Trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Bò ăn cỏ, hổ ăn thịt thỏ đó là các ví dụ về kiểu quan hệ trong quần xã là
A. quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. kí sinh.
C. cộng sinh.
D. cạnh tranh.
-
Câu 2:
Trong quần xã, một loài sinh vật đã vô tình gây hại cho các loài khác trong khi bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì là đặc điểm của mối quan hệ
A. cạnh tranh.
B. ức chế - cảm nhiễm.
C. kí sinh.
D. sinh vật này ăn sinh vật khác.
-
Câu 3:
Trong quần xã, có các mối quan hệ hỗ trợ là
A. quan hệ hợp tác, quan hệ kí sinh, quan hệ cộng sinh.
B. quan hệ kí sinh, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cạnh tranh.
D. quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
-
Câu 4:
Trong một quần xã, mối quan hệ giữa chim, sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương là hình thức quan hệ
A. hội sinh.
B. cộng sinh.
C. kí sinh.
D. hợp tác.
-
Câu 5:
Đặc điểm, hai loài trong quần xã hợp tác với nhau trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại là đặc điểm của hình thức quan hệ
A. kí sinh.
B. cạnh tranh.
C. hội sinh.
D. hợp tác.
-
Câu 6:
Trong quần xã, sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi là đặc điểm của mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hợp tác.
C. hội sinh.
D. kí sinh.
-
Câu 7:
Trong các thành phẩm dưới đây, có bao nhiêu thành phần thuộc quần xã của một hệ sinh thái?
(1) Thực vật. (2) Động vật. (3) Con người. (4) Xác chết của sinh vật. (5) Tảo.
(6) Nước. (7) ôxi. (8) Nấm. (9) Mùn bã hữu cơ. (10) Chất thải của động vật.A. 5
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 8:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật?
(1) Độ đa dạng của quần xã khác nhau sẽ khác nhau và mức độ đa dạng phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
(2) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần do môi trường biến đôi theo hướng bất lợi cho sinh vật.
(3) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
(4) Để các loài cùng tổn tại trong cùng một quần xã thì khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
(5) Quần xã có độ đa dạng càng thấp thì độ ổn định càng cao vì lúc này nguồn sống cung cấp đủ cho nhu cầu sống của các loài trong quần xã.A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 9:
Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự phân bố các cá thể trong quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống từng loài và có xu hướng giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài.
B. Sự phân bố các sinh vật ở vùng ven bờ có thành phần loài kém đa dạng hơn so với vùng khơi xa.
C. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở các vùng có điều kiện sống thuận lợi.
D. Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới nhằm mục đích thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
-
Câu 10:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
C. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.
C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
-
Câu 12:
Loài ưu thế không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tần suất xuất hiện cao trong quần xã.
B. Có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác trong quần xã.
C. Có thể đóng vai trò là loài đặc trưng trong quần xã.
D. Thường có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn.
-
Câu 13:
Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:
A. Số lượng cá thể nhiều.
B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau.
C. Có nhiều tầng phân bố.
D. Có thành phần loài phong phú.
-
Câu 14:
Loài ngẫu nhiên là
A. Loài có tần suất xuất hện và độ phong phú cao.
B. Loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi bị suy vong.
C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp.
D. Loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
-
Câu 15:
Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là
A. loài ưu thế.
B. loài đặc trưng.
C. loài chủ chốt.
D. loài ngẫu nhiên.
-
Câu 16:
Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là
A. loài ưu thế.
B. loài đặc trưng.
C. loài chủ chốt.
D. loài ngẫu nhiên.
-
Câu 17:
Đặc trưng không phải của quần xã là
A. phân tầng trong không gian.
B. độ đang dạng loài.
C. loài đặc trưng và loài ưu thế.
D. mật độ cá thể.
-
Câu 18:
Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. quần thể thực vật.
D. nhóm sinh vật phân giải.
-
Câu 19:
Để tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, người ta thường thả cá theo kiểu
A. thả ghép.
B. chỉ nuôi cá tầng mặt.
C. chỉ nuôi cá tầng giữa.
D. chỉ nuôi cá tầng đáy.
-
Câu 20:
Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào
A. nhu cầu về nguồn sống.
B. diện tích của quần xã.
C. thay đổi do hoạt động của con người.
D. thay đổi do các quá trình tự nhiên.
-
Câu 21:
Trong quần xã sinh vật khi môi trường có điều kiện thuận lợi thì quần xã sẽ có
A. độ đa dạng thấp.
B. biến động mạnh mẽ.
C. ổn định ở trạng thái cân bằng.
D. độ đa dạng cao.
-
Câu 22:
Loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác được gọi là
A. loài đặc trưng.
B. loài ưu thế.
C. loài chủ chốt.
D. loài ngẫu nhiên.
-
Câu 23:
Các loài trong quần xã thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang là
A. do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
B. do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
C. do nhu cầu sống khác nhau của các loài.
D. do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
-
Câu 24:
Tỉ số % về số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã được gọi là
A. tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài.
B. cấu trúc của quần xã.
C. tính đa dạng về loài của quần xã.
D. độ phong phú (hay mức giàu có) của loài.
-
Câu 25:
Mỗi quần xã có các đặc trưng cơ bản là
A. đặc trưng về số lượng nhóm loài trong quần xã và đặc trưng về phân bố cá thể trong thời gian của quần xã.
B. đặc trưng về số lượng các cá thể trong mỗi quần thể và đặc trưng về phân bố cá thể trong thời gian của quần xã.
C. đặc trưng về cấu trúc tuổi của các quần thể trong quần xã và đặc trưng về phân bố cá thể trong thời gian của quần xã.
D. đặc trưng về thành phần loài trong quần xã và đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
-
Câu 26:
Trong các đặc trưng cơ bản của quần xã, đặc trưng về thành phần loài được thể hiện
A. qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng các cá thể của quần thể; loài ưu thế và thứ yếu.
B. qua số lượng các quần thể trong loài, số lượng các cá thể của quần thể; loài chủ chốt và loài đặc trưng.
C. qua số lượng các cá thể trong quần thể, đặc điểm phân bố; loài ưu thế và loài đặc trưng.
D. qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng các cá thể của loài; loài ưu thế và loài đặc trưng.
-
Câu 27:
Loài ưu thế là
A. loài chỉ có mặt trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
B. những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh.
C. loài có tần số xuất hiện và phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm cho mức đa dạng của quần xã tăng lên.
D. là loài đóng vai trò thay thế cho loài khác khi loài đó vì một lí do nào đó bất thường nên đã bị diệt vong.
-
Câu 28:
Đặc trưng không có ở quần xã là
A. độ đa dạng.
B. loài đặc trưng và loài ưu thế.
C. tỷ lệ giới tính.
D. sự phân tầng.
-
Câu 29:
Trong ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau, chủ yếu để...
A. làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
B. thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau.
C. thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng.
D. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
-
Câu 30:
Loài thực vật hạt kín ở quần xã trên cạn, có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh ảnh hưởng lớn tới khí hậu của môi trường. Loài này là
A. loài đặc trưng.
B. loài ưu thế.
C. loài ngẫu nhiên.
D. loài chủ chốt.
-
Câu 31:
Sự phân tầng thẳng đứng trong rừng mưa nhiệt đới là do:
A. Các quần thể phân bố ngẫu nhiên.
B. Trong quần xã có nhiều quần thể cùng loài.
C. Nhu cầu không đồng đều về điều kiện chiếu sáng trong rừng.
D. Sự phân bố các quần thể trong không gian phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật sống trong rừng.
-
Câu 32:
Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật trên cạn là:
A. Thực vật thân gỗ có hoa.
B. Thực vật thân bò có hoa.
C. Thực vật hạt trần.
D. Thực vật sinh sản sinh dưỡng.
-
Câu 33:
Loài thứ yếu là
A. loài chỉ có trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
B. loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
C. loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
D. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng quần xã.
-
Câu 34:
Loài ưu thế là
A. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển quần xã.
B. loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
C. loài chỉ có trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
D. loài đóng vai trò thay thế cho các loài khác khi mà các loài khác bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
-
Câu 35:
Cây xanh và một số vi sinh vật có màu xanh là sinh vật tự dưỡng, động vật và phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng. Cơ sở của việc chia ra nhóm sinh vật trong quần xã như trên là
A. dựa vào vai trò số lượng các nhóm loài.
B. dựa vào đặc điểm hoạt động của sinh vật.
C. dựa vào hoạt động chức năng của các loài.
D. dựa vào mức độ phụ thuộc của sinh vật vào môi trường.
-
Câu 36:
Vai trò số lượng các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng:
A. tần suất xuất hiện và tỷ lệ đực/cái của loài.
B. tỷ lệ các nhóm tuổi và độ phong phú của loài.
C. tần suất xuất hiện và độ phong phú của loài.
D. độ phong phú và tỷ lệ đực/cái của loài.
-
Câu 37:
Các cây cọ trên đồi Phú Thọ thuộc về nhóm loài
A. ưu thế.
B. thứ yếu.
C. lạc lõng.
D. ngẫu nhiên.
-
Câu 38:
Trong không gian của quần xã, sự phân bố các cá thể của các loài có các kiểu là
A. phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.
B. phân bố theo kiểu phân tầng và phân bố theo chiều thẳng đứng.
C. phân bố theo kiểu vòng cung và phân bố theo chiều ngang.
D. phân bố theo chiều ngang và phân bố theo nhóm.
-
Câu 39:
Trong không gian của quần xã, sự phân bố các cá thể của các loài có xu hướng
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
B. làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và làm cho hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường giảm xuống.
C. làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài và làm cho hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường giảm xuống.
-
Câu 40:
Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là
A. trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thuỷ sinh…
B. trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật…
C. rừng ngập mặn ở Xuân Thuỷ, Nam Định có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật,…
D. trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ.
-
Câu 41:
Quần xã là
A. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài sống trong những môi trường gian xác định, các cá thể quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt sinh sản và phát triển ổn định theo thời gian.
B. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. tập hợp các sinh vật khác loài, sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ với nhau về mặt sinh sản và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển không ổn định theo thời gian.
-
Câu 42:
Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là một ví dụ về:
A. diễn thế nguyên sinh.
B. diễn thế thứ sinh.
C. diễn thế phân hủy
D. diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế thứ sinh
-
Câu 43:
Tính đa dạng về loài quần xã là
A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
-
Câu 44:
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là
A. giun sán sống trong cơ thể lợn
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
C. vi khuẩn lam sống cùng với nấm
D. thỏ và chó sói sống trong rừng
-
Câu 45:
Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh
-
Câu 46:
Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. Cạnh tranh
B. Kí sinh
C. Hợp tác
D. Cộng sinh
-
Câu 47:
Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là
A. hiện tượng khống chế sinh học
B. trạng thái cân bằng của quần thể.
C. trạng thái cân bằng sinh học
D. sự điều hòa mật độ
-
Câu 48:
Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau
C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
-
Câu 49:
Các kiểu quan hệ đối kháng trong quần xã là
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh
-
Câu 50:
Một quần xã ổn định thường có
A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.
B. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp