Trắc nghiệm Quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?
1. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.
2. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.
3. Bón phân đạm hóa học.
4. Bón phân hữu cơ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
-
Câu 3:
Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng.
(4) Tránh bỏ đất hoang, chống xói mòn và đắp đê ngăn mặn.
(5) Tăng cường khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sống du canh du cư.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 4:
Cho các hoạt động sau:
(1) Quang hợp ở thực vật.
(2) Chặt phá rừng
(3) Đốt nhiên liệu hóa thạch.
(4) Sản xuất nông nghiệp.
Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 5:
Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?
(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.
(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắc.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Số phát biểu đúng:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 6:
Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
C. Tăng cường khai thác nguồn thú rừng để bảo vệ cây
D. Phá bỏ các khu rừng già để trồng lại mới
-
Câu 7:
Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính ?
A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…
B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.
-
Câu 8:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 9:
Để góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần:
(1) Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cữu.
(2) Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản và phi khoáng sản.
(3) Bảo tồn đa đạng sinh học bằng di chuyển tất cả các loài trong tự nhiên về các khu bảo tồn nhân tạo.
(4) Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải.
(5) Sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng.
Số biện pháp phù hợp là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 10:
Cho các hoạt động dưới đây của con người nhằm khai thác các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Đưa công nghệ cao vào khai thác các loại khoáng chất thay vì công nghệ lạc hậu.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, các loại cá dữ trong ao hồ nuôi trồng thủy, hải sản
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý
(5) Bảo vệ các loài thiên địch
(6) Tăng cường sử dụng các thuốc hóa học để bảo vệ thực vật trước sâu bọ.
Số lượng các hoạt động có ý nghĩa trong phát triển bền vững:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 11:
Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.
-
Câu 12:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
II. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Hiện tượng lũ lụt gây sạt lở đất ở nước ta trong năm 2020 đã gây hậu quả nặng nề về người và vật chất. Có bao nhiêu nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
(1) Độ che phủ rừng thấp.
(2) Chất lượng rừng trồng chưa cao.
(3) Xây dựng các công trình thủy điện làm thay đổi địa hình.
(4) Do sự phát triển các khu bảo tồn đa dạng sinh học.A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 14:
Lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao chủ yếu là do
A. hiệu ứng “nhà kính”.
B. khai thác dầu mỏ.
C. giao thông vận tải và sử dụng than đá trong công nghiệp.
D. sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
-
Câu 15:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên đất?
(1) Chống đất bỏ hoang, sử dụng các vùng đất không hiệu quả ở các địa phương.
(2) Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên các vùng đồi núi trọc.
(3) Sử dụng những vùng đất chua mặn thông qua việc trồng các loài cây phù hợp.
(4) Xử lí các chất phế thải ô nhiễm, chất phóng xạ, các kim loại nặng trước khi thải ra môi trường.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Lượng khí CO2 ngày càng tăng cao trong khí quyển là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái đất tăng cao.
B. Việc trồng rừng nhân tạo để khai thác gỗ cung cấp cho sinh hoạt.
C. Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải.
D. Sử dụng các nguồn năng lượng mới như: gió, thủy triều,… thay thế các nhiên liệu hóa thạch.
-
Câu 17:
Quá trình nào sau đây làm giảm khí CO2 trong khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính?
A. Quang hợp của cây xanh.
B. Núi lửa phun trào.
C. Hô hấp của cây xanh.
D. Đốt các loại nhiên liệu.
-
Câu 18:
Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4).
-
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây thường không làm thay đổi cấu trúc của quần xã?
A. Săn bắn các động vật quý hiếm.
B. Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu hại cây trồng.
C. Khai thác các cây gỗ già ở rừng nguyên sinh.
D. Cháy rừng, khai thác rừng.
-
Câu 20:
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cho các cách giải thích sau đây:
(1) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
(2) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
(3) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
(4) Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Có bao nhiêu cách giải thích chưa hợp lí.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 21:
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm mất nhiều alen có lợi của quần thể
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại
-
Câu 22:
Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?
A. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi.
B. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.
D. Hiện tượng phun trào của núi lửa.
-
Câu 23:
Phương pháp nào sau đây không làm tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp?
A. Sử dụng lại các rác thải hữu cơ
B. Tăng cường sử dụng đạm sinh học
C. Hạn chế sự mất mát chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái
D. Tăng cường sử dụng các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
-
Câu 24:
Cho các hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và khắc phục suy thoái môi trường?
(1) Tiết kiệm nguồn nước sạch.
(2) Sử dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời.
(3) Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
(4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Trong các biện pháp dưới đây :
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
(2) Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
(3) Cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
(4) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 26:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 27:
Hoạt động nào sau đây không làm gia tăng lượng khí CO2 thải vào không khí?
A. Sản xuất công nghiệp gia tăng
B. Sản xuất nông nghiệp gia tăng
C. Giao thông, vận tải
D. Trồng rừng phủ xanh đồi trọc.
-
Câu 28:
Những biện pháp nào sau đây không góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
(1) Tăng cường sử dụng các loại hoocmon sinh trưởng trong sản xuất để nâng cao năng suất.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
(6) Sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại
(7) Xây dựng các nhà máy và tái chế rác thải.
A. (1), (3), (5) và (6)
B. (1), (3), (5) và (7)
C. (2), (3), (5) và (6)
D. (1), (4), (5) và (6)
-
Câu 29:
Để phát triển bền vững, con người cần
A. hạn chế gia tăng dân số
B. khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
C. bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sự trong sạch của môi trường
D. cả A, B và C
-
Câu 30:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1)Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2)Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ cùi, gỗ cho phát triển công nghiệp.
(3)Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4)Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(5)Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 31:
Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái Đất là do
A. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. thảm thực vật xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. cả A, B và C
-
Câu 32:
Tài nguyên nào dưới đây là tái nguyên sinh?
A. sinh vật biển
B. năng lượng mặt trời
C. than đá
D. kim loại
-
Câu 33:
Tài nguyên vĩnh cửu gồm
A. năng lượng mặt trời, năng lượng gió
B. năng lượng sóng biển và năng lượng thủy triều
C. than đá, dầu mỏ
D. cả A và B
-
Câu 34:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
V. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 35:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên?
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 36:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên có khả năng tái sinh
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động:
A. (3) và (4)
B. (2) và (4)
C. (1) và (3)
D. (1) và (2)
-
Câu 37:
Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:
A. Hiệu ứng “nhà kính”
B. Sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…
C. Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D. Trồng rừng và bảo vệ môi trường
-
Câu 38:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiểt kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 39:
Có bao nhiêu biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Duy trì đa dạng sinh học.
II. Lấy đất rừng làm nương rẫy.
III. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
V. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Khai thác tài nguyên một cách bền vững là
A. khai thác tài nguyên một cách tối đa cho phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống cho con người.
B. cấm không được khai thác để bảo vệ tài nguyên.
C. bảo vệ những loài sinh vật có giá trị cao, những loài ít có giá trị cần khai thác triệt để.
D. khai thác hợp lí tài nguyên tái sinh và tái chế, tái sử dụng tài nguyên không tái sinh.
-
Câu 41:
Tài nguyên tái sinh gồm:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước.
B. Tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
C. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất.
D. Tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật.
-
Câu 42:
Tài nguyên tái sinh là gì?
A. Là tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác mãi mãi.
B. Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ hị cạn kiệt.
C. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
D. Là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
-
Câu 43:
Nội dung nào sau đây sai?
A. Nước là thành phần bắt buộc của mọi cá thể sinh vật.
B. Nguồn nước trên Trái Đất là vô tận, nên có thể thoải mái sử dụng.
C. Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh quyển.
D. Tàn phá rừng sẽ gây lũ lụt cho vùng đồng bằng.
-
Câu 44:
Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.
C. Tiếng ồn của các loại động cơ.
D. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh.
-
Câu 45:
Tài nguyên không tái sinh là
A. than đá, dầu lửa
B. nước
C. đất
D. sinh vật
-
Câu 46:
Bảo vệ đa dạng sinh học là
A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái
-
Câu 47:
Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
-
Câu 48:
Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:
A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D. làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
-
Câu 49:
Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
A. phá rừng ngày càng nhiều
B. đốt nhiên liệu hóa thạch
C. phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
D. sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
-
Câu 50:
Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:
A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ