Trắc nghiệm Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do
A. Áp lực của chọn lọc thường diễn ra theo hướng tăng dần trong điều kiện tự nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi cũ, chỉ giữa lại những dạng mới
C. Sinh vật dễ dàng thay đổi khi điều kiện sống thay đổi
D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định
-
Câu 2:
Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì:
A. CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại các dạng thích nghi nhất.
B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.
C. Vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.
D. Các loài xuất hiện sau thường tiến hóa hơn
-
Câu 3:
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ
D. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
-
Câu 4:
Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?
A. Không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả củasự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
B. Chỉ liên quan với một alen lặn.
C. Chỉ liên quan với sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
D. Chỉ liên quan với một alen trội
-
Câu 5:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào?
A. Hệ gen lưỡng bội.
B. Hệ gen đơn bội.
C. Hệ gen đa bội.
D. Hệ gen lệch bội.
-
Câu 6:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
A. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài.
B. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn.
C. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn.
D. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ dài.
-
Câu 7:
CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi
B. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen qui định các đặc điểm thích nghi
C. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thich nghi tồn tại sẵn trong quần thể
D. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi
-
Câu 8:
Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là
A. đột biến và chọn lọc tự nhiên.
B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly.
D. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng.
-
Câu 9:
Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật là:
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
C. Chọn lọc, giao phối và phát tán
D. Đột biến, phát tán và chọn lọc ngẫu nhiên
-
Câu 10:
Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa sinh ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3), (6)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (6)
D. (2), (4), (5)
-
Câu 11:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau đây:
1 – Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
2 – Áp lực chọn lọc tự nhiên
3 – Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 – Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 – Thời gian thế hệ ngắn hay dài
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 12:
Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. Sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do xuất hiện đột biến kháng thuốc từ trước khi phun thuốc
3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Có bao nhiêu giải thích đúng trong số các giải thích trên:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 13:
Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:
(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.
(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.
(3) Không chứa các gen lặn có hại.
Phương án đúng là:
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 1, 2
D. 2, 3
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:
I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
III. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
IV. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
V. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không có vai trò đối với tiến hóa.
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến
D. Cách li địa lí
-
Câu 16:
Cho các khẳng định sau khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật:
(1) Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau.
(2) Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
(3) Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
(4) Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc.
Số khẳng định đúng làA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
1: đột biến
2: giao phối
3: CLTN
4: cách li
5: biến động di truyềnA. 1,2,3
B. 1,2,3,4
C. 1,3,4
D. 1,3,4,5
-
Câu 18:
Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của chọn lọc
A. Vận động
B. Phân hóa
C. Ổn định
D. Phân hóa rồi kiên định
-
Câu 19:
Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của
A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm
B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy
C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường
D. sự ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm
-
Câu 20:
Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực?
A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen
D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường
-
Câu 21:
Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm
A. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào
B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc
C. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc
D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc
-
Câu 22:
Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường thường là tính trạng
A. đơn gen
B. đa gen
C. trội
D. lặn
-
Câu 23:
Yếu tố nào tạo nên kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi?
A. Đột biến
B. Biến dị tổ hợp
C. Đột biến và biến dị tổ hợp
D. Chọn lọc tự nhiên
-
Câu 24:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các...(1)... cùng tham gia quy định ...(2)...thích nghi. Lần lượt (1) và (2) là:
A. đột biến và kiểu hình
B. alen và kiểu hình
C. đột biến và kiểu gen
D. alen và kiểu gen
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.
-
Câu 26:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Áp lực của CLTN
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài
C. Tốc độ sinh sản của loài
D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể
-
Câu 27:
Hiện tượng tăng cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào tác động của
A. đột biến
B. giao phối
C. CLTN
D. yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 28:
Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.
B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng.
-
Câu 29:
Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và giữ lại kiểu gen thích nghi là
A. đột biến
B. chọn lọc tự nhiên
C. giao phối.
D. cách li.
-
Câu 30:
Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là
A. đột biến.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. yếu tố ngẫu nhiên.
D. cách li.
-
Câu 31:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng.
C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.
D. Biến dị, di truyền và giao phối.
-
Câu 32:
Ở vùng bị ô nhiễm bụi than của Manxetơ, bướm bạch dương có màu đen là do
A. ô nhiễm gây đột biến.
B. đột biến vốn có từ trước nhưng rất ít.
C. bụi than đã nhuộm hết chúng.
D. bướm đen nơi khác phát tán đến.
-
Câu 33:
Sau 50 năm ở thành phố Manxetơ bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì
A. chúng bị nhuộm đen bởi bụi than.
B. chúng đột biến thành màu đen.
C. chọn lọc tự nhiên tăng cường đột biến màu đen.
D. bướm trắng đã bị chết hết.
-
Câu 34:
Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào
A. môi trường.
B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó.
D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
-
Câu 35:
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì
A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
-
Câu 36:
Những loài thú có chi kém phát triển hoặc tiêu giảm, chi trước biến thành cánh hay chi bơi, da trần đàn hồi, hoàn toàn thích nghi với môi trường nào sau đây?
A. Dưới mặt đất.
B. Nơi chuyển tiếp giữa đất và nước.
C. Trong nước.
D. Không khí.
-
Câu 37:
Câu nào sau đây giải thích vì sao vi khuẩn kí sinh tiến hóa nhanh hơn vật chủ của nó?
A. vi khuẩn có thời gian thế hệ ngắn
B. ở vi khuẩn, alen đột biến khó biểu hiện thành kiểu hình do tồn tại ở trạng thái dị hợp
C. vi khuẩn sinh sản hữu tính
D. vi khuẩn thiếu ADN
-
Câu 38:
Màu sắc sặc sỡ ở một số loài sinh vật chứa độc tố
A. là một đặc điểm có lợi vì giúp chúng thu hút bạn tình.
B. là một đặc điểm thích nghi vì giúp chúng tránh bị loài khác sử dụng làm thức ăn.
C. là một đặc điểm không thích nghi vì dễ bị loài ăn thịt phát hiện từ xa.
D. được xuất hiện do 1 đột biến trung tính không có lợi cũng không có hại.
-
Câu 39:
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
(1) Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín
(2) Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
(3) Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen
Phương án đúng làA. 1,3,4
B. 1,2,3
C. 2,4,5
D. 3,4,5