Trắc nghiệm Tính chất của kim loại và Dãy điện hóa của kim loại Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Phương pháp điện phân có thể điều chế được:
A. Kim loại có tính khử mạnh
B. Kim loại có tính khử trung bình và yếu
C. Kim loại đứng trước Al
D. Tất cả kim loại.
-
Câu 2:
Trong số 5 kim loại Cu, Al, Ag, Cr. Nhận định nào sau đây không đúng
A. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu
C. Kim loại không phản ứng với O2 là Ag
D. Kim loại có độ cứng cao nhất là Cr
-
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh nhưng yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì.
(2) Al là kim loại lưỡng tính.
(3) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Các đại lượng vật lí (tonc, tos, d) của kim loại kiềm biến đổi theo một qui luật nhất định khi điện tích hạt nhân tăng.
(5) Kim loại kiềm có tính khử mạnh do nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng ít.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (4)
B. (3), (5)
C. (3), (4)
D. (1), (2)
-
Câu 4:
Kim loại nào sau đây không tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường?
A. Natri
B. Thuỷ ngân
C. Nhôm
D. Sắt
-
Câu 5:
Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ graphit, phản ứng nào sau đây xảy ra ở anot?
A. phân tử nước bị oxi hoá
B. ion Cu2+ bị khử
C. phân tử nước bị khử
D. ion Cu2+ bị oxi hoá
-
Câu 6:
Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, quá trình nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)
A. ion Cl- bị oxi hóa
B. ion Cl- bị khử
C. ion K+ bị khử
D. ion K+ bị oxi hoá
-
Câu 7:
Kim loại nào sau đây không bị thụ động hóa với dung dịch axit sunfuric đặc nguội?
A. Al
B. Cu
C. Cr
D. Fe
-
Câu 8:
Các kim loại Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. Dung dịch HNO3 loãng.
D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
-
Câu 9:
Bạc là kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức là vì
A. Kim loại sáng, đẹp
B. Không bị oxi hóa
C. Tốt cho sức khỏe con người
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 10:
Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 là
A. Fe
B. Cu
C. Ag
D. Al
-
Câu 11:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. \(CaO{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\;\mathop \to \limits^{t^\circ } CaC{O_3}\)
B. \(Ca{\left( {OH} \right)_2}\; + {\rm{ }}C{O_2}\; \to {\rm{ }}CaC{O_3}\; + {\rm{ }}{H_2}O\)
C. \(CaC{l_2}\; + {\rm{ }}MgC{O_3}\; \to {\rm{ }}CaC{O_3}\; + {\rm{ }}MgC{l_2}\)
D. \(CaO{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2}\)
-
Câu 12:
Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Mg.
B. Be, Mg, Ca.
C. Li, Na, Ca.
D. Li, Na, K.
-
Câu 13:
Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng nhất là Cr.
B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
-
Câu 14:
Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại : vàng , bạc , đồng , nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Đồng
B. Vàng.
C. Bạc
D. Nhôm
-
Câu 15:
Trong số các kim loại: nhôm, bạc, sắt, đồng, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
A. Nhôm
B. Bạc
C. Sắt
D. Đồng
-
Câu 16:
Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim.
B. Tính dẻo .
C. Tính dẫn điện.
D. Tính cứng.
-
Câu 17:
Cho dãy kim loại sau : Li, Ag, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong các kim loại trên là
A. Cr
B. Ag
C. Li
D. Al
-
Câu 18:
So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn
B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn
C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học
D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học
-
Câu 19:
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
A. \(\;1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)
B. \(\;1{s^2}2{s^2}2{p^3}\)
C. \(\;1{s^2}2{s^2}2{p^5}\)
D. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}\)
-
Câu 20:
Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là:
A. Cho 1 lá đồng vào dung dịch
B. Cho 1 lá sắt vào dung dịch
C. Cho 1 lá nhôm vào dung dịch
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hòa tan tủa vào dung dịch H2SO4 loãng.
-
Câu 21:
Chất nào cứng nhất?
A. Cr
B. W
C. Ti
D. Kim cương
-
Câu 22:
Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì
A. Các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể thấy được.
B. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên dễ hấp thụ các tia sáng.
C. Mây electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt các tia sáng có bước sóng mà mắt ta thấy được.
D. Tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.
-
Câu 23:
Có thể dùng dung dịch muối nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Pb, Cu?
A. Cu(NO3)2
B. Pb(NO3)2
C. AgNO3
D. Al(NO3)3
-
Câu 24:
Cho 2 phương trình ion rút gọn
M2+ + X → M + X2+
M + 2X3+ → M2+ + 2X2+
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tính khử: X > X2+ > M.
B. Tính khử: X2+ > M > X.
C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+ > X2+.
D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+
-
Câu 25:
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. \({Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}C{u^{2 + }}\; \to {\rm{ }}F{e^{2 + }}\; + {\rm{ }}Cu}\)
B. \({F{e^{2 + }}\; + {\rm{ }}Cu{\rm{ }} \to {\rm{ }}C{u^{2 + }}\; + {\rm{ }}Fe}\)
C. \({2F{e^{3 + }}\; + {\rm{ }}Cu{\rm{ }} \to {\rm{ }}2F{e^{2 + }}\; + {\rm{ }}C{u^{2 + }}}\)
D. \({C{u^{2 + }}\; + {\rm{ }}2F{e^{2 + }}\; \to {\rm{ }}2F{e^{3 + }}\; + {\rm{ }}Cu}\)
-
Câu 26:
Có thể dùng axit nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Pb, Ag?
A. HCl
B. HNO3 loãng
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc nguội.
-
Câu 27:
Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
A. Nhóm IIA, chu kì 4
B. Nhóm IIIA, chu kì 4
C. Nhóm IIIA, chu kì 2
D. Nhóm IIA, chu kì 6
-
Câu 28:
Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {\;\left( 1 \right):{\rm{ }}F{e^{2 + }}/Fe{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\left( 2 \right):{\rm{ }}P{b^{2 + }}/Pb{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\left( 3 \right):{\rm{ }}2{H^ + }/{H_2}\;\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\left( 4 \right):{\rm{ }}A{g^ + }/Ag}\\ {\;\;\;{\rm{ }}\left( 5 \right):{\rm{ }}N{a^ + }/Na{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\left( 6 \right):{\rm{ }}F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}\;\;\;\;{\rm{ }}\;\;\;{\rm{ }}\left( 7 \right):{\rm{ }}C{u^{2 + }}/Cu} \end{array}\)
A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)
B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)
C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)
D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)
-
Câu 29:
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 40,5g
B. 45,5g
C. 55,5g
D. 65,5g
-
Câu 30:
Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, Li. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 31:
Kim loại kiềm khi cháy trong oxi cho ngọn lửa màu đỏ tía
A. Li
B. Na
C. Rb
D. K
-
Câu 32:
Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong chất nào?
A. Nước tinh khiết
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch KOH
D. Dầu hỏa
-
Câu 33:
Trong không khí chứa những chất nào mà làm cho các đồ vật bằng bạc để trong không khí lâu ngày bị xám đen?
A. O2, hơi nước.
B. CO2, hơi H2O.
C. H2S, O2.
D. H2S, CO2
-
Câu 34:
Các ion nào không bị điện phân trong dãy Na+, K+, Cu+, Cl-, SO42-, NO32- khi ở trạng thái dung dịch?
A. Na+, K+, Cl-, SO42-
B. K+, Cu+, Cl-, NO32-
C. Na+, Cu+, Cl-, SO42-
D. Na+, K+, SO42-, NO32-
-
Câu 35:
Cho 2,24 lit đktc khí CO vào m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO thu được (m - 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Các em hãy tính tỷ khối hơi của X so với H2.
A. 12
B. 18
C. 14
D. 24
-
Câu 36:
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch X gồm những gì?
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư
C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư
-
Câu 37:
Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho bao nhiêu gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 4,7.
A. 21,0
B. 23,0
C. 22,0
D. 24,0
-
Câu 38:
Cho X gồm Mg và Fe vào H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một phần Fe không tan và những chất nào sau đây?
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4
-
Câu 39:
Cho Al, Fe vào bao nhiêu mol HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc).
A. 0,3 mol.
B. 0,6 mol.
C. 1,2 mol.
D. 2,4 mol.
-
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,95 mol.
B. 1,81 mol.
C. 1,91 mol.
D. 1,80 mol.
-
Câu 41:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được mấy mol NO2 ?
A. 0,25
B. 0,20
C. 0,10
D. 0,15
-
Câu 42:
Cho 3,68 gam gồm Al và Zn tác dụng với H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và mấy gam muối?
A. 101,68 gam.
B. 88,20 gam.
C. 101,48 gam.
D. 97,80 gam.
-
Câu 43:
Cho 7,28 gam kim loại nào trong 4 kim loại sau tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc.
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Al
-
Câu 44:
Cho 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml HCl 1M và H2SO4 0,28M được 8,736 lít khí H2 (ở đktc) và mấy gam muối khan?
A. 38,93 gam.
B. 103,85 gam.
C. 25,95 gam.
D. 77,86 gam.
-
Câu 45:
16 gam bột Fe và Mg tác dụng HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra và bao nhiêu gam muối?
A. 33,75 gam.
B. 1,5 gam.
C. 87 gam.
D. 51,5 gam
-
Câu 46:
Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và mấy gam muối tạo thành?
A. 33 gam
B. 33,75 gam
C. 34 gam
D. 33,50 gam
-
Câu 47:
Cho 2,97 gam Al vào 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 chỉ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp oxit và muối clorua.
A. 8,5
B. 10,2
C. 9,7
D. 5,8
-
Câu 48:
Đốt 6,48 gam bột Al trong oxi thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được bao nhiêu mol khí H2 và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%.
A. 0,24.
B. 0,15.
C. 0,12.
D. 0,18.
-
Câu 49:
Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,5 M tính khối lượng mỗi sp thu được?
A. 21,1g; 27g.
B. 27g; 21,1g.
C. 21g; 27g.
D. 27g; 21g.
-
Câu 50:
Cho a mol Zn vào b mol Fe(NO3)3, tìm điều kiện để phản ứng không có kim loại?
A. a ≥ 2b
B. b > 3a
C. b ≥ 2a
D. b = 2a/3