Trắc nghiệm Quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước
-
Câu 2:
Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?
A. trồng các cây họ Đậu
B. trồng các cây lâu năm
C. trồng các cây một năm
D. bổ sung phân đạm hóa học
-
Câu 3:
Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
III. Xây dựng hệ thống cá khu bảo toàn thiên nhiên.
IV. Vận động đông bào dân tộc sống định canh định cư tránh đốt rừng làm nương rẫy.
V. Tăng cường xây dựng các đập thủy điện.
VI. Sử dụng biện pháp hóa học trong nông ngiệp.
VII. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn.
VIII. Khai phá rừng lấn biển lấp sông mở rộng thành phố xây sân bay bến cảng.
IX. Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa hóa học làm sạch mầm bênh trong đất và nước.
X. Nước thải công nghiệp y tế phải xử lí theo qui định trước khi thải ra cộng đồng.A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 4:
Để khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, người ta đề xuất các biện pháp sau:
I. Tích cực trồng rừng để cung cấp vừa đủ gỗ củi cho sinh hoạt và phát triển kinh tế.
II. Khai hoang đất và cải tạo thường xuyên để nâng cao độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn đất.
III. Tích cực bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước, khai thác thuỷ hải sản ở mức độ vừa phải và đúng kỹ thuật.
IV. Xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý vào những nơi hoang vu, ít có sinh vật sinh sống để tiết kiệm chi phí
V. Tăng cường xây dựng các hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, nhiệt điện... để phục vụ phát triển kinh tế.
Số phương án hợp lý là:A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 5:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
I. Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
III. Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cu.
IV. Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
V. Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
I. Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
II. Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
III. Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
IV. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
V. Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Trong các dạng tài nguyên được kể tên sau đây, có bao nhiêu dạng tài nguyên tái sinh?
I. Khoáng sản.
II. Năng lượng sóng biển và năng lượng thuỷ triều.
III. Sinh vật.
IV. Năng lượng mặt trời.
V. Đất và không khí sạch.
VI. Nước.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Trong các hoạt động sau:
I. Đắp đập ngăn sông làm thủy điện.
II. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.
III. Khai thác những cây gỗ già trong rừng.
IV. Khai phá đất hoang.
V. Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa làm sạch mầm bệnh trong đất và nước.
Những hoạt động nào được xem là điều khiển diễn thế sinh thái theo hướng có lợi cho con người và thiên nhiên?A. I, III, IV.
B. I, II, III, V.
C. II, III, IV.
D. II, IV, V.
-
Câu 9:
Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do
A. núi lửa hoạt động tạo ra nhiều CO2 và bụi.
B. thiên tai bão lũ gây ra thay đổi nhanh về khí hậu.
C. các sinh vật sống ký sinh gây bệnh cho con người.
D. hoạt động của con người gây ra.
-
Câu 10:
Tài nguyên nào không phải là tài nguyên tái sinh?
A. Tài nguyên sinh vật.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên đất.
D. Tài nguyên khí đốt thiên nhiên.
-
Câu 11:
Biện pháp nào sau đây có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái?
A. Bảo vệ các loài sinh vật.
B. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
C. Phục hồi rừng và trồng rừng mới ở các khu đất trống, đồi trọc.
D. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trên trái đất.
-
Câu 12:
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Phương án đúng là:A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (3), (4), (6).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (5).
-
Câu 13:
Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
B. Địa nhiệt và khoáng sản.
C. Đất, nước và sinh vật.
D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.
-
Câu 14:
Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt độngA. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (3).
D. (3) và (4).
-
Câu 15:
Để đảm bảo cân bằng sinh học trong tự nhiên, tăng năng suất, chống ô nhiễm môi trường, trong sản xuất nông nghiệp càng phải đẩy mạnh việc phòng trừ sâu bệnh bằng cách sử dụng
A. biện pháp đấu tranh sinh học và phòng trừ tổng hợp.
B. các loại thuốc hoá học phòng trừ đặc hiệu.
C. các loại tia phóng xạ gây đột biến sinh vật gây bệnh.
D. các loại thuốc hoá học có độ độc thấp.
-
Câu 16:
Con người đã có cố gắng quan trọng trong việc “cải tạo” khí hậu là
A. khử mặn nước biển.
B. sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.
C. tăng cường trồng rừng.
D. sử dụng than củi trong sinh hoạt.
-
Câu 17:
Một trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là
A. tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ mùa màng, giúp cho thực vật làm trong lành không khí.
B. tăng cường sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo ra nhiều giống quý, nâng cao năng suất nông nghiệp.
C. không được khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh mất cân bằng các hệ sinh thái.
D. sử dụng các biện pháp hoá - sinh hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên.
-
Câu 18:
Tài nguyên tái sinh gồm có
A. nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim.
B. năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
C. không khí sạch, nước sạch, đất, đa dạng sinh học.
D. năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều.
-
Câu 19:
Tài nguyên không tái sinh gồm có
A. nhiên liệu hoá thạch, kim loại, phi kim.
B. không khí sạch, nước sạch, đất.
C. đa dạng sinh học.
D. năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều.
-
Câu 20:
Hoạt động nào sau đây làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường?
A. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
B. Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp.
C. Xây dựng thêm các công viên cây xanh và các nhà máy xử lí, tái chế rác thải.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 21:
Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?
A. Đất
B. Rừng
C. Nước sạch
D. Dầu mỏ
-
Câu 23:
Cho các đặc điểm sau:
I.Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ.
II. Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao.
III.Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều.
IV. Tiềm năng sinh học thấp.
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài dễ bị diệt vong có bao nhiêu đặc tính trên ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
IV. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
Có bao nhiêu giải pháp đúng?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 25:
Để góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần
I. Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cửu
II. Bảo tồn đa dạng sinh học bằng di chuyển tất cả các loài trong tự nhiên về các khu vực bảo tồn nhân tạo
III. Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải
IV. Sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng
Số biện pháp phù hợp là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
I. Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
III. Môi trường ngày càng ô nhiễm.
IV. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 27:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 28:
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Rừng
B. Than đá.
C. Khoáng sản
D. Dầu mỏ
-
Câu 29:
Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 30:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.A. (1), (2), (4).
B. (1), (3), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (2), (3), (5).
-
Câu 31:
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
-
Câu 32:
Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
-
Câu 33:
Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
-
Câu 34:
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng?
A. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng.
B. Bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài.
C. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
D. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất.
-
Câu 35:
Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…
B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.
-
Câu 36:
Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?
A. Tài nguyên sinh vật.
B. Tài nguyên khoáng sản.
C. Tài nguyên đất.
D. Tài nguyên nước.