Trắc nghiệm Sự chuyển thể của các chất Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ :
A. Sương đọng trên lá cây
B. Sương mù
C. Hơi nước
D. Mây
-
Câu 2:
Nước bên ngoài cốc nước đá có vì:
A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
B. Nước trong cốc bay hơi ra ngoài và ngưng tụ lại.
C. Nước trong không khí gặp thành cốc đọng lại.
D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước .
-
Câu 3:
Khi đun nước,người ta không đổ nước đầy ấm chủ yếu để :
A. Tiết kiệm củi.
B. Giúp nước nhanh sôi.
C. Tránh nước nở vì nhiệt trào ra làm tắt bếp
D. Giúp nước nhanh sôi,đồng thời tiết kiệm củi.
-
Câu 4:
Khí ôxi , khí nitơ , khí hyđrô khi bị đốt nóng thì :
A. Hy đrô nở vì nhiệt nhiều nhất
B. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất.
C. Nitơ nở vì nhiệt ít nhất.
D. Cả ba chhất khí đều nở vì nhiệt như nhau.
-
Câu 5:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng không khí đựng trong một bình kín?
A. Thể tích không khí tăng
B. Khối lượng riêng của không khí tăng
C. Khối lượng riêng của không khí giảm
D. Cả 3 hiện tượng trên không xảy ra
-
Câu 6:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn
A. Trọng lượng của vật tăng
B. Trọng lượng riêng của vật tăng
C. Trọng lượng riêng của vật giảm
D. Không xảy ra ba hiện tượng trên
-
Câu 7:
Hiện tượng nào xảy ra với khối lượng riêng của chất lỏng, khi đun chất lỏng trong một bình thuỷ tinh:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Giảm rồi tăng
-
Câu 8:
Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên vì:
A. Vỏ quả bóng bàn mềm ra và phồng lên
B. Vỏ quả bóng bàn nóng lên và nở ra
C. Không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra làm quả bóng phồng lên
D. Nước tràn vào trong quả bóng
-
Câu 9:
Trong các vật sau đây, vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt?
A. Quả bóng bàn
B. Băng kép
C. Phích đựng nước nóng
D. Bóng đèn điện
-
Câu 10:
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Phụ thuộc vào nhiệt độ
B. Phụ thuộc vào mặt thoáng của chất lỏng
C. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng
D. Phụ thuộc vào gió
-
Câu 11:
Tốc độ bay hơi của nước đựng trong một cốc hình trụ càng nhỏ khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
-
Câu 12:
Nhiệt độ đông đặc của rượu là -1170C, của thủy ngân là -38,830C . Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?
A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.
B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu o0C
C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục o0C rượu bay hơi hết
D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể do nhiệt độ môi trường -500C
-
Câu 13:
Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:
A. Tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.
B. Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.
C. Trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
-
Câu 14:
Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
A. Nước
B. Chì
C. Đồng
D. Gang
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.
B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.
C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.
D. Phần lớn các hất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.
-
Câu 16:
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt
B. Ngọn nến đang cháy
C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh
D. Ngọn đèn dầu đang cháy
-
Câu 17:
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Tuyết rơi
B. Đúc tượng đồng
C. Làm đá trong tủ lạnh
D. Rèn thép trong lò rèn
-
Câu 18:
Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Khi tăng tới 800C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng. Mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tồn tại ở thể nào?
A. Chỉ có thể ở thể lỏng
B. Chỉ có thể ở thể rắn
C. Chỉ có thể ở thể hơi
D. Có thể ở cả thể rắn và thể lỏng
-
Câu 19:
Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó
A. Không ngừng tăng
B. Không ngừng giảm
C. Mới đầu tăng, sau giảm
D. Không đổi
-
Câu 20:
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
-
Câu 21:
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước
B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu
D. Đúc một cái chuông đồng
-
Câu 22:
Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau
B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy
C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 23:
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng
B. Đúc một bức tượng
C. Đốt một ngọn nến
D. Đốt một ngọn đèn dầu
-
Câu 24:
Nước chỉ bắt đầu sôi khi
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy hình
B. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng
C. Các bọt khí từ đấy bình nổi lên
D. Các bọt khí càng nổi lên càng to ra
-
Câu 25:
Sự sôi có tính chất nào sau đây?
A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng
B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi
C. Khi đun sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng
D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng
-
Câu 26:
Nước đang sôi, nước uống, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Cùng ở một thể
B. Cùng một khối lượng riêng
C. Cùng một loại chất
D. Không có đặc điểm chung nào
-
Câu 27:
Không khí, hơi nước khí ôxi đều là những ví dụ về:
A. Thể rắn
B. Thể khí
C. Thể lỏng
D. Cả ba thể rắn, lỏng, khí
-
Câu 28:
Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 1000C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 100C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 420C và khối lượng nước trong nhiệt kế tăng thêm 0,020kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này?
A. \(L=21.10^5kg\)
B. \(L=31.10^5kg\)
C. \(L=41.10^5kg\)
D. \(L=51.10^5kg\)
-
Câu 29:
Lấy 100 g hơi nước ở 100oc cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,5oc nhiệt độ cuối cùng là 40oc cho biết nhiệt dung riêng của nước là c= 4180J/kg.K Tính nhiệt hóa hơi:
A. \(L=2299.10^3J/kg\)
B. \(L=3399.10^3J/kg\)
C. \(L=2399.10^3J/kg\)
D. \(L=3299.10^3J/kg\)
-
Câu 30:
Trong điều kiện nào thì nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại
A. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở > 00C - Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở < 00C
B. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở < 00C - Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở > 00C
C. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở cùng nhiệt độ 00C
D. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở \( \le {0^O}C\) - Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở \( \ge {0^O}C\)
-
Câu 31:
Áp suất hơi bão hòa:
A. không phụ thuộc thể tích và nhiệt độ
B. phụ thuộc thể tích và nhiệt độ?
C. không phụ thuộc thể tích và lại tăng theo nhiệt độ
D. phụ thuộc thể tích và không tăng theo nhiệt độ
-
Câu 32:
Công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng là:
A. \( Q = \frac{L}{m}(J)\)
B. \(Q = Lm (J)\)
C. \( Q = \frac{m}{L}(J)\)
D. \( Q = \frac{L^2 }{m}(J)\)
-
Câu 33:
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1= 300g chứ m2 = 2kg nước ở nhiệt độ t1 = 30oC. Người ta thả đồng thời hai thỏi hợp kim giống nhau, mỗi thỏi có khối lượng m3 = 500g và đều được tạo ra từ nhôm và thiếc, thỏi thứ nhất có nhiệt độ t2 = 120o C, thỏi thứ hai có nhiệt độ m3 = 150oC. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là t= 35oC. Tính khối lượng của nhôm và thiếc trong mỗi thỏi hợp kim. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, thiếc lần lượt là c1 = 900J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K, c3 = 230J/kg.K
A. \(151,9g; 348,1g\)
B. \(15,19g; 34,81g\)
C. \( 348,1g;151,9g\)
D. \(34,81g;15,19g\)
-
Câu 34:
Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng 150g chứa 200g nước ở nhiệt độ 200C. Thả một cục nước đá ở nhiệt độ 0oC vào trong thì thấy nước đá chỉ tan một phần. Coi nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường xung quanh là không đáng kể. Tính khối lượng nước đá đã tan vào trong nước. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105J/kg; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK; nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK
A. 52g
B. 54g
C. 56g
D. 58g
-
Câu 35:
100g nước ở nhiệt độ 200C đựng trong một cốc nhôm khối lượng 50g. Thả một quả cầu kim loại khối lượng 50g đã nung nóng bằng sắt vào trong cốc nước, nhiệt độ từ quả cầu kim loại đã làm 5g nước bị hóa hơi trong quá trình tiếp xúc. Nhiệt độ trong cốc tăng lên đến khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 800C. Tính nhiệt độ ban đầu của quả cầu kim loại trước khi nhúng vào trong nước. Coi nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường là không đáng kể. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg; nhiệt dung riêng của sắt 460J/kgK; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK; nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg.
A. t=18000C
B. t=8900C
C. t=10000C
D. t=9980C
-
Câu 36:
Hỏi phải đốt cháy bao nhiêu kilôgam xăng trong lò nấu chảy với hiệu suất 30% để nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy và làm chảy lỏng 10 tấn đồng ? Cho biết đồng có nhiệt độ ban đầu là 13°C nóng chảy ở nhiệt độ 1083°C, nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg và lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg xăng là 4,6.107 J/kg.
A. 425kg
B. 426kg
C. 427kg
D. 428kg
-
Câu 37:
Áp suất hơi nước bão hoà ở 25°C là 23,8 mmHg và ở 30°C là 31,8 mmHg. Nếu tách hơi nước bão hoà ở 25°C ra khỏi nước chứa trong bình kín và tiếp tục đun nóng đẳng tích lượng hơi nước này tới 30°C thì áp suất của nó sẽ bằng bao nhiêu ?
A. 24,2mmHg
B. 34,2mmHg
C. 44,2mmHg
D. 54,2mmHg
-
Câu 38:
Một thỏi sắt nóng có khối lượng 350 g và thể tích 45 cm3 được thả vào chiếc cốc đang đựng nước đá ở 0°C trong nhiệt lượng kế. Khối lượng riêng của sắt ở 0°C là 7800 kg/m3 và hệ số nở khối của sắt là 3,3.10−5K−1. Nhiệt dung riêng của sắt là 550 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/k Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài. Xác định : Nhiệt độ của thỏi sắt nóng trước khi được thả vào cốc nước đá.
A. 86,60C
B. 76,60C
C. 66,60C
D. 56,60C
-
Câu 39:
Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 20oC để nó hóa lỏng ở 658oC. Nhôm có nhiệt dung riêng là 896 J/(kg.K), nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105 J/kg.
A. 96,16kJ.
B. 86,16kJ.
C. 76,16kJ.
D. 66,16kJ.
-
Câu 40:
Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm nóng chảy 200 g nước đá ở 0°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.
A. Q =68000J
B. Q =78000J
C. Q =88000J
D. Q =98000J
-
Câu 41:
Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B. Ngọn nến đang cháy
C. Cục nước đá để ngoài nắng.
D. Đun nước sôi
-
Câu 42:
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi.
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.
-
Câu 43:
Hiện tượng đông đặc là hiện tượng:
A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn
B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng
D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
-
Câu 44:
Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Băng ở Nam Cực ta ra vào mùa hè
B. Đốt một ngọn nến
C. Đúc một cái chuông đồng
D. Đốt một ngọn đèn dầu
-
Câu 45:
Khi nói về hiện tượng nóng chảy của một chất, kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
-
Câu 46:
Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? Chọn câu trả lời đúng:
A. Nóng chảy và đông đặc
B. Hoá hơi và ngưng tụ
C. Nung nóng
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 47:
Khi nói về sự đông đặc của các chất, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc của chất ấy
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
-
Câu 48:
Khi quan sát sự nóng chảy của nước đá, trong suốt thời gian nóng chảy thì:
A. nhiệt độ của nước đá tăng.
B. nhiệt độ của nước đá giảm.
C. nhiệt độ của nước không thay đổi.
D. nhiệt độ của nước đá ban đầu tăng sau đó giảm
-
Câu 49:
Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở -25°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng là 2,09.103 J/kg.K, nước đá nóng chảy ở 00C
A. 34000J
B. 5225J
C. 39225J
D. 28775J
-
Câu 50:
Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước như thế nào?
A. Không tăng nhiệt độ.
B. Tăng nhiệt độ
C. Giảm nhiệt độ
D. Chưa đủ điều kiện để giải thích