Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Biểu đồ dưới đâu ghi lại sự biến động hàm lượng glucôzơ trong máu của một người khỏe mạnh bình thường trong vòng 5 giờ:
Từ biểu đồ trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucôzơ xấp xỉ 1 mg/ml.
II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C.
III. Người này ăn cơm xong vào thời điểm D.
IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 2:
Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của Trâu diễn ra theo trình tự nào?
A. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế
B. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế
C. Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong
D. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách
-
Câu 3:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng
A. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào
B. Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa
C. Tất cả các loài sống trong nước đều tiêu hóa ngoại bào
D. Tiêu hóa nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào
-
Câu 4:
Khi nói về tiêu hóa ở gà, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vừa có tiêu hóa hóa học vừa có tiêu hóa cơ học.
II. Dạ dạy tuyến nằm giữa diều và dạ dày cơ.
III. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.
IV. Diều là cơ quan dự trữ thức ăn.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 5:
Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây
A. tiêu hóa nội bào
B. tiêu hóa ngoại bào
C. tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D. túi tiêu hóa
-
Câu 6:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?
A. Diều → Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ → Ruột
B. Diều → Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến → Ruột
C. Dạ dày tuyến → Diều →Dạ dày cơ → Ruột
D. Dạ dày cơ → Dạ dày tuyến →Diều → Ruột
-
Câu 8:
Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt
A. Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, tiêu hoá cơ học và hóa học
B. Manh tràng phát triển, có chứa nhiều vi sinh vật
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ
D. Ruột ngắn do thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ
-
Câu 9:
Xét các loài sau :
1) Ngựa 2) Thỏ
3) Chuột 4) Trâu
5) Bò 6) Cừu
7) Dê
Trong các loài trên, những loài có dạ dày bốn ngăn là:
A. 1,2,4 và 5
B. 4,5,6 và 7
C. 1,4,5 và 6
D. 2,4,5 và 7
-
Câu 10:
Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa
A. Chưa có tuyến tiêu hóa → có tuyến tiêu hóa
B. Tiêu hóa bằng ống → tiêu hóa bằng túi
C. Chưa có cơ quan tiêu hóa → có cơ quan tiêu hóa
D. Nội bào là chính → ngoại bào chiếm ưu thế
-
Câu 11:
Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. Động vật đơn bào
B. Động vật ngành chân khớp
C. Động vật ngành ruột khoang
D. Động vật ngành thân mềm
-
Câu 12:
Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật?
I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn
II. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào, ruột khoang và giun dẹp.
III. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
IV. Các loài thú ăn thực vật có thể tiêu hóa được xenlulozo là nhờ các enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa.
A. II,III
B. I, IV
C. I,III
D. II, IV
-
Câu 13:
Khi nói về sự khác nhau giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn còn thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết nhiều nước bọt.
II. Ruột non của thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột của thú ăn thực vật.
III. Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển.
IV. Bên cạnh tiêu hóa cơ học và hóa học, ở thú ăn thực vật còn có quá trình biến đổi thức ăn được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 14:
Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các loài này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nhóm vi sinh vật cộng sinh này?
I. Cung cấp nguồn protein quan trọng
II. Giúp quá trình tiêu hoá xellulo
III. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin
IV. Tạo ra môi trường thích hợp cho enzim hoạt động.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phất triển.
II. So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hoá hơn.
III. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.
IV. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là sai?
A. Ruột non có vi sinh vật, giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
B. Vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn
D. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hoá
-
Câu 17:
Để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể, các loài thú ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Thường sử dụng lượng thức ăn rất lớn
B. Đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật
C. Tăng cường ăn các cây họ đậu
D. Tiêu hoá vi sinh vật sống dạ cỏ
-
Câu 18:
Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
(1) Dạ dày (I) là một túi lớn chứa lấy thức ăn, biến đổi cơ học và hóa học.
(2) Ruột non (II) ở thú ăn thịt, ngắn, nơi tiêu hóa chủ yếu là hóa học.
(3) Ruột tịt (III) là nơi tiêu hóa sinh học, vì có chứa nhiều vi sinh vật phân giải xenlulozo.
(4) Ruột già (IV) nơi chứa chất thải bã và tái hấp thụ nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu
A. Dạ cỏ
B. Dạ múi khế
C. Dạ lá sách
D. Dạ tổ ong
-
Câu 20:
Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình biến đổi sinh học là gì?
A. Phân giải thức ăn trong cơ thể
B. Tiêu hóa nhờ enzim
C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng
-
Câu 21:
Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chú thích (I) là dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật
(2) Chú thích (II) là ruột non dài để thuận tiện cho biến đổi và hấp thụ thức ăn.
(3) Chú thích (III) là manh tràng, là nơi tiêu hóa sinh học.
(4) Chú thích (IV) là ruột già, là nơi chứa lấy chất cặn bã và tái hấp thụ nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì
A. Catalaza
B. Sacaraza
C. Amylaza
D. Malataza
-
Câu 23:
Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.
II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.
III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.
IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Vì sao quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào
A. Có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn
B. Sự biến đổi thức ăn từ phức tạp thành dạng đơn giản
C. Thức ăn được biến đổi nhờ enzim do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra
D. Enzim tiêu hóa không bị hòa loãng với nước
-
Câu 25:
Dựa vào hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn dạ dày thú ăn thịt.
II. Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.
III.Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.
IV.Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ cỏ →dạ tổ ong → thực quản → miệng (nhai kĩ) → thực quản → dạ lá lách→ dạ múi khế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.
II.Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.
III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.
IV. Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn
A. Bò
B. Ngựa
C. Thỏ
D. Chuột
-
Câu 28:
Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở
A. dạ dày
B. miệng
C. ruột non
D. thực quản
-
Câu 29:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt
A. Dạ dày đơn
B. Ruột ngắn
C. Răng nanh phát triển
D. Manh tràng phát triển
-
Câu 30:
Loài động vật nào sau đây chỉ có tiêu hoá nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào?
A. Trùng đế giày
B. Thỏ
C. Bồ câu
D. giun đất
-
Câu 31:
Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
-
Câu 32:
Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước
A. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
B. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
D. sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn
-
Câu 33:
Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bội được biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?
A. Lactaza
B. Maltaza
C. Saccaraza
D. Amylaza
-
Câu 34:
Ở trâu, thức ăn ở dạ cỏ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?
A. Miệng
B. Dạ múi khế
C. Dạ tổ ong
D. Dạ lá sách
-
Câu 35:
Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây
A. Tiêu hóa nội bào
B. Tiêu hóa ngoài bào
C. Tiêu hóa ngoại bào và nội bào
D. Túi tiêu hóa
-
Câu 36:
Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ tổ ong → dạ lá sách.
B. Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong.
C. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế.
D. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế.
-
Câu 37:
Hãy sắp xếp các sinh vật tương ứng với dạng tiêu hóa:
Dạng tiêu hóa
Sinh vật
1. Tiêu hóa nội bào.
2. Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
a.Trùng đế giày.
b. Thủy tức.
c. Châu chấu.
d. Giun dẹp.
e. Sứa.
f. Giun đốt.
g. Bọt biển
Tổ hợp các đáp án đúng là:
A. 1 (a, g); 2 (b, d, e).
B. 1 (a, g); 2 (b, e, f).
C. 1 (a); 2 (b, d, g).
D. 1 (a, g); 2 (b, d, e, g).
-
Câu 38:
Người ta thường dùng câu “lôi thôi như cá trôi lòi ruột” để chê những ai luộm thuộm trong ăn mặc hoặc rắc rối, dài dòng trong cách làm việc, bởi vì:
A. ruột cá trôi khi bị lòi ra thì rất lôi thôi.
B. cá trôi ăn cỏ, ruột rất dài, khi lòi hết ra thì dễ rối.
C. cá trôi bị lòi ruột thì rất luộm thuộm khi bơi.
D. ruột của cá trôi rất luộm thuộm.
-
Câu 39:
Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là gì?
A. Biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản.
B. Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào.
C. Thải các chất bã ra khỏi tế bào.
D. Chuyển hóa năng lượng ATP.
-
Câu 40:
Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng
A. nghèo dinh dưỡng.
B. dễ tiêu hóa hơn.
C. đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
D. dễ hấp thụ.
-
Câu 41:
Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.
B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
D. Răng nanh giữa và giật cỏ.
-
Câu 42:
Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng
A. tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
B. kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch.
C. giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.
D. hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
-
Câu 43:
Động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Ruột khoang.
B. Cá.
C. Trùng giày.
D. Ruột khoang, cá và trùng giày.
-
Câu 44:
Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-
Câu 45:
Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn gốc từ
A. vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
B. cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
C. thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
D. sự thủy phân xenlulôzơ.
-
Câu 46:
Tiêu hóa là
A. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
-
Câu 47:
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
-
Câu 48:
Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
-
Câu 49:
Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
-
Câu 50:
Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
C. ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.