Trắc nghiệm Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
O2 trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào?
A. Quang phân li nước
B. Phân giải ATP
C. ôxi hóa glucôzơ
D. Khử CO2
-
Câu 2:
Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM:
A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá
B. Chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ- 1,5 diP
C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
D. Có 2 loại lục lạp
-
Câu 3:
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là:
A. Quang phân li nước
B. Chu trình Canvin
C. Pha sáng
D. Pha tối
-
Câu 4:
Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
A. NADPH, O2
B. ATP, NADPH
C. ATP, NADPH và O2
D. ATP và CO2
-
Câu 5:
Đặc điểm của nhóm thực vật CAM là
A. Các thực vật có rễ khí sinh như : Đước, sanh, gừa
B. Thực vật ưa hạn, sống ở sa mạc như dứa, xương rồng, thuốc bỏng, cây mọng nước
C. Thực vật sống ở vùng khí hậu ôn hòa như các loài rau, đậu, lúa, khoai
D. Thực vật thủy sinh như : Rong đuôi chó, sen, súng
-
Câu 6:
Tìm phát biểu đúng
1. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là anđêhit phôtphoglixêric.
2. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là ribulôzơ điphôtphat.
3. Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin.
4. Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền thuộc nhóm thực vật CAM.
A. 1,3
B. 2,4
C. 3
D. 2
-
Câu 7:
Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây?
A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp.
B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp.
C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp.
D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp.
-
Câu 8:
Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
B. và giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
-
Câu 9:
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
-
Câu 10:
Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?
A. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn (1).
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn (2).
D. Cả (1) và (2) đều đúng.
-
Câu 11:
Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2:
A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
B. và giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
-
Câu 12:
Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. khử APG thành AlPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP).
B. cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 - điP) → khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP) → cố định CO2.
D. cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP) → cố định CO2.
-
Câu 13:
Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat là:
A. ATP và NADPH.
B. NADPH và O2.
C. H2O và ATP.
D. ATP, ADP và ánh sáng mặt trời.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp.
-
Câu 15:
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
-
Câu 16:
Về bản chất, pha sáng của quang hợp là:
A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
-
Câu 17:
Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Màng ngoài
B. Tilacôit
C. Màng trong
D. Chất nền
-
Câu 18:
Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng:
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.