Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. trật tự đô thị.
D. chính sách nhà ở.
-
Câu 2:
Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Hành chính và dân sự.
C. Kỷ luật và dân sự.
D. Hành chính và kỷ luật.
-
Câu 3:
Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm kỷ luật.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm hình sự.
-
Câu 4:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lan tiếp tục vào học Đại học. Trong trường hợp này Lan thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 5:
Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó có một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc làm của Cảnh sát giao thông là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 6:
C cố ý không hoàn thành việc xây nhà cho D đúng thời hạn theo hợp đồng. Hành vi của C là vi phạm
A. hành chính.
B. kỷ luật.
C. dân sự.
D. thỏa thuận.
-
Câu 7:
Là cán bộ cơ quan nhà nước, anh G thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hành vi của anh G là
A. vi phạm tổ chức.
B. vi phạm chuyên môn.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vi phạm nội quy cơ quan.
-
Câu 8:
Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 9:
C không cung cấp đày đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho D. Hành vi của C là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Kỷ luật.
D. Thỏa thuận.
-
Câu 10:
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Làm theo pháp luật.
-
Câu 11:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 12:
Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 13:
Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 14:
Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của N là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. kỷ luật.
-
Câu 15:
Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 16:
D biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng D không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của D là thuộc loại hành vi nào dưới đây?
A. Hành vi im lặng.
B. Hành vi tuân thủ pháp luật.
C. Hành vi không hành động.
D. Hành vi hợp pháp.
-
Câu 17:
Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty mì gói A là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 18:
Đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa, Công ty D đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty E. Hành vi của Công ty D là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
-
Câu 19:
T điều khiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 20:
X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, ai không vi phạm pháp luật?
A. Anh X.
B. Chị Q.
C. Bạn gái X, Chị Q.
D. Anh X và bạn gái.
-
Câu 21:
Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K là Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Chị T, ông K và anh P.
B. Chị T, ông K, anh P và anh N.
C. Chị T, ông K và anh N.
D. Chị T và ông K.
-
Câu 22:
Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không vỉ phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H.
B. Bà M và anh H.
C. Anh N, anh T và anh K.
D. Anh H và anh K.
-
Câu 23:
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tồ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.
-
Câu 24:
Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là vi phạm hình thức pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 25:
Anh H lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong trường hợp trên, anh H đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Dân sự.
-
Câu 26:
Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.
B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.
D. Ông A, ông B và ông T.
-
Câu 27:
K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phóng xe nhanh dẫn tới lao vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.
-
Câu 28:
Việc ủy ban nhân dân xã M ra quyết định xử phạt ông V, vì lỷ do xây nhà trên diện tích đất công là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 29:
Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường hợp này thanh niên A nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính và hình sự.
B. Dân sự và hình sự.
C. Hình sự và kỷ luật.
D. Hành chính và dân sự.
-
Câu 30:
Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, mẹ cháu bé vô tình nghe H kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai nhiệm hình sự?
A. Anh K, chị L và Q.
B. Anh K, mẹ cháu bé, L và Q.
C. Chị L, H và Q.
D. Chị L, anh K, Q và H.
-
Câu 31:
Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, D cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảọ vệ T ra quán nựớc đổi giúp. Dọ thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh D lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phảị chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, D và bảo vệ T.
B. Anh S và D.
C. Anh H, M, S và D.
D. Anh H, S và D.
-
Câu 32:
Làm cùng một công ty, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K đã nhiều lần tự ý mờ cổng cho anh X ra ngoài giải quyết vỉệc riêng. Bảo vệ K và anh X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 33:
Sau khi mua xe ô tô, anh A đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng kí xe là thực hiện pháp luật theo hỉnh thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 34:
Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Hành chính.
D. Dân sự.
-
Câu 35:
Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của Ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yếu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những aỉ dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M.
B. Ông H, ông B, anh K và anh M.
C. Ông H và ông B.
D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
-
Câu 36:
Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương, tồn hại sức khỏe là 15% và xe máy bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Hình sự và hành chính.
C. Dân sự và hành chính.
D. Kỉ luật và dân sự.
-
Câu 37:
Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một lần A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng, A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, bèn rủ B cùng tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc, chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả 2 bất tình và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đỉ. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. A và B.
B. A, B và chị H.
C. Chị H.
D. Anh X.
-
Câu 38:
Trong kì nghỉ tết nguyên đán, D đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tỉn này, em trai cùa D là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho D. Tức tối hai anh em xông vào đánh khiến Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Anh D, S, P, Q.
B. Anh D, Q.
C. Anh em D và T.
D. Anh Q, D và T.
-
Câu 39:
Vào ca trực của mình tạỉ trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh B, C và D.
B. Anh A, C và D.
C. Anh A, B, C, D.
D. Anh C và D.
-
Câu 40:
K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm đã lao vào anh B đi xe máy và em X (13 tuồi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, khiến xe của anh B bị hỏng. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả bốn người đừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh B, K và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.
-
Câu 41:
Chỗ bạn bè thân quen nên anh H đã cho anh K vay tỉền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều làn trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ anh B đến nhà anh K dọa dẫm và phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh H, K và B.
B. Anh H.
C. Anh H và B.
D. Anh K và B.
-
Câu 42:
Bà V cho bà X vaỵ 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Hành vi không trả tiền của bà X đối với bà K là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
-
Câu 43:
Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã rnua xe máy cúp 50 cho A. Nhưng A đã nói với bố: 'Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ". Bạn A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Tuân hành pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 44:
Sau khi nhận 500 triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ sổ rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vị phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.
B. Chị A và chị B.
C. Chị N, chị A và chị B.
D. Chị A, chi B và chồng chị N.
-
Câu 45:
K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, Cảnh sát giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xừ phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q.
B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K.
D. K và Q.
-
Câu 46:
Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, anh S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được, anh S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh S, chị X và bà V.
B. Anh N và bà V.
C. Anh S và anh N.
D. Anh N, anh S và chị X.
-
Câu 47:
Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc trưng nào dưởi đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức.
B. Tính kỷ luật nghiêm minh.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 48:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiến xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hiỉ ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P.
B. Ông L và anh X.
C. Anh K và anh X.
D. Anh K và ông L.
-
Câu 49:
Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mỉnh nên chị B cùng em gái là chị C đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị A tức giận đã xông vào nhà chị B gây gổ và bị em trai chị B là G đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị B, chị C, chồng chị A, G.
B. Chị B, G, vợ chồng chị A.
C. Chị C, chị A, G.
D. Chị B, chị C, vợ chồng chị A.
-
Câu 50:
Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Trong lúc A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng bèn rủ B cùng tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả hai bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. A và B
B. A, B và chị H
C. Chị HChị H
D. Chị H và anh X