Trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?
A. Vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp trội gây hại cho cơ thể sinh vật.
B. Vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật.
C. Vì xuất hiện các tổ hợp gen dị hợp gây hại cho cơ thể sinh vật.
D. Vì xuất hiện các tính trạng xấu gây hại cho cơ thể sinh vật.
-
Câu 2:
Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào sau đây sai?
A. Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
B. Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
C. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống.
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.
-
Câu 3:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Giun đất là động vật lưỡng tính chỉ sinh sản bằng tự phối.
(2) Những người có tuyến yên không phát triển thường không có khả năng sinh con.
(3) Đẻ trứng thai được xem là hình thức trung gian của đẻ trứng và đẻ con.
(4) Trong các hình thức sinh sản vô tính ở động vật thì trinh sinh là hình thức tiến hóa nhất.
(5) Nếu thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi thì gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 4:
Trình tự nào phản ánh đúng mức độ tăng dần khả năng tạo biến dị tổ hợp của các phương thức sinh sán khác nhau?
A. Sinh sản hữu tính → tự thụ phấn → sinh sản vô tính
B. Tự thụ phấn → sinh sản vô tính → sinh sản hữu tính
C. Sinh sản vô tính → tự thụ phấn → sinh sản hữu tính
D. Sinh sản hữu tính → sinh sản vô tính → tự thụ phấn
-
Câu 5:
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền
C. Là hình thức sinh sản phổ biến
D. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
-
Câu 6:
Đặc điểm là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
B. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
C. Là hình thức sinh sản phổ biến
D. Cả A, B và C
-
Câu 7:
Giao phối cận huyết còn gọi là:
A. Giao phấn
B. Tự thụ phấn
C. Lai giống
D. Giao phối gần
-
Câu 8:
Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là:
A. Trung thể
B. Không bào
C. Ti thể
D. Bộ máy Gôn gi
-
Câu 9:
Hình thức thụ tinh trong có ở loài nào sau đây?
A. Cá.
B. Ếch.
C. Gà.
D. Lươn.
-
Câu 10:
Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.
B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
-
Câu 11:
Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá tình sinh tinh trùng khi
A. Nông độ GnRH cao.
B. Nồng độ Testôstêron cao.
C. Nồng độ Testôstêron giảm.
D. Nồng độ FSH và LH giảm.
-
Câu 12:
Khi nói về quá trình thụ tinh ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.
(2) Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
(3) Thụ tinh chéo là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
(4) Động vật lưỡng tính có hình thức thụ tinh chéo.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Thể vàng sản sinh ra hooc
A. FSH
B. LH
C. Progesteron
D. Tiroxin
-
Câu 14:
Quá trình phát triển không qua biến thái của động vật gồm giai đoạn
A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
C. Hậu phôi
D. Phôi thai và sau khi sinh
-
Câu 15:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất?
A. Cá mập
B. Cá nhà táng
C. Cá thu
D. Cá chép
-
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài
B. các loài đẻ con đều thụ tinh trong
C. các loài thụ tinh ngoài thuờng đẻ rất nhiều trứng
D. thụ tinh ngoài cần có nước
-
Câu 17:
Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính?
(1). Số lượng gen trên mỗi phân tử ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng lớn
(2). Số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú
(3). Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen
(4). Bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 18:
Khi nói về sinh sản vô tính và hữu tính, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Con sinh ra bằng hình thức sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi với môi trường sống biến đổi cao hơn.
II. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân, sinh sản hữu tính dựa trên cơ sở của hiện tượng giảm phân và thụ tinh.
III. Sinh sản vô tính và hữu tính góp phần tạo ra sự đa dạng di truyền.
IV. Mỗi loài sinh vật chỉ có 1 trong 2 hình thức sinh sản, hoặc sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Hình thức thụ tinh ngoài có ở loài động vật nào sau đây
A. Ếch
B. Rắn hổ mang
C. Gà lôi rừng
D. Mèo nhà
-
Câu 20:
Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì
A. không nhất thiết phải cần môi trường nước
B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
C. hạn chế tiêu tốn năng lượng
D. cho hiệu suất thụ tinh cao
-
Câu 21:
Trong sinh sản hữu tính có một số loài đẻ trứng, ví dụ như:
A. cá chép, ếch đồng, nhái, chim, gà, vịt, thú mỏ vịt
B. lợn, chó, mèo, cá mập xanh
C. trâu, ngựa, vịt
D. tất cả đều sai
-
Câu 22:
Trong sinh sản hữu tính có một số loài đẻ con, ví dụ:
A. cá chép, ếch đồng, nhái, chim, gà, vịt, thú mỏ vịt
B. lợn, chó, mèo, cá mập xanh
C. trâu, ngựa, vịt
D. tất cả đều sai
-
Câu 23:
Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự
A. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
B. đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường
C. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
D. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường
-
Câu 24:
So sánh sự giống nhau giữa sinh sản hữu tính ở động vật và sinh sản hữu tính ở thực vật
A. Đều có sự kết hợp giao tử đực (n) và giao tử cái -> Hợp tử (2n)
B. Hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể mới mang TTDT của bố, mẹ
C. Quá trình giảm phân hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử
D. Cả A và B
-
Câu 25:
Điều không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật là
A. tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
B. các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh
C. giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau
D. một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo
-
Câu 26:
Ếch là loài:
A. Thụ tinh trong
B. Thụ tinh ngoài
C. Tự thụ tinh
D. Thụ tinh chéo
-
Câu 27:
Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp
A. của hai giao tử đực và giao tử cái
B. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
C. các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái
D. bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử
-
Câu 28:
Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?
A. giun đất, ốc sên, các chép
B. giun đất, cá trắm
C. giun đất, ốc sên
D. tằm, ong, cá
-
Câu 29:
Xét các đặc điểm sau:
(1) Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
(2) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di chuyền
(3) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
(4) Là hình thức sinh sản phổ biến
(5) Thích nghi tốt với môi trường sống ổn địnhNhững đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là
A. (4) và (5)
B. (2) và (5)
C. (2) và (3)
D. (1) và (5)
-
Câu 30:
Sinh vật lưỡng tính có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một loại cơ quan sinh sản sinh ra hai loại giao tử đực và cái
B. Mang cơ quan sinh sản đực và cái riêng biệt trên cùng một cơ thể
C. Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt mà giao tử được sinh ra từ bất kì tế bào nào của cơ thể
D. Tất cả động vật lưỡng tính đều có khả năng tự phối
-
Câu 31:
Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?
A. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
B. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
C. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con
D. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng
-
Câu 32:
Khi nói về hình thức sinh sản hữu tính, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, các cá thể mới rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống
B. Kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra cá thể mới thích nghi với môi trường sống
C. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất hai loại giao tử của bố và mẹ nên con rất giống với bố mẹ
D. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hình thành và hợp nhất hai loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội
-
Câu 33:
Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp
A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới
D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
-
Câu 34:
Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:
A. Hiệu suất sinh sản thấp hơn
B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn
C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản
D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con
-
Câu 35:
Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là
A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái
B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái
C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non
D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh
-
Câu 36:
Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh là:
A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo
C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo
D. thụ tinh trong và tự thụ tinh
-
Câu 37:
Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp là:
A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử- phát triển phôi và hình thành cơ thể mới
B. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- phát triển phôi và hình thành cơ thể mới
C. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới- thụ tinh tạo thành hợp tử- giảm phân hình thành tinh trùng và trứng
D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử
-
Câu 38:
Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là
A. Hiệu suất sinh sản thấp.
B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn.
C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ để tham gia vào quá trình sinh sản.
D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển con.
-
Câu 39:
Khi nói về hiện tượng đẻ con ở cá mập và cá heo, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cá mập và cá heo đều đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Cá mập và cá heo đều đẻ một con/lứa.
C. Trong thời kì mang thai phôi thai của cá heo lấy dinh dưỡng từ cơ thể mẹ còn cá mập thì không.
D. Trong thời kì mang thai nếu do một nguyên nhân nào đó niêm mạc tử cung bị bỏng thì cá mập và cá heo đều có thể bị xảy thai.
-
Câu 40:
Khi nói về chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng.
(1) Từ chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản chuyên biệt.
(2) Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính.
(3) Từ thụ tinh cần nước đến thụ tinh không cần nước.
(4) Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.
(5) Từ thụ tinh chéo đến tự thụ tinh.
(6) Từ con sinh ra chưa được chăm sóc đến chăm sóc nuôi dưỡng.
(7) Từ phân bào nguyên phân đến phân bào giảm phân.A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
-
Câu 41:
Khi nói về ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài, có bao nhiêu phát biểu
sau đây sai?
(1) Tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
(2) Trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
(3) Từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc
vào môi trường nước.
(4) Ít phụ thuộc vào môi trường nên hiệu quả sinh sản cao hơn.
(5) Tiết kiệm năng lượng và nguồn vật chất hơn.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 42:
Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hóa hơn thụ tinh trong là
A. số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn nên số lượng con sinh ra nhiều.
B. tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
C. trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
D. từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.
-
Câu 43:
So với tự thụ tinh thì thụ tinh chéo tiến hóa hơn. Nguyên nhân là vì:
A. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn bố mẹ khác nhau, tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn.
B. tự thụ tinh diễn ra đơn giản, thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
C. tự thụ tinh không có sự phân hóa giới tính, thụ tinh chéo có sự phân hóa giới tính ( đực và cái) khác nhau
D. tự thụ diễn ra trong môi trường nước, thụ tinh chéo diễn ra trong cơ quan sinh dục của con cái.
-
Câu 44:
Ngày thứ 14 đến ngày thứ 21
A. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, các cá thế mới rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống.
B. Kiểu sinh sản có sự kết hợp giữa các giao tử lưỡng bội để tạo ra cá thể mới thích nghi môi trường sống.
C. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất của hai loại giao tử bố và mẹ nên con rất giống với bố mẹ.
D. Kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hình thành và hợp nhất hai loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội.
-
Câu 45:
Cho các phát biểu sau:
I. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA giảm xuống rất mạnh; còn AAB
đạt trị số cực đại.
II. Giberelin có tác dụng làm dài các lóng thân ở cây 1 lá mầm
III. Auxin có tác dụng kích thích ra rễ phụ ở cành giâm
IV. Etylen có tác dụng gây rụng lá, rụng quả
Số phát biểu sai làA. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 46:
Biện pháp nào có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?
A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh
B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động
C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động
D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hợp tử
-
Câu 47:
Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là
A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng
-
Câu 48:
Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
A. Ngày thứ 12
B. Ngày thứ 14
C. Ngày thứ 13
D. Ngày thứ 25
-
Câu 49:
Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
A. 30 ngày
B. 26 ngày
C. 32 ngày
D. 28 ngày
-
Câu 50:
Muốn tăng nhanh đàn gia súc, người ta thường áp dụng những biện pháp nào sau đây?
- Tăng nhiều con đực
- Tăng nhiều con cái
- Bố trí số con đực và con cái như nhau
- Tách con non ra khỏi con mẹ sớm
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3