Trắc nghiệm Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực?
A. Đế quốc và phong kiến.
B. Đế quốc và tư sản mại bản.
C. Tư sản và phong kiến.
D. Đế quốc và bọn phản động trong nước.
-
Câu 2:
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc giương cao khẩu hiệu?
A. “Đả đảo đế quốc xâm lược”.
B. “Trung Quốc của người Trung Quốc”
C. “Trung Quốc độc lập muôn năm!”.
D. “Trung Quốc bất khả xâm phạm”.
-
Câu 3:
Sau Chiến tranh Bắc phạt, Trung Quốc bước vào thời kì nội chiến kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1926 đến năm 1936.
B. Từ năm 1926 đến năm 1937.
C. Từ năm 1927 đến năm 1937.
D. Từ năm 1921 đến năm 1931.
-
Câu 4:
Từ năm 1926 - 1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm?
A. Đánh đổ các tập đoàn phản động ở Bắc Kinh.
B. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt ở Nam Kinh.
C. Đánh đổ tập đoàn Quốc dân đảng ở Đài Loan.
D. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương
-
Câu 5:
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là cuộc cách mạng?
A. Dân chủ vô sản.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Tư sản mới.
-
Câu 6:
Do ảnh hưởng của sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
-
Câu 7:
Tầng lớp trí thức tiến bộ, tiêu biểu là ai đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?
A. Tôn Trung Sơn
B. Lý Đại Chiêu
C. Mao Trạch Đông
D. Đặng Tiểu Bình
-
Câu 8:
Từ năm 1927 - 1937, cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã diễn ra giữa các lực lượng nào?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng.
B. Quốc dân Đảng với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc.
C. Đảng Cộng sản với các lực lượng quân phiệt ở miền Bắc Trung Quốc.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc với tập đoàn phong kiến Mãn Châu.
-
Câu 9:
Lực lượng nào đã biểu tỉnh mở đầu phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tư sản.
-
Câu 10:
Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
B. Chiến tranh Bắc phạt.
C. Phong trào Ngũ tứ.
D. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất.
-
Câu 11:
Sự kiện nào mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
B. Phong trào Ngũ tứ.
C. Chiến tranh Bắc phạt.
D. Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ nhất.
-
Câu 12:
Thủ đoạn đối phó của thực dân Anh trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là?
A. Tăng cường đàn áp, khủng bố.
B. Chấp nhận những yêu cầu của nhân dân Ấn Độ.
C. Vừa khủng bố đàn áp, vừa mua chuộc chính trị, gây chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
D. Cho Ấn Độ được hưởng quyền tự trị.
-
Câu 13:
Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?
A. Những chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh.
B. Bạo động với thực dân Anh.
C. Bãi công.
D. Biểu tình, bãi khóa.
-
Câu 14:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
B. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.
C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc
-
Câu 15:
Tư tưởng bất bạo động của M.Găng – đi được các tầng lớp nhân dân dân Ấn Độ hưởng ứng vì?
A. Nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
B. Nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất, hy sinh.
C. Nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo Ấn Độ.
D. Nó dễ dàng được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
-
Câu 16:
Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Găng–đi?
A. Không nộp thuế, tẩy chay hành hóa Anh.
B. Biểu tình thị uy vũ trang.
C. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học.
D. Biểu tình hòa bình.
-
Câu 17:
Chủ trương và phương pháp đấu tranh của M. Gan-đi là?
A. Vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.
B. Tiến hành một cuộc vận động cải cách duy tân.
C. Bất bạo động và bất hợp tác.
D. Kết hợp giữa bạo động và cải cách.
-
Câu 18:
Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929 là?
A. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ.
B. Tầng lớp trí thức Ấn Độ.
C. Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
D. Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua Đảng Quốc đại với lãnh tụ tiêu biểu là M.Gan-đi.
-
Câu 19:
Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?
A. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.
B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc.
C. Trung Quốc còn phải đối phó với mặt trận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của các thế lực phản động.
D. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.
-
Câu 20:
Cuộc chiến đấu chống Chính phủ Quốc dân Đảng của các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 được gọi là?
A. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
B. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Cuộc nội chiến Quốc - Cộng hay là nội chiến cách mạng lần thứ 2.
D. Cuộc chính biến cách mạng.
-
Câu 21:
Nhiệm vụ cụ thể của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 là?
A. Đánh đổ các thế lực đế quốc Anh, Mĩ ở Trung Quốc.
B. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.
C. Đánh đổ chính quyền Tưởng Giới Thạch, đại diện cho thế lực đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.
D. Chống sự xâm nhập của bọn quân phiệt Nhật vào đất nước Trung Quốc.
-
Câu 22:
Sự kiện mở đầu cho cho các hoạt động công khai chống phá cách mạng kết thúc sự hợp tác của Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc là?
A. Tưởng Giới Thạch làm cuộc chính biến phản cách mạng ở Thượng Hải ngày 12/4/1927.
B. Tưởng Giới Thạch thành lập “Chính phủ quốc dân” tại Nam Kinh ngày 18/4/1927.
C. Chính phủ cách mạng Quảng Châu của Uông Tinh Vệ tuyên bố ly khai với Đảng Cộng sản ngày 15/7/1927.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 1/8/1927.
-
Câu 23:
Cuộc “Chiến tranh Bắc phạt” (1926- 1927) ở Trung Quốc là?
A. Sự xung đột giữa các lực lượng yêu nước Trung Quốc với bọn đế quốc xâm lược.
B. Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phương Bắc Trung Quốc.
C. Cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc ở phương Bắc thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc.
D. Cuộc chiến tranh nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Đảng Cộng sản với Quốc dân Đảng.
-
Câu 24:
Từ năm 1926 – 1927, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn?
A. Phản động ở Bắc Kinh.
B. Quân phiệt ở Nam Kinh
C. Quốc dân Đảng ở Đài Loan.
D. Quân phiệt Bắc Dương.
-
Câu 25:
Lực lượng có công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc là?
A. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ.
B. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
C. Tầng lớp tri thức tiến bộ.
D. Các thân sĩ bất bình với các thế hệ phong kiến quân phiệt.
-
Câu 26:
Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?
A. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.
B. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
C. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.
-
Câu 27:
Giai cấp lãnh đạo cách mạng Trung Quốc là sau cách mạng Ngũ tứ?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản
-
Câu 28:
Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì?
A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.
B. Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
D. Dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.
-
Câu 29:
Phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng?
A. Tư sản sang cách mạng vô sản.
B. Dân chủ sang cách mạng dân tộc.
C. Dân chủ cũ sang cách cách mạng dân chủ mới.
D. Tư sản cũ sang cách mạng tư sản mới.
-
Câu 30:
Mục đích của phong trào Ngũ tứ là?
A. Chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.
B. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc trong “Hội nghị hòa bình ở Pari”.
C. Đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.
D. Phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân Đảng.
-
Câu 31:
Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
B. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
C. Tư sản dân tộc và nông dân.
D. Công nhân, nông dân ở Vũ Xương.
-
Câu 32:
Phong trào nào châm ngòi cho thời kì phát triển cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939 là?
A. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương.
B. Cuộc chiến tranh Bắc phạt.
C. Phong trào Ngũ tứ.
D. Nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
-
Câu 33:
Anh/chị hãy chọn sự kiện đã xuất hiện trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn 1918 - 1922?
A. Chống độc quyền muối
B. Bất hợp tác
C. Mặt trận thống nhất dân tộc
D. Đảng Cộng sản ra đời
-
Câu 34:
Hãy chọn sự kiện đã xuất hiện trong phong trào đấu tranh nhân dân Ấn Độ giai đoạn 1929 - 1939?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc
B. Tẩy chay hàng hóa Anh
C. Không nộp thuế
D. Đảng Cộng sản ra đời
-
Câu 35:
Chọn sự kiện xuất hiện trong phong trào cách mạng của nhân dân Ấn Độ năm 1918 - 1922?
A. Không nộp thuế
B. Chống độc quyền muối.
C. Bất hợp tác
D. Mặt trận thống nhất dân tộc
-
Câu 36:
Sự kiện tiêu biểu nào dưới đây xuất hiện trong phong trào đấu tranh năm 1929 - 1939?
A. Chống độc quyền muối
B. Tẩy chay hàng hóa Anh.
C. Không nộp thuế
D. Đảng Cộng sản ra đời.
-
Câu 37:
Sự kiện nào dưới dây xảy ra trong phong trào cách mạng của nhân dân Ấn Độ năm 1918 - 1922?
A. Chống độc quyền muối.
B. Tẩy chay hàng hóa Anh.
C. Bất hợp tác
D. Mặt trận thống nhất dân tộc
-
Câu 38:
Điểm giống nhau phong trào cách mạng Ấn Độ giai đoạn 1918 - 1922 và 1929 - 1939 là?
A. Do Đảng Quốc đại lãnh đạo
B. Hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực
C. Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 39:
Phong trào cách mạng Ấn Độ giai đoạn 1918 - 1922 do ai lãnh đạo?
A. Đảng Quốc đại
B. Đảng Cộng sản
C. Đảng Tự do
D. Đảng Cộng Hòa
-
Câu 40:
Vào thời gian nào Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật ?
A. Tháng 6/1937
B. Tháng 7/1937
C. Tháng 8/1937
D. Tháng 9/1937
-
Câu 41:
Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 1/1934
B. Tháng 2/1935
C. Tháng 1/1934
D. Tháng 1/1935
-
Câu 42:
"Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh" sự kiện xảy ra vào thời gian nào?
A. 01/1934
B. 10/1934
C. 11/1934
D. 10/1914
-
Câu 43:
Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản vào thời gian nào?
A. 1/4/1927
B. 2/4/1927
C. 11/4/1927
D. 12/4/1927
-
Câu 44:
Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. 7/1921
B. 8/1921
C. 9/1921
D. 10/1921
-
Câu 45:
Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ?
A. Bị dập tắt
B. Chuyển sang thời kì mới
C. Vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 46:
Khi bị thực dân Anh đối phó tàn bạo, phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào?
A. Giảm bớt, tập trung vào phát triển kinh tế
B. Phong trào vẫn diễn ra sôi động
C. Thành lập nên Mặt trận thống nhất
D. B và C đúng
-
Câu 47:
Thực dân Anh làm gì để đối phó với phong trào cách mạng?
A. Tập trung vơ vét, bóc lột
B. Tăng cường khủng bố, đàn áp
C. Thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
D. B và C đúng
-
Câu 48:
Chiến dịch hợp tác mới được Gandi phát động vào thời gian nào?
A. Tháng 11 -1931
B. Tháng 12 -1931
C. Tháng 1 -1931
D. Tháng 12 -1932
-
Câu 49:
Tháng 12 -1931 Gandi phát động chiến dịch gì?
A. Chiến dịch hợp tác
B. Chiến dịch hợp tác mới
C. Chiến dịch bất hợp tác
D. Chiến dịch bất hợp tác mới
-
Câu 50:
Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để?
A. Phản đối chính sách tàn ác của thực dân Anh
B. Đòi lại quyền lực về tay nhân dân
C. Thể hiện sự không đồng tình với cách cai trị của thực dân Anh
D. Phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh