Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Chị K ở địa phương X đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường từ sơ dừa và được nhiều khách hàng đón nhận. Chị K đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung nào sau đây?
A. Tự do phát minh, sáng chế.
B. Sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
C. Kết nối thông tin nội bộ.
D. Quản lý khoa học, công nghệ.
-
Câu 2:
Anh M là lao động tự do đã cấu kết với một số người vào rừng đặc dụng để tổ chức khai thác trái phép một lượng lớn gỗ quý thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Sau khi tiêu thụ số gỗ đó, trên đường về nơi ở, anh M bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định. Những hành vi trên của anh M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Kỉ luật và hình sự.
D. Dân sự và hành chính.
-
Câu 3:
Vừa nhận bằng cử nhân, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình còn chị H phụ trách công tác dân số của xã. Ngoài ra, chị H còn dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Khi được chính quyền xã lấy ý kiến về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, anh V và chị H đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Anh V và chị H cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Văn hóa, đối ngoại.
B. Chính trị.
C. Kinh tế, quốc phòng.
D. An ninh.
-
Câu 4:
Ông H là chủ một nhà máy chế biến thực phẩm, bà M là chủ một khách sạn tư nhân. Cơ sở kinh doanh của ông H và bà M đều trang bị đầy đủ hệ thống phòng, chống cháy nổ theo đúng quy định là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính bảo mật tuyệt đối.
B. Tính khái quát về thuật ngữ.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính đa nghĩa về nội dung.
-
Câu 5:
Những ai trong trường hợp sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động? Doanh nghiệp X có ông A là giám đốc, chị N, chị H và anh K là nhân viên. Hằng năm, anh K và chị H đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi cơ quan có chủ trương cử nhân viên đi học nâng cao trình độ, anh K và chị H đã hoàn thiện hồ sơ đồng thời nộp cho ông A để đăng kí theo quy định. Trong cuộc họp bình xét, vì chị H văng mặt do con của chị bị ốm nên ông A quyết định cử anh K. Bất mãn vì không được chọn, chị H thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc theo yêu cầu. Được chị N giới thiệu, chị C là người đang có nhu cầu xin việc làm đã tìm gặp ông A để được tạo điều kiện nhận vào làm việc thay thế vị trí của chị H. Biết chuyện, anh Mlà anh rể của chị H đang là giám đốc một công ty tư nhân đã ép buộc khiến chị H phải bỏ việc ở cơ quan cũ về làm việc cho anh để trừ khoản nợ mà vợ chồng chị đã vay.
A. Chị H, anh M và chị C.
B. Ông A, chị H và anh M.
C. Chị H, chị N và ông A.
D. Ông A, chị C và chị N.
-
Câu 6:
Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật trong tình huống sau? Vợ chồng chị Q, anh D có con trai 10 tuổi là cháu B; anh H, anh T là nhân viên ở một công ty nhà nước, trong đó anh T là anh họ của chị Q. Một lần, được chị Q nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh H đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh H đã đến gặp chị Q yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị Q tránh mặt, anh H đã liên tục gọi điện thoại nhằm gây sức ép với chị Q. Biết được thông tin từ vợ, anh D là lao động tự do đã tự ý nghi làm và nhờ anh T đến nhà anh H để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh D, anh T vội vàng bỏ ca trực để cùng anh D đến nhà anh H. Tại đây, do anh H không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh T và anh D vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh H.
A. Anh T và anh D.
B. Chị Q và anh H.
C. Anh H và anh T.
D. Anh H và anh D.
-
Câu 7:
Bà M và anh C cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân trong trường hợp sau đây? Phát hiện anh C phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh B đã giữ anh C trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà M là mẹ anh C đã tự ý vào nhà anh B để yêu cầu anh phải thả con trai mình. Thấy chỉ có con gái anh B ở nhà nên bà M đã lớn tiếng quát nạt cháu.
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
-
Câu 8:
Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông K, cán bộ địa chính H vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm thêm 10m đất của nhà ông T. Gia đình ông T đã gửi đơn khiếu nại lên ông Q Chủ tịch UBND xã. Do trước đó đã nhận được 60 triệu đồng từ phía ông K nên oonng Q đã chỉ đạo cán bọ địa chính H sửa lại hồ sơ gốc nhằm cấp sổ đỏ cho cho gia đình ông K. Trong trường hợp này những ai có thể vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật?
A. Ông K, ông Q và anh H.
B. Ông Q và anh H.
C. Ông K và ang H.
D. Ông K và ông Q.
-
Câu 9:
Trong thời gian M và N quen nhau, hai người thường xuyên chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc của nhau trên máy tính của mình. Tuy nhiên gần đây ra mẫu thuẫn dẫn đến việc hai người chia tay. Thời gian sau thấy N yêu anh V, thì M cảm thấy khó chịu và tuyên bố với K là sẽ tìm cách chia rẽ tìm cảm của 2 người. Trong một lần vô tình cho K mượn máy tính,thấy máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã đăng lên rên trang cá nhân của V nhằm chia rẽ tình yêu giữa N và V. Trong trường hợp này anh K đã chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 10:
Ông K là giám đốc công ty C kí hợp đồng lao động dài hạn với anh H. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh H tìm cách trả thù giám đốc K,phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh H vẫn thuê Y đánh bị thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã không tuân thủ pháp luật.
A. Ông K và Y.
B. Ông K, anh H và Y.
C. Anh H và Y.
D. Ông K, anh H, Y và chị L.
-
Câu 11:
Sau khi được D cho mượn 100tr để mở rộng kinh doanh đào Tết, do hoa nở sớm nên việc kinh doanh bị thất bại, nên khi đến ngày hẹn trả chị D, ông N đã tìm cách tránh mặt. Sau nhiều lần tìm gặp ông N không được. Cho rằng ông N cố tình chiếm đoạt số tiền trên, chị D đã làm đơn kiện ông N ra tòa án dân sự. Sau khi xem xét hồ sơ, tòa án ra quyết định buộc ông N phải hoàn trả số tiền đã vay của chị D.
A. Chị D tuân thủ pháp luật, ông N tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
B. Chị D sử dụng pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
C. Chị D thi hành pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
D. Chị D tuân thủ pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
-
Câu 12:
Một công trình xây dựng B có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng như: chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm 15 tầng, tổng chiều cao khoảng 57m ( vượt 16m, tương đương 5 tầng). Vi phạm trên đây là loại vi phạm nào?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 13:
Lê Văn A ( 15 tuổi, đang học lớp 10) vi phạm hình sư, A không phải chấp hành hình phạt nào dưới đây?
A. Đi tù có thời hạn.
B. Cải tạo không giam giữ.
C. Cảnh cáo.
D. Phạt tiền.
-
Câu 14:
Ông M gửi đơn tố cáo đến Ủy ban nhân dân xã tố cáo Công Ty Y thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí trực tiếp ra môi trường. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Mua bán nội tạng người.
B. Che giấu nhân thân người bệnh.
C. Khiếu nại tập thể.
D. Giải cứu thông tin.
-
Câu 16:
Ông T đã xin giấy phép khi xây nhà, tuy nhiên ông lại không che chắn để vật liệu trên hè phố ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt hành chính. Hành vi của ông T là vi phạm
A. dân sự
B. kỉ luật.
C. hành chính.
D. trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 17:
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Tái chế khẩu trang bán ra thị trường.
B. Thường xuyên đi làm muộn và về muộn.
C. Tìm hiểu quy trình đăng kí kinh doanh.
D. Tiến hành sàng lọc giới thính thai nhi.
-
Câu 18:
Chị D tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trên đường, bj cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 300000 nghìn đồng. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 19:
Vi phạm dân sự là hành vi vi pháp luật, xâm phạm tới đối tượng nào dưới đây?
A. các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sư khác.
B. quyền lợi của các cơ quan nhà nước.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
-
Câu 20:
Lợi dụng khi ông A giám độc đi công tác dài ngày, chị L thường xuyên đi làm muộn và về sớm, trong giờ làm việc thì tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Cơ quan.
-
Câu 21:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những điều pháp luật cho phép?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 22:
Công dân tuân thủ pháp luật khi không từ chối
A. Sử dụng vũ khí trái phép.
B. Săn bắn động vật.
C. Không nộp thuế the quy định của pháp luật.
D. Thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
-
Câu 23:
Thực hiện đúng cam kết của thủ tướng chính phủ về an toàn cháy nổ, không có học sinh nào của trường Trung học phổ thông K đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 24:
Thực hiện pháp luật là hành vi:
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. dân chủ trong xã hội.
C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
D. tự nguyện của mọi công dân.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
B. Tăng cường tương trợ cộng đồng.
C. Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Phê phán tập quán lạc hậu.
-
Câu 26:
Ông K là giám đốc; anh M và anh Q là nhân viên cùng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước X. Khi bị anh Q cung cấp bằng chứng về việc mình đã tuyển dụng chị T vào vị trí kế toán dù chị chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, ông K đã chỉ đạo chị T ngụy tạo tình huống để vu khống anh Q mắc sai phạm trong công việc. Dựa vào đó, ông K thực hiện quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh Q. Nhân cơ hội này, chị T cố ý thanh toán không đủ các khoản phụ cấp cho anh Q. Vì có quan hệ họ hàng và được anh Q kể lại sự việc, anh M gửi đơn tới ông N là cán bộ có thẩm quyền đề nghị ông xem xét và giải quyết sự việc cho anh Q. Do đã nhận 20 triệu đồng của ông K nên ông N hủy đơn của anh M. Được anh M thông tin về việc làm của ông N, anh Q bí mật tung tin đồn thất thiệt khiến uy tín của ông N bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của những ai sau đây không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông K, ông N và chị T.
B. Anh M, chị T và anh Q.
C. Anh M, anh Q và ông N.
D. Ông N, anh M và ông K.
-
Câu 27:
Vợ chồng chị M, anh P có con trai 10 tuổi là cháu B; anh Q, anh N là nhân viên ở một công ty nhà nước, trong đó anh N là anh họ của chị M. Một lần, được chị M nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh Q đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh Q đã đến gặp chị M yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị M tránh mặt, anh Q đã liên tục gọi điện thoại nhằm gây sức ép với chị M. Biết được thông tin từ vợ, anh P là lao động tự do đã tự ý nghỉ làm và nhờ anh N đến nhà anh Q để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh P, anh N vội vàng bỏ ca trực để cùng anh P đến nhà anh Q. Tại đây, do anh Q không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh N và anh P vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh Q. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh Q và anh P.
B. Chị M và anh Q.
C. Anh Q và anh N.
D. Anh P và anh N.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, người dân bàn bạc và quyết định việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?
A. Cả nước.
B. Trung ương.
C. Toàn quốc.
D. Cơ sở.
-
Câu 29:
Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chân thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.
D. Kỉ luật và dân sự.
-
Câu 30:
Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 31:
D biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng D không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của D là thuộc loại hành vi nào dưới đây?
A. Hành vi không hành động.
B. Hành vi im lặng.
C. Hành vi tuân thủ pháp luật.
D. Hành vi hợp pháp.
-
Câu 32:
Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty mì gói A là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 33:
Đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa, Công ty D đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty E. Hành vi của Công ty D là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỷ luật.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Hình sự.
-
Câu 34:
Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của N là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. kỷ luật.
-
Câu 35:
Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 36:
Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 37:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Làm theo pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 38:
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Làm theo pháp luật.
-
Câu 39:
C không cung cấp đày đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho D. Hành vi của C là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Thỏa thuận.
D. Dân sự.
-
Câu 40:
Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 41:
Là cán bộ cơ quan nhà nước, anh G thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hành vi của anh G là
A. vi phạm tổ chức.
B. vi phạm chuyên môn.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vi phạm nội quy cơ quan.
-
Câu 42:
C cố ý không hoàn thành việc xây nhà cho D đúng thời hạn theo hợp đồng. Hành vi của C là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. thỏa thuận.
D. kỷ luật.
-
Câu 43:
Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó có một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc làm của Cảnh sát giao thông là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 44:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lan tiếp tục vào học Đại học. Trong trường hợp này Lan thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 45:
Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của vi phạm
A. hành chính.
B. kỷ luật.
C. trật tự.
D. hình sự.
-
Câu 46:
M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Kỷ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 47:
Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỷ luật.
-
Câu 48:
Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. nội quy lao động.
D. quy tắc an toàn lao động.
-
Câu 49:
Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý?
A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.
B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.
C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.
-
Câu 50:
Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì
A. không trái pháp luật.
B. không có lỗi.
C. nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
D. nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.