Trắc nghiệm Quần thể Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:
A. Số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ tăng theo
B. Số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ giảm theo
C. Số lượng thỏ tăng → số lượng mèo rừng tăng theo
D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào 1 thời điểm
-
Câu 2:
Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:
A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
-
Câu 3:
Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm
B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì
D. không biến động số lượng
-
Câu 4:
Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là:
A. khống chế sinh học
B. ức chế - cảm nhiễm
C. cân bằng quần thể
D. nhịp sinh học
-
Câu 5:
Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
D. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
-
Câu 6:
Để xác định số lượng loài cá và độ đa dạng loài của quần xã sinh vật trong ao, người ta sử dụng phương phắp bắt thả lại theo Seber, 1982. Lần thứ nhất bắt được 20 con cá trắm và 19 con cá mè. Lần thứ hai bắt được 24 con cá trắm và 15 con cá mè, trong đó có 17 con cá trắm và 12 con cá mè đã được đánh dấu từ lần 1. Giả sử quần xã chỉ có hai loài cá trên, số cá thể khi tính toán được làm tròn đến mức đơn vị (cá thể). Tổng số cá thể của hai loài là:
A. 50
B. 53
C. 56
D. 58
-
Câu 7:
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. nguồn sống của môi trường không đủ cho sự phát triển của quần thể.
D. kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn.
-
Câu 8:
Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.
Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 9:
Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.
Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:
A. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành thể hiện rõ ở đường cong số I
B. Đường cong số II thường gặp ở một số loài như người và thú cỡ lớn trong tự nhiên.
C. Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít.
D. Đối với các loài có chiến thuật sinh sản kiểu bùng nổ, tạo ra một số lượng khổng lồ con non trong một thời gian ngắn thường có đường cong sống sót kiểu II
-
Câu 10:
Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.
A. Quần thể voi rừng
B. Quần thể chuột thảo nguyên.
C. Quần thể ngựa vằn.
D. Quần thể trâu rừng.
-
Câu 11:
Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
A. Quần thể cá trê.
B. Quần thể rái cá.
C. Quần thể cá chép.
D. Quần thể ốc bươu vàng.
-
Câu 12:
Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:
Cho các nhận xét sau:
(1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
(2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.
Số nhận xét đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
II. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
III. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
IV. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.
Số phát biểu sai là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 14:
Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đưa đến hậu quả gì?
A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt
B. Quần thể bị phân chia thành hai
C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể
D. Phần lớn cá thể bị chết do dịch bệnh
-
Câu 15:
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng tháy suy giảm dẫn tới mức diệt vong. Nguyên nhân là do
A. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường
B. khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực cá thể cái ít
C. số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể
D. cả A, B và C
-
Câu 16:
Những yếu tố nào có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể?
(1) Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể.
(2) Các bệnh dịch truyền nhiễm.
(3) Tập tính ăn thịt.
(4) Các chất thải độc do quần thể sinh ra.
(5) Tỉ lệ giới tính.
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (1), (2), (3) và (5)
C. (2), (3), (4) và (5)
D. (1), (3), (4) và (5)
-
Câu 17:
Cho các phát biểu say về kích thước của quần thể:
(1) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì cấu trúc.
(2) Nếu vượt quá kích thước tối đa thì số lượng sẽ nhanh chóng giảm vì giao phối gần dễ xảy ra làm 1 số lớn cá thể bị chết do thoái hóa giống.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể là nguồn thức ăn, nơi ở, sự phát tán cá thể trong quần thể.
(4) Số lượng cá thể của quần thể luôn là một hằng số (ổn định không đổi).
(5) Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của 2 loài trùng cỏ P. caudatum và P. aruelia cùng ăn một loại thức ăn trong những điều kiện thí nghiệm khác nhau, người ta thu được kết quả thể hiện ở đồ thị dưới đây.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa của loài 2 (P. aruelia) đều cao hơn loài 1 (P. caudatum)
B. Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng quần thể của loài 1 và loài 2 đều đạt giá trị tối đa vào khoảng ngày thứ tư của quá trình nuôi cấy.
C. Khi nuôi chung 2 loài trong cùng 1 bể nuôi sẽ xảy ra sự phân li ổ sinh thái.
D. Loài 2 có khả năng cạnh tranh cao hơn loài 1.
-
Câu 19:
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của 1 quần thể chim: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất – nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kích thước của quần thể thể tăng 6% trong 1 năm.
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai la 0,27 cá thể/ha.
-
Câu 20:
Xét quần thể các loài:
(1) Cá trích (2) Cá mập (3) Tép (4) Tôm bạc
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (2), (3),(4) và (1)
C. (2), (1), (4) và (3)
D. (3), (2), (1) và (4)
-
Câu 21:
Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối
B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
-
Câu 22:
Về phương diện lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong những điều kiện nào?
A. Nguồn sống của môi trường rất dồi dào
B. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn
C. Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học đều thuận lợi cho sự sinh sản
D. Cả A, B và C
-
Câu 23:
Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể?
A. mức sinh sản
B. mức tử vong
C. mức xuất cư và nhập cư
D. Cả A, B và C
-
Câu 24:
Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
(1). Lớp lá rụng nền rừng
(2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(3). Đất
(4). Hơi ẩm
(5). Chim làm tổ trên cây
(6). Gió
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 25:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.
QUẢNG CÁO
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng lẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
A. Hỗ trợ cùng loài.
B. Kí sinh cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài
D. Vật ăn thịt – con mồi.
-
Câu 27:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1). Cạnh tranh gay gắt làm 1 loài sống sót, 1 loài bị diệt vong.
(2). Nếu 2 loài khác bậc phân loại, loài nào tiến hoá hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
(3). Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân thành các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn, nơi ở.
(4). Loài nào sinh sản nhanh hơn, kích thước cơ thể lớn hơn, số lượng nhiều hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng. Còn loài kia bị diệt vong.
Tổ hợp các ý đúng là:
A. (2), (3)
B. (2), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (4)
-
Câu 28:
Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần xã là
A. do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể
B. do tất cả các cá thể đó có ổ sinh thái trùm lên nhau hoàn toàn
C. do môi trường thay đổi không ngừng.
D. do các loài có nơi ở giống nhau.
-
Câu 29:
Cho các ví dụ minh họa sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
(2) Các con cá sống trong cùng một ao.
(3) Tập hợp các cây thông trong môi trường thông ở Đà Lạt.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
(6) Các con chuột trong vườn nhà.
Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 30:
Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài
B. cạnh tranh cùng loài
C. hỗ trợ khác loài
D. ức chế - cảm nhiễm
-
Câu 31:
Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của
A. cạnh tranh cùng loài
B. cạnh tranh khác loài
C. thiếu chất dinh dưỡng
D. sâu bệnh phá hoại
-
Câu 32:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh trạnh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loài giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự CLTN.
(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 33:
Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) Cá trắm cỏ trong ao. (3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6)
D. (2), (3), (4) và (6)
-
Câu 34:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.
(2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.
B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở
C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.
D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.
-
Câu 36:
Giữa các sinh vật cùng loài có 2 mối quan hệ nào sau đây?
A. hỗ trợ và cạnh tranh
B. quần tụ hỗ trợ
C. ức chế và hỗ trợ
D. cạnh tranh và đối địch
-
Câu 37:
Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là
A. môi trường sống
B. ngoại cảnh
C. nơi sinh sống của quần thể
D. ổ sinh thái
-
Câu 38:
Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là
A. so có cùng nhu cầu sống
B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi
C. đối phó với kẻ thù
D. mật độ cao
-
Câu 39:
Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố
A. ổ sinh thái
B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi
C. ổ sinh thái, hình thái
D. hình thái, tỉ lệ đực – cái
-
Câu 40:
Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
-
Câu 41:
Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể
B. tập hợp cá thể voi
C. quần xã
D. hệ sinh thái
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
-
Câu 43:
Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến
II. Giao phối không ngẫu nhiên
III. Di - nhập gen
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 44:
Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ
B. Tập tính sinh sản của loài.
C. Điều kiện dinh dưỡng.
D. Mật độ cá thể của quần thể.
-
Câu 45:
Số lượng cá thể của quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như số lượng giảm hẳn. Như vậy, đây là dạng biến động số lượng cá thể của quần thể quần thể
A. theo chu kỳ mùa
B. theo chu kỳ năm
C. không theo chu kỳ
D. theo chu kì nhiều năm
-
Câu 46:
Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chi có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là.
A. (1),(4)
B. (2), (4)
C. (3), (4)
D. (2), (3)
-
Câu 47:
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có đế duy trì và phát triển
B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.
D. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.
-
Câu 48:
Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là
A. Nòi địa lí.
B. Nòi địa lí.
C. Cá thể.
D. Quần thể
-
Câu 49:
Trong rừng nhiệt đới có các loài: Voi, sóc lông xám, chuột, ngựa vằn. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật nào thường có kích thước lớn nhất
A. Chuột.
B. Sóc lông xám.
C. Voi.
D. Ngựa vằn.
-
Câu 50:
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4