Trắc nghiệm Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể nhỏ hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
(2) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi,... thường bé hơn các loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
(3) Cây ưa bóng mọc dưới tán của các cây khác có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 0
C. 3
D. 2
-
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết phải gắn liền với quá trình hình thành loài mới.
II. Vai trò của cách li sinh sản trước và sau hợp tử đối với các loài giao phối ở động vật và giao phấn ở thực vật nhằm duy trì sự toàn vẹn đặc trưng mà loài đó hiện có.
III. Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới là nhân tố đào thải và giữ lại các cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như kiểu gen thích nghi của loài đó.
IV. Thực chất vai trò quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là tạo ra kiểu gen của các cá thể trong quần thể mang kiểu hình thích nghi nhất.
V. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của loài,quá sinh phát sinh và giữ lại các gen đột biến cũng như áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Số phát biểu đúng làA. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 3:
Hiện nay nhiều vi khuẩn có thể kháng được penicillin, vì:
A. Penicilin gây đột biến gen, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn
B. Penicilin là tín hiệu để tổng hợp prôtêin kháng kháng sinh
C. Môi trường của bệnh viện đã ức chế khả năng bao vây vi khuẩn của penicillin
D. Những dạng vi khuẩn kháng được penicillin sống sót và sinh sản tốt hơn những dạng không có khả năng đề kháng
-
Câu 4:
Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài khác khu vực địa lí không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Hình thành loài khác khu vực địa lí chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
C. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt.
-
Câu 5:
Nhận xét nào sau đây sai khi nói vể quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí.
A. Thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Quá trình hình thành loài không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
C. Quá trình hình thành loài gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
-
Câu 6:
Quan sát các sinh vật ở lục địa Á- Âu với lục địa châu Mĩ, người ta thấy số lượng loài sinh vật giống nhau nhiều và các loài sinh vật khác nhau ít. Giải thích hợp lí cho điều này:
A. Hai vùng này trước đây nối liền với nhau và đã tách nhau ở giai đoạn sớm trong quá trình phát triển của sinh giới
B. Hai vùng địa lí này, có điều kiện tự nhiên khá giống nhau nên các sinh vật được phát sinh ở 2 vùng này giống nhau
C. Sự di chuyển của các tảng băng dẫn đến sự di cư của sinh vật giữa hai châu lục
D. Hai vùng này trước đây nối liền với nhau và đã tách rời nhau ở giai đoạn muộn trong quá trình phát triển sinh giới
-
Câu 7:
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể lưỡng bội, nguyên nhân là do:
A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
B. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.
C. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu trúc đơn giản.
D. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
-
Câu 8:
Trong 1 hồ nước ở Châu Phi người ta thấy có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ, 1 loài có màu xám. Hai loài cá này không giao phối với nhau. Đây là 1 ví dụ về quá trình
A. hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái.
B. hình thành loài mới bằng con đường cách li tập tính.
C. hình thành quần thể thích nghi.
D. hình thành đặc điểm thích nghi.
-
Câu 9:
Điều nào không giải thích cho sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Những đặc điểm thích nghi chỉ có ưu thế ở môi trường này mà không có ưu thế ở môi trường khác
B. Trong quần thể luôn phát sinh các biến dị
C. Môi trường luôn luôn thay đổi
D. Trong quần thể, có những tính trạng là ngẫu phối, có những tính trạng là giao phối không ngẫu nhiên
-
Câu 10:
Điều nào không đúng đối với sự hợp lí (hoàn hảo) tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Trong lịch sử, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước.
B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, do đó các đặc điểm thích nghi luôn được hoàn thiện.
C. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.
D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
-
Câu 11:
Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối vì:
A. Khi môi trường thay đổi thì đặc điểm thích nghi có thể trở nên bất hợp lí, thậm chí có hại.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi có thể phù hợp với toàn bộ yếu tố môi trường.
C. Đặc điểm thích nghi của loài này được loài khác bắt chước.
D. Đặc điểm thích nghi được không được di truyền cho các thế hệ sau.
-
Câu 12:
Tính tương đối của đặc điểm thích nghi không được biểu hiện ở điều nào sau đây?
I. Sự tồn tại cơ quan thoái hóa ớ động vật
II. Đặc điểm thích nghi loài này bị hạn chế bởi đặc điểm thích nghi loài khác.
III. Khi môi trường thay đối, đặc điểm thích nghi trở nên bất hợp lí
IV. Sự thay đổi màu da của động vật khi chuyển vùng cư trú.
Phương án đúng là:
A. I, IV.
B. II, IV.
C. IV.
D. III, IV.
-
Câu 13:
Thực vật sống nơi khô hạn thường không có đặc điểm thích nghi nào?
A. Phiến lá mỏng, bản rộng.
B. Cơ thể mọng nước.
C. Rễ bám sâu hoặc lan rộng.
D. Cơ thể phủ sáp hoặc lông.
-
Câu 14:
Đặc điểm thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là:
A. cơ quan thị giác tiêu giảm
B. cơ quan thị giác phát triển mạnh
C. nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói
D. cơ quan xúc giác tiêu giảm
-
Câu 15:
Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
A. Đại lục Á Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau (từ kỷ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.
B. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mỹ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay.
C. Đầu tiên, tất cả các loài giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
D. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ thực vật và động vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
-
Câu 16:
Hiện tượng đa hình cân bằng là:
A. Nếu quần thể có nhiều loại kiểu hình thì sẽ cân bằng về mặt di truyền
B. Trong quần thể, tất cả các tính trạng đều có thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng
C. Trong quần thể, các kiểu hình đều có số lượng cá thể tương đương nhau và ở mức cân bằng
D. Trong quần thể tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định
-
Câu 17:
Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật (thích nghi kiểu gen) là kết quả của cả một quá trình.......(L; lịch sử; C: chọn lọc., chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình............(B: biến dị’ Đ: đột biến), qúa trình.........(G: giao phối; L: cách li) và quá trình......(C: chọn lọc tự nhiên; T: tạo thành loài mới)
A. L; Đ; G; C
B. C; B; L; T
C. L; B; L; T
D. C; Đ; G; C
-
Câu 18:
Các nhân tố không chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen là:
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình phân li tính trạng.
C. Quá trình giao phối.
D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 19:
Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, ở quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả?
A. Quần thể thực vật tự thụ.
B. Quần thể thực vật giao phấn
C. Quần thể vi khuẩn
D. Quần thể động vật
-
Câu 20:
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào:
A. Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
B. Tốc độ sinh sản của loài.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
D. Tốc độ tích lũy những biến đổi thu đựơc trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
-
Câu 21:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ di - nhập gen
B. Tốc độ sinh sản của loài
C. Qúa trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài
D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên
-
Câu 22:
Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào
1- Tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật
2- Khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến
3- Số lượng cá thể có trong quần thể
4- Áp lực của chọn lọc tự nhiên
Phương án đúng
A. 1,2,3
B. 1,3,4
C. 2,3,4
D. 1,2,4
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đặc điểm thích nghi của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
C. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào: quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài; tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN.
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
-
Câu 24:
Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi thì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò:.
A. Cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa
B. Thúc đẩy đấu tranh sinh tồn
C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. Sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi.
-
Câu 25:
Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên
B. Quá trình hình thành quần xã mới
C. Quá trình hình thành loài mới
D. Quá trình hình thành quần thể mới
-
Câu 26:
Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò gì trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Tạo ra kiểu gen thích nghi nhất
B. Sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi
C. Tạo điều kiện làm phong phú vốn gen của quần thể
D. Hạn chế tốc độ hình thành quần thể thích nghi
-
Câu 27:
Trong kỉ pecmi, quyết khổng lồ bị tiêu diệt hàng loạt do:
A. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn
B. Sự phát triển nhanh chóng của bò sát ăn cỏ
C. Bị cây hạt trần cạnh tranh
D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú
-
Câu 28:
Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tiêu diệt ở kỉ thứ ba là:
A. khí hậu lạnh đột ngột và thức ăn khan hiếm.
B. bị sát hại bởi thú ăn thịt.
C. bị sát hại bởi tổ tiên loài người.
D. cây hạt trần không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ.
-
Câu 29:
Một loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan.Nguyên nhân nào giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Môi trường thay đổi đã tạo ra những đột biến nhỏ
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn
C. Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên
D. Có xu hướng đơn giản hoá tổ chức cơ thể
-
Câu 30:
Trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu, loài mà không gặp ở nơi nào khác trên trái đất. Nguyên nhân là do quá trình hình thành các loài này đã chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố tiến hóa nào?
(1) Đột biến. (2) Di nhập gen. (3) Chọn lọc tự nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án đúng là:
A. (1), (2), (3). (4), (5)
B. (1), (2), (5)
C. (1), (3). (4), (5)
D. (1), (2), (3). (5)
-
Câu 31:
Trong ví dụ về hình thành loài bằng con đường địa lí ở chim sẻ ngô tại vùng Amua, 2 nòi nào cùng tồn tại song song mà không có dạng lai tự nhiên?
A. Nòi Trung Quốc và Châu Âu
B. Nòi Trung Quốc và Ấn Độ
C. Nòi Châu Âu và Ấn Độ
D. Nòi Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu
-
Câu 32:
Nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài là không đúng?
A. Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là một loài mới.
B. Con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ số lượng NST (song nhị bội) thì cũng xuất hiện loài mới.
C. Hình thành loài bằng cách ly sinh thái thường xảy ra với các loài động vật ít di chuyển.
D. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán chậm.
-
Câu 33:
Trong quá trình tiến hóa nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. Đột biến
B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. di – nhập gen
-
Câu 34:
Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên?
A. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.
B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.
C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.
-
Câu 35:
Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm tăng vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
-
Câu 36:
Yếu tố qui định giới hạn thường biến của kiểu hình là:
A. Điều kiện môi trường
B. Thời kì sinh trưởng
C. Kiểu gen của cơ thể
D. Thời kì phát triển
-
Câu 37:
Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4.
B. 3 → 1 → 2 → 4.
C. 1 → 3 → 2 → 4.
D. 3 → 2 → 1 → 4.
-
Câu 38:
Trong quá trình hình thành loài thì nhân tố nào sau đây có vai trò làm tăng cường, củng cố sự phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể hoặc các nhóm cá thể
A. Các cơ chế cách li
B. Giao phối ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 39:
Ngày nay người ta khuyến cáo hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng hóa học, vậy hướng bảo vệ thực vật thay thế là:
A. Sử dụng các chế phẩm sinh học.
B. Sử dụng thiên địch.
C. Chuyển gen kháng bệnh.
D. Cả ba ý trên.
-
Câu 40:
Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sau có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
A. Chuyển gen gây bệnh cho sâu.
B. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
C. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
D. Nuôi nhiều chim ăn sâu.
-
Câu 41:
Điều nào không đúng đối với sự hợp lí (hoàn hảo) tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Trong lịch sử, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước.
B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, do đó các đặc điểm thích nghi luôn được hoàn thiện.
C. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.
D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
-
Câu 42:
Vì sao không dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao chúng ta cũng không hy vọng tiêu diêt được toàn bộ sâu bọ cùng một lúc? Vì sao phải dùng các loại thuốc này với liều lượng thích hợp?
A. Quần thể không có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt do không có tiềm năng thích ứng
B. Quần thể có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh thay đổi, sinh vật sẽ rất khó bị tiêu diệt hàng loạt do có tiềm năng thích ứng
C. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện cho việc xuất hiện các đột biến mới giúp sâu bọ đều kháng thuốc tốt hơn với thuốc
D. Khi áp lực chọn lọc càng mạnh,càng tạo điều kiện tiêu diệt loài cũ và làm xuất hiện loài mới thích nghi cao hơn
-
Câu 43:
Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hi vọng tiêu diệt toàn bộ số sáu bọ cùng một lúc. Điều này có thể giải thích dựa vào lý do nào sau đây?
A. Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối
B. Khả năng thích nghi của sâu hại khi môi trường sống thay đổi
C. Khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện
D. Bản thân chúng có khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường
-
Câu 44:
Ở người, tỉ lệ các nhóm máu A, B, AB, O là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể là ví dụ về hiện tượng nào?
A. Đa hình cân bằng của quần thể.
B. Ưu thế lai
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Tương tác gen.
-
Câu 45:
Tính chất biểu hiện của đặc điểm thích nghi như thế nào?
A. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tuyệt đối.
B. Hợp lí (hoàn hảo) một cách tương đối.
C. Luôn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống.
D. Đặc trưng cho mỗi quần thể.
-
Câu 46:
Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể:
(1) Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
(2) Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
(3) Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.
(4) Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
A. 1,2,4
B. 1,2,3
C. 2,3,4
D. 1,3,4
-
Câu 47:
Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến
A. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải.
B. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải.
C. Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém hơn
D. Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
-
Câu 48:
Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0-100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
A. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT
B. Là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT
C. Không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể
D. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước
-
Câu 49:
Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?
A. Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
B. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
C. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
D. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc.
-
Câu 50:
Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì
A. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến cao.
B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
C. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Quần thể vi khuẩn có kích thước nhỏ nên dễ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá.