Trắc nghiệm Quần thể Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về kích thước của quần thể sinh vật?
I. Kích thước quần thể là không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
II. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
III. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
IV. Kích thước quần thể luôn ổn định và giống nhau ở tất cả các quần thể cùng loài.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 2:
Trong các đặc điểm sau đây có bao nhiêu đặc điểm đặc trưng cho loài có tốc độ tăng trưởng quần thể chậm:
I. Kích thước cơ thể lớn
II. Tuổi thọ cao
III. Tuổi sinh sản lần đầu đến sớm
IV. Dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 3:
Kiểu phân bố nào thường xuất hiện khi quần thể sống trong điều kiện môi trường đồng nhất?
A. Phân bố đều và phân bố ngẫu nhiên.
B. Phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo nhóm.
D. Phân bố đều và phân bố theo nhóm.
-
Câu 4:
Cho các yếu tố sau đây:
I. Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể
II. Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể hoặc ra khỏi quần thể
III. Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường
IV. sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I, II, III
B. I, II, III và IV
C. I, II
D. I, II, IV
-
Câu 5:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
-
Câu 6:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể ?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu hơn sẽ bị đào thải ra khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 7:
Xét các trường hợp sau:
(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả dẫn đến làm giảm mật độ cá thể của quần thể
(2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau
(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể
(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 8:
Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (2), (3), (4)
-
Câu 9:
Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?
A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
B. Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.
C. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
-
Câu 10:
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
A. theo chu kì mùa.
B. theo chu kì nhiều năm.
C. không theo chu kì.
D. theo chu kì tuần trăng.
-
Câu 11:
Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:
A. di cư và nhập cư
B. dịch bệnh
C. khống chế sinh học
D. sinh và tử
-
Câu 12:
Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. sức sinh sản
B. các yếu tố không phụ thuộc mật độ
C. sức tăng trưởng của quần thể
D. nguồn thức ăn từ môi trường
-
Câu 13:
Trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố đồng đều thường gặp khi:
A. các cá thể sống thành nhóm ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất
B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh giữa các cá thể
D. điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh giữa các cá thể
-
Câu 14:
Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:
A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
-
Câu 15:
Ở cây trồng nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đối với giai đoạn nào?
A. Cây ra hoa
B. Cây con
C. Cây trưởng thành
D. Hạt nảy mầm
-
Câu 16:
Ý nghĩa của quy tắc Becman là:
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể
B. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường
C. động vật có tai, đuôi và các chi bé, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể
D. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể
-
Câu 17:
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng
B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm
D. biến động không theo chu kì
-
Câu 18:
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm.
B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm.
D. biến động theo chu kì tuần trăng.
-
Câu 19:
Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3, 4
C. 2, 3
D. 2, 3, 4
-
Câu 20:
Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng.
B. Nước.
C. Hữu sinh.
D. Nhiệt độ.
-
Câu 21:
Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. nhiệt độ.
B. ánh sáng.
C. độ ẩm.
D. không khí.
-
Câu 22:
Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A. biến động kích thước.
B. biến động di truyền.
C. biến động số lượng.
D. biến động cấu trúc.
-
Câu 23:
Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
-
Câu 24:
Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
A. Tỉ lệ sinh của quần thể.
B. Tỉ lệ tử của quần thể.
C. Nguồn sống của quần thể.
D. Sức chứa của môi trường.
-
Câu 25:
Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
A. mức sinh sản và tử vong.
B. sự xuất cư và nhập cư.
C. mức tử vong và xuất cư.
D. mức sinh sản và nhập cư.
-
Câu 26:
Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A. mức sinh sản.
B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.
D. sự nhập cư.
-
Câu 27:
Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản.
B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.
D. sự nhập cư.
-
Câu 28:
Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm.
B. giảm tỉ lệ sinh.
C. tăng giao phối tự do.
D. tăng cạnh tranh.
-
Câu 29:
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm.
B. mất hiệu quả nhóm.
C. gen lặn có hại biểu hiện.
D. không kiếm đủ ăn.
-
Câu 30:
Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng
-
Câu 31:
Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu.
B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn.
D. kích thước phát tán.
-
Câu 32:
Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II
B. I, II và III
C. I, II và IV
D. I, II, III và IV
-
Câu 33:
Kích thước của quần thể sinh vật là:
.A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
-
Câu 34:
Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu.
2. Kích thước tối đa.
3. Kích thước trung bình.
4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 2, 3, 4
D. 3, 4
-
Câu 35:
Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
-
Câu 36:
Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
-
Câu 37:
Kích thước của một quần thể không phải là:
A. tổng số cá thể của nó.
B. tổng sinh khối của nó.
C. năng lượng tích luỹ trong nó.
D. kích thước nơi nó sống.
-
Câu 38:
Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:
A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế.
B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản.
-
Câu 39:
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
-
Câu 40:
Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
-
Câu 41:
Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A. Rái cá trong hồ.
B. Ếch nhái ven hồ.
C. Ba ba ven sông.
D. Khuẩn lam trong hồ.
-
Câu 42:
Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
-
Câu 43:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
-
Câu 44:
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
-
Câu 45:
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
-
Câu 46:
Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
-
Câu 47:
Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
-
Câu 48:
Tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài.
B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. tuổi thọ do môi trường quyết định.
-
Câu 49:
Tuổi sinh lí là:
A. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
B. tuổi bình quân của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời điểm có thể sinh sản.
-
Câu 50:
Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:
A. tuổi thọ quần thể.
B. tỉ lệ giới tính.
C. tỉ lệ phân hoá.
D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.