50:
Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.