Trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là:
A. Nắm được qui luật phát triển của quần xã.
B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
C. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
D. Xây dựng được kế hoạch dài hạn cho nông lâm ngư nghiệp.
-
Câu 2:
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế là
A. do sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một loài.
B. do các loài đều sinh sản nhiều làm mật độ tăng quá cao.
C. do mỗi sinh vật sau khi sinh ra đều lớn lên, sinh sản và chết.
D. do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 3:
Điểm không đúng khi nói về diễn thế là
A. diễn thế thường là một quá trình không định hướng, không thể dự báo được.
B. diễn thế thường là một quá trình có định hướng, có thể dự báo được.
C. nguyên nhân gây ra diễn thế có thế có nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
D. diễn thế sinh thái có hai dạng là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
-
Câu 4:
Diễn thế thứ sinh là
A. diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
B. diễn thế xảy ra ở môi trường mới có một quần xã sinh vật, sau đó quần xã đã phát triển nhanh chóng.
C. diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống, nhưng nay đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
D. diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một loài sinh vật đã từng sống, nhưng nay đã tuyệt chủng hoàn toàn.
-
Câu 5:
Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định được gọi là diễn thế
A. thứ sinh.
B. sinh thái.
C. phân huỷ.
D. nguyên sinh.
-
Câu 6:
Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi đột của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi đột của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, mà nguyên nhân là do sự biến đổi của môi trường.
-
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là đúng?
(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.
(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.
(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.
(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật ăn thịt bậc 1.
(2) Các loài động vật ăn thực vật thường được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng năng lượng lớn hơn tổng năng lượng của tất cả các bậc dinh dưỡng còn lại.
(4) Các loài sinh vật được xếp vào một bậc dinh dưỡng phải sử dụng cùng một loại thức ăn.
(5) Bậc dinh dưỡng cấp 1 chỉ bao gồm các loài sinh vật tự dưỡng.
(6) Bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất chuyển hóa năng lượng càng nhỏ.A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo → giáp xác chân chèo → cá trích → cá thu → cá mập. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Chuỗi thức ăn trên bao gồm 1 nhóm sinh vật sản xuất và 4 nhóm sinh vật tiêu thụ.
(2) Tảo là nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn này.
(3) Tảo là nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất trong chuỗi thức ăn này.
(4) Cá mập là nhóm sinh vật có sinh khối nhỏ nhất trong chuỗi thức ăn này.
(5) Tháp số lượng của chuỗi thức ăn này là dạng tháp chuẩn.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Cho chuỗi thức ăn sau đây:
Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Chuột đồng làA. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật ăn thực vật.
C. sinh vật ăn thịt bậc 1.
D. sinh vật ăn thịt bậc 2.
-
Câu 12:
Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng. Đây là phương pháp bảo vệ thực vật dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài.
B. hỗ trợ cùng loài.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. khống chế sinh học.
-
Câu 13:
Năng suất sơ cấp của thực vật bậc cao phụ thuộc vào:
A. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất tốt, cường độ thoát hơi nước thấp.
B. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất nghèo kiệt, cường độ thoát hơi nước.
C. Cường độ chiếu sáng không thích hợp, đất tốt.
D. Cường độ chiếu sáng thích hợp, đất tốt, độ bão hòa của không khí.
-
Câu 14:
Ý có nội dung không đúng về nguyên tắc xây dựng ba loại tháp sinh thái là
A. tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng của tất cả các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng trung bình của tất cả các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thế tích, trong một thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
-
Câu 15:
Khống chế sinh học là
A. hiện tượng số lượng cá thể của một loài tăng quá cao đã gây ra hiện tượng ức chế sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của làm cho số lượng cá thể của loài đó bị quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
B. hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của mối quan hệ giữa quần thể và môi trường đã gây ra sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
C. hiện tượng số lượng cá thể của mỗi loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
D. hiện tượng số lượng cá thể của mỗi loài không bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 16:
Có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản là chuỗi thức ăn khởi đầu bằng
A. sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.
B. sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật tiêu thụ và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.
D. sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật.
-
Câu 17:
Trong quần xã, một loài hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là
A. loài ưu thế.
B. loài chủ chốt.
C. loài đặc trưng.
D. loài thứ yếu.
-
Câu 18:
Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là
A. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
B. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
C. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ.
D. quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái.
-
Câu 19:
Trong quần xã, nhóm loài trong quá trình hoạt động tạo ra nhiều sinh khối nhất là
A. sinh vật dị dưỡng.
B. động vật ăn thịt bậc dinh dưỡng cấp 2.
C. sinh vật tự dưỡng.
D. động vật ăn cỏ.
-
Câu 20:
Loài nào trong số các loài sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
A. Lúa.
B. Ngô.
C. Tảo lam.
D. Chuột.
-
Câu 21:
Tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn là
A. tháp năng lượng.
B. tháp sinh khối.
C. tháp số lượng.
D. tháp tuổi.
-
Câu 22:
Trong các quan hệ giữa các loài trong quần xã được xem là những động lực quan trọng của quá trình tiến hoá là
A. hội sinh.
B. cạnh tranh.
C. hợp tác.
D. cộng sinh.
-
Câu 23:
Khi xây dựng tháp sinh thái về số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng thì tháp có đáy hẹp đỉnh rộng thể hiện mối quan hệ giữa hai loài
A. vật chủ - vật ký sinh.
B. thực vật - động vật ăn thực vật.
C. động vật ăn thực vật - động vật ăn thịt.
D. động vật ăn thịt bậc 1 - động vật ăn thịt bậc 2.
-
Câu 24:
Ví dụ nào sau đây nói về quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A. Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về dinh dưỡng.
B. Các cây ưa sáng trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng.
C. Hai loài trùng cỏ cùng ăn vi sinh vật cạnh tranh thức ăn.
D. Khuẩn lam tiết các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh.
-
Câu 25:
Trong quần xã sinh vật, sự phân li ổ sinh thái xảy ra khi
A. các loài gần nhau về nguồn gốc cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
B. các loài khác xa nhau về nguồn gốc cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
C. các loài gần nhau về nguồn gốc sử dụng nguồn thức ăn khác nhau.
D. có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn.
-
Câu 26:
Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì gọi là
A. quan hệ cộng sinh.
B. quan hệ hợp tác.
C. quan hệ hội sinh.
D. quan hệ kí sinh.
-
Câu 27:
Điều khẳng định nào sau đây về mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt là đúng?
A. Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng ít.
B. Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít.
C. Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông.
D. Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng đông.
-
Câu 28:
Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hợp tác.
C. hội sinh.
D. kí sinh.
-
Câu 29:
Cho các mối quan hệ sau:
1. Vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu. 2. Hải quỳ và cua.
3 Cây phong lan trên các cây gỗ. 4. Dây tơ hồng trên cây cúc tần.
5. Tỏi tiết chất kìm hãm 1 số loài xung quanh nó. 6. Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng.
7. Trùng roi trong ruột mối.
Thuộc quan hệ đối kháng gồm cóA. 1, 3, 6.
B. 4, 5, 6.
C. 5, 6, 7.
D. 2, 4, 6.7.
-
Câu 30:
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ
A. hỗ trợ.
B. ức chế-cảm nhiễm.
C. đối kháng.
D. cạnh tranh.
-
Câu 31:
Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Đây là bản chất của mối quan hệ
A. cạnh tranh.
B. kí sinh.
C. ức chế-cảm nhiễm.
D. sinh vật này ăn sinh vật khác.
-
Câu 32:
Các cá thể khác loài không có kiểu cạnh tranh nào dưới đây?
A. cạnh tranh giành thức ăn.
B. cạnh tranh giành nơi ở.
C. cạnh tranh giao phối.
D. cạnh tranh nơi kiếm ăn.
-
Câu 33:
Điểm giống nhau cơ bản giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác là
A. hai hay nhiều loài tham gia cộng sinh hay hợp tác đều có lợi.
B. quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác đều không phải là quan hệ nhất thiết phải có đối với mỗi loài.
C. hai loài cộng sinh hay hợp tác với nhau thì chỉ có một loài có lợi.
D. có ít nhất một loài không có lợi gì.
-
Câu 34:
Lan sống trên cành cây khác là quan hệ:
A. Kí sinh.
B. Cộng sinh.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
-
Câu 35:
Trong những mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào sẽ có tháp sinh thái (số lượng) bị đảo ngược?
A. Thực vật – động vật ăn thực vật.
B. Vật chủ – kí sinh.
C. Cạnh tranh khác loài.
D. Con mồi - vật dữ.
-
Câu 36:
Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác quan hệ này gọi là quan hệ
A. cạnh tranh.
B. ức chế cảm nhiễm.
C. cộng sinh.
D. ký sinh.
-
Câu 37:
Trong quan hệ hỗ trợ
A. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
B. loài được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái.
C. cả hai loài ít nhiều đều bị hại.
D. một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác.
-
Câu 38:
Mối quan hệ nào sau đây thuộc mối quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu.
B. Dây tơ hồng bám trên thân cây khác.
C. Giun sống trong cơ quan tiêu hóa của động vật.
D. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn.
-
Câu 39:
Ví dụ nào sau đây nói về quan hệ hợp tác?
A. Phong lan bám trên các cây thân gỗ.
B. Sáo thường đậu trên lưng trâu, bắt chấy bắt rận để ăn.
C. Cá ép tìm cá lớn và ép chặt thân vào cá lớn để dễ di chuyển đi xa.
D. Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại.
-
Câu 40:
Trong thực tế đời sống, người ta thường dùng loài sinh vật này để tiêu diệt loài sinh vật khác. Biện pháp này gọi là sử dụng thiên địch. Ưu điểm nào sau đây không thuộc về biện pháp này?
A. Hiệu quả rất nhanh, không phụ thuộc thời tiết khí hậu.
B. Không gây ô nhiễm môi trường.
C. Không gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
D. Có tác dụng lâu dài.
-
Câu 41:
Mùa hè, một số vùng biển có hiện tượng “thủy triều đỏ” do tảo nở hoa, gây chết hàng loạt các động vật biển. Đó là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây?
A. Ức chế cảm nhiễm.
B. Cạnh tranh.
C. Kí sinh.
D. Cộng sinh.
-
Câu 42:
Trong quần xã, quan hệ cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khi
A. hai loài có chung nơi ở.
B. hai loài có chung thời gian hoạt động.
C. hai loài có chung nguồn sống.
D. hai loài có chung một kẻ thù.
-
Câu 43:
Trường hợp nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?
A. Kí sinh- vật chủ.
B. Vật ăn thịt- con mồi.
C. Ức chế cảm nhiễm.
D. Tự tỉa thưa ở thực vật.
-
Câu 44:
Dây tơ hồng trên cây bụi thấp thể hiện mối quan hệ
A. Kí sinh.
B. Cộng sinh.
C. Hội sinh.
D. Ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 45:
Trong mối quan hệ tương tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối được biểu diễn là
A. +/-
B. +/ +.
C. -/-
D. 0/+.
-
Câu 46:
Cây tỏi tiết ra chất gây ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật ở cùng môi trường sống là ví dụ về mối quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm.
B. kí sinh.
C. cạnh tranh.
D. hội sinh.
-
Câu 47:
Trong mối quan hệ hợp tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa nhạn bể và cò khi chúng làm tổ chung được biểu diễn là
A. +/-
B. +/ +.
C. C. -/-
D. 0/+.
-
Câu 48:
Trong quần xã, mối quan hệ giữa các loài mà không có loài nào có lợi là
A. sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
B. ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh.
C. hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. hợp tác, ức chế - cảm nhiễm.
-
Câu 49:
Trong quần xã, mối quan hệ giữa các loài mà chỉ có một loài có lợi là
A. hợp tác, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
B. hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, kí sinh.
C. hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh.
D. hội sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 50:
Trong quần xã thường có các mối quan hệ đối kháng là
A. cạnh tranh, hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. cộng sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. cạnh tranh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.