Trắc nghiệm Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Đối tượng chủ yếu được ghi nhận mà cách mạng Việt Nam cần đánh đổ là:
A. địa chủ, tư sản.
B. tư sản, đế quốc.
C. đế quốc, địa chủ.
D. đế quốc, tay sai.
-
Câu 2:
Mâu thuẫn lớn nhất được ghi nhận trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 là:
A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản.
C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản.
D. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai.
-
Câu 3:
Bộ phận được ghi nhận có tinh thần dân tộc, hăng hái cách mạng nhất trong giai cấp tiểu tư sản là:
A. tiểu thương.
B. thị dân.
C. thợ thủ công.
D. học sinh, sinh viên.
-
Câu 4:
Giai cấp nông dân được ghi nhận là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc vì:
A. đây là giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
B. đây là giai cấp có số lượng đông, có tinh thần cách mạng triệt để.
C. đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
D. đây là lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.
-
Câu 5:
Đặc điểm được ghi nhận của giai cấp tư sản Việt Nam là :
A. ra đời sau giai cấp vô sản.
B. có quyền lợi kinh tế - chính trị gắn bó với thế lực thực dân.
C. từ khi mới ra đời đã là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
D. có tinh thần đấu tranh kiên quyết.
-
Câu 6:
Nhận định nào được ghi nhận là đúng về giai cấp địa chủ Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Là giai cấp đầu hàng, tay sai của thực dân Pháp.
B. Là giai cấp bóc lột của chế độ phong kiến, hoàn toàn không có thế lực chính trị.
C. Là một giai cấp có thế lực kinh tế độc lập với Pháp, có tinh thần dân tộc cao.
D. Một bộ phận là tay sai của thực dân, một bộ phận có tinh thần dân tộc chống Pháp.
-
Câu 7:
Chính sách thương mại được ghi nhận của thực dân Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929) là:
A. cho tự do kinh doanh buôn bán.
B. tạo điều kiện cho thương nhân Hoa kiều, Pháp buôn bán.
C. bảo hộ thuế quan cho hàng hoá Pháp.
D. tạo điều kiện cho thương nhân người Việt, Pháp buôn bán.
-
Câu 8:
Điền tên nhà tư sản nổi tiếng được ghi nhận ở Việt Nam đầu thế kỉ XX còn thiếu trong câu sau : "Nhất Sĩ, nhĩ Phương, tam Xương, tứ...”
A. Bền (Trương Văn Bền).
B. Hỏa (Huỳnh Văn Hoa).
C. Vĩnh (Lê Phát Vĩnh).
D. Sản (Trịnh Duy Sản).
-
Câu 9:
Nội dung nào được ghi nhận không phản ánh nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chậm chạp của giai cấp tư sản Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bị tư bản Pháp chèn ép.
B. Bị thương nhân Hoa kiều cạnh tranh triệt để.
C. Sự cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến trong nước.
D. Chính sách cải cách chính trị - hành chính của thực dân Pháp.
-
Câu 10:
Ngôn ngữ nào được ghi nhận sử dụng trong các trường Pháp - Việt trong những năm 1919 – 1929 ở Việt Nam?
A. Tiếng Việt.
B. Tiếng Pháp.
C. Tiếng Việt và tiếng Pháp.
D. Tuỳ sự lựa chọn của học sinh.
-
Câu 11:
Thuế trực thu được ghi nhận là loại thuế nào ?
A. Thuế thân.
B. Thuế rượu.
C. Thuế muối.
D. Thuế thuốc phiện.
-
Câu 12:
Chính sách giáo dục của Pháp được ghi nhận ở Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929 là:
A. tiếp tục duy trì nền giáo dục Nho học lạc hậu.
B. mở rộng hai hệ thống trường Tây học và Nho học.
C. không thay đổi gì so với cuộc khai thác lần thứ nhất.
D. mở rộng hơn hệ thống trường Tây học.
-
Câu 13:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) được ghi nhận bắt đầu trong thời kì cầm quyền của ai ở Đông Dương?
A. Toàn quyền Pát-ki-ê.
B. Toàn quyền Pôn Đu-me.
C. Toàn quyền Méc-lanh.
D. Toàn quyền An-be Xa-rô.
-
Câu 14:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam được ghi nhận khi:
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
-
Câu 15:
Bổ sung từ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của người Nguyễn Ái Quốc : "Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc... của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại".
A. trị dân.
B. khai hoá.
C. an dân.
D. ngu dân.
-
Câu 16:
Điểm nổi bật được ghi nhận nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là:
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
B. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển toàn diện.
C. kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. kinh tế công – nông nghiệp khá phát triển.
-
Câu 17:
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) được ghi nhận có điểm gì tương đồng so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 – 1914)?
A. Chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
D. Không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
-
Câu 18:
Loại hình đồn điền nào được ghi nhận phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
A. Đồn điền trồng lúa.
B. Đồn điền trồng cao su.
C. Đồn điền trồng chè.
D. Đồn điền trồng cà phê.
-
Câu 19:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp được ghi nhận đầu tư nhiều nhất vào ngành:
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. giao thông vận tải.
D. thương mại.
-
Câu 20:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) được ghi nhận diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Pháp gặp nhiều khó khăn khi chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn quyết định.
B. Nước Pháp bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trở thành con nợ của Mĩ.
C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử - "khủng hoảng thừa".
D. Thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do bị phát xít Đức chiếm đóng lãnh thổ.
-
Câu 21:
Ý nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.
D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ
-
Câu 22:
Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?
A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.
B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
C. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.
D. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.
-
Câu 23:
Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là gì?
A. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân
B. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước
C. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính
D. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền
-
Câu 24:
Ý nào không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
A. Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
B. Đều sống tập trung.
C. Đều có tinh thần cách mạng triệt để.
D. Đều ra đời trước giai cấp tư sản
-
Câu 25:
Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp đã thực hiện ở Đông Dương là gì?
A. Bù đắp thiệt hại chiến tranh
B. Phát triển kinh tế chính quốc
C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển
D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
-
Câu 26:
Em hãy cho biết sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào sau đây là cơ bản nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
-
Câu 27:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào:
A. Đồn điền cao su.
B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Ngành chế tạo máy.
-
Câu 28:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi:
A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
-
Câu 29:
Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào sau đây?
A. Nông dân với địa chủ phong kiến
B. Tư sản với vô sản
C. Nông dân với đế quốc Pháp
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai
-
Câu 30:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối
B. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ
C. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp
D. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa
-
Câu 31:
Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 32:
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là gì?
A. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
C. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
D. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
-
Câu 33:
Ý nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
-
Câu 34:
Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện của thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ:
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản Âu - Mĩ.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
D. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
-
Câu 35:
Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc gì?
A. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
B. Chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
C. Sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
D. Chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.
-
Câu 36:
Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về điều gì?
A. Lực lượng cách mạng.
B. Khuynh hướng chính trị.
C. Đối tượng cách mạng.
D. Mục tiêu trước mắt.
-
Câu 37:
Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu điều gì?
A. Sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
B. Bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. Sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. Bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
-
Câu 38:
Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi nào?
A. ự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. ửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
C. ự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. D. tham dự t
D. ham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
-
Câu 39:
Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (25/12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản vì tổ chức này:
A. Bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
B. Đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
C. Giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp.
D. Chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
-
Câu 40:
Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát bước đầu chuyển sang tự giác là cuộc bãi công nào?
A. Công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn năm 1920.
B. Công nhân nhà máy dệt Nam Định
C. Công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925.
D. Công nhân viên chức ở Bắc kì năm 1922.
-
Câu 41:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu nhất là mâu thuẫn gì?
A. Tư sản và địa chủ phong kiến tay sai cho Pháp.
B. Toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.
C. Công nhân và tư sản.
D. Nông dân và địa chủ.
-
Câu 42:
Em hãy cho biết thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?
A. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu - Mĩ bị thu hẹp.
C. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
D. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.
-
Câu 43:
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?
A. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu - Mĩ bị thu hẹp.
C. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
D. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.
-
Câu 44:
Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này là:
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
C. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
D. Giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
-
Câu 45:
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
A. Nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào.
B. Đây là ngành kinh tế duy nhất thụ nhiều lợi nhuận.
C. Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
D. Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp.
-
Câu 46:
Từ năm 1920 - 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
A. Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc.
B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
C. Đức, Liên Xô, Thái Lan.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
-
Câu 47:
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào dưới đây?
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo
D. Sự thật.
-
Câu 48:
Những tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong những năm 1919-1925 là:
A. Chuông rè, Người nhà quê, Hữu thanh.
B. An Nam trẻ, Nhành lúa, Tiếng dân.
C. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
D. Thời mới, Người nhà quê, Chuông rè.
-
Câu 49:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là gì?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
-
Câu 50:
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc… lập ra tổ chức nào dưới đây?
A. Tâm tâm xã.
B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội Liên hiệp thuộc địa.