Trắc nghiệm Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Đâu là một lĩnh vực tang trưởng tiềm năng cho kinh tế châu Âu?
A. Du lịch
B. Công nghệ phần mềm
C. Công nghiệp nặng.
D. Công nghiệp nhẹ.
-
Câu 2:
Ngành công nghiệp văn hóa đã đem lại việc làm cho bao nhiêu lao đông?
A. 2,21%
B. 2,25%
C. 2,44%
D. 2,55%
-
Câu 3:
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2019 tỉ lệ đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa đối với tổng doanh thu toàn cầu là?
A. 4,04%
B. 5,05%
C. 6,06%
D. 7,07%
-
Câu 4:
Đâu là di sản văn hóa vật thể?
A. Thành quách
B. Cung điện
C. Nhà cổ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Nhận định sau đây là đúng hay sai? “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại”.
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 6:
Tỉnh nào là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch?
A. Quảng Ninh
B. Hà Nội
C. Hồ Chí Minh
D. Đà Nẵng
-
Câu 7:
Lâu đài Hạc trắng Hi-mê-gi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm nào?
A. Năm 1993
B. Năm 1994
C. Năm 1995
D. Năm 1996
-
Câu 8:
Ngày di sản Văn hóa Việt Nam là ngày bao nhiêu?
A. 21/11
B. 22/11
C. 23/11
D. 24/11
-
Câu 9:
Khi nào Chính phủ I-ta-li-a ra lệnh cấm các tàu du lịch vào trung tâm vùng Vơ-ni-dơ?
A. Ngày 13/07/2021
B. Ngày 13/07/2020
C. Ngày 13/07/2019
D. Ngày 13/07/2018
-
Câu 10:
Tại sao UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ cần quản lí du lịch bền vững hơn?
A. Để bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.
B. Để hạn chế tình hình dịch Covid
C. Để bảo vệ sự trong lành của thành phố.
D. Giữ trật tự an ninh cho khu vực này.
-
Câu 11:
Khi nào thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới?
A. Năm 1985
B. Năm 1986
C. Năm 1987
D. Năm 1988
-
Câu 12:
Khi nào dân ca Quan họ được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể?
A. Năm 2010
B. Năm 2009
C. Năm 2008
D. Năm 2007
-
Câu 13:
Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết.
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 14:
Nhận định sau đây là đúng hay sai? “Di sản lịch sử-văn hóa là cầu nối quá khứ-hiện tại-tương lai.”
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 15:
Đâu không phải giá trị lịch sử của lễ hội Nghing Ông?
A. Lễ hội Nghinh Ông có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của cộng đồng.
B. Lễ hội góp phần cố kết cộng đồng, là sợi dây liên kết mọi người, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung trong những trò diễn.
C. Lễ hội Nghinh Ông bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những người có công khai khẩn vùng đất (tiền hiền, hậu hiền), các diễn xướng dân gian.
D. Lễ hội Nghing Ông là lễ hội nổi tiếng ở Nam Bộ, được nhiều người biết đến.
-
Câu 16:
Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa là vì:
A. Phố cổ Hà Nội là một minh chứng lịch sử cho thời kì thuộc Pháp, được xây dựng vào thế kỉ XX. Với đặc trưng kiến trúc là sự đan xen giữa kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp.
B. Phố cổ Hà Nội cũng biểu hiện của sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại và kiến trúc Pháp thế kỉ XX.
C. Phố cổ Hà Nội cũng biểu hiện của sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại và kiến trúc Pháp thế kỉ XVII.
D. Cả A và B
-
Câu 17:
Chùa Cầu là di sản văn hóa là vì:
A. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1990. Chùa Cầu là một trong những di tích lịch sử gắn liền với thương cảng Hội An được xây dựng vào thế kỉ XVI.
B. Chùa Cầu là một biểu tượng của Hội An trong giai đoạn lịch sử Việt Nam vào thế kỉ XVI, mặc dù đây là giai đoạn “Trịnh – Nguyễn phân tranh” song nền kinh tế thương mại rất phát triển.
C. Chùa Cầu với đặc trưng kiến trúc mái che độc đáo làm bằng gỗ, họa tiết trang trí có nguồn gốc từ Nhật Bản nên Chùa Cầu là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt – Nhật.
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 18:
“Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó”
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 19:
Sắc lệnh số 65/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc bảo tồn di tích trên phạm vi cả nước vào ngày bao nhiêu?
A. Ngày 23/11/1945.
B. Ngày 23/11/1946.
C. Ngày 23/11/1954.
D. Ngày 23/11/1976.
-
Câu 20:
Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?
A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan.
B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch.
C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc.
D. Có nhiều địa điểm giải trí.
-
Câu 21:
Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần
A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.
B. Xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học.
D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.
-
Câu 22:
Chọn câu đúng. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố đã nào cho sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?
A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.
-
Câu 23:
Sử học đóng vai trò gì đối với ngành Công nghiệp văn hoá?
A. Cung cấp kiến thức chuyên ngành, quản lý và khai thác hoạt động, định hướng chiến lược phát triển của ngành.
B. Là lĩnh vực trọng tâm, phục vụ công tác quản lí; quyết định chiến lược phát triển của ngành.
C. Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành; hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng, nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
D. Là lĩnh vực định hướng hoạt động, có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của ngành.
-
Câu 24:
Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc
A. kiểm kê định kì.
B. bảo tồn.
C. xây dựng, khai thác.
D. trùng tu, làm mới.
-
Câu 25:
Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?
A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.
C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.
D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.
-
Câu 26:
Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?
A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.
-
Câu 29:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
-
Câu 30:
Nội dung gì sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.
D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
-
Câu 31:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
-
Câu 32:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.
-
Câu 33:
Nội dung gì sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
-
Câu 34:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
-
Câu 35:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.
-
Câu 37:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
-
Câu 38:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
-
Câu 39:
Nội dung gì sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.
D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
-
Câu 40:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
-
Câu 41:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
B. oại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.
-
Câu 42:
Nội dung gì sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
-
Câu 43:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
-
Câu 44:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
-
Câu 45:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.
-
Câu 46:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch?
A. Góp phần quảng bá văn hóa đất nước ra bên ngoài.
B. Đem lại nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thế giới.
D. Là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn.
-
Câu 47:
Di sản văn hóa là sản phẩm của
A. thiên nhiên.
B. lịch sử.
C. văn hóa.
D. tự nhiên.
-
Câu 48:
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
A. tự nhiên.
B. các di sản.
C. con người.
D. khí hậu.
-
Câu 49:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
-
Câu 50:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.