Trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ Hóa Học Lớp 11
-
Câu 1:
Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3 rất không bền, bị phân huỷ tạo ra CO2, H2O, N2 và O2. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít. Thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1kg chất nổ này.
A. 237,5 lít
B. 1595 lít
C. 16,6 lít
D. 704,4 lít
-
Câu 2:
Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do
A. chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền.
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều.
-
Câu 3:
Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do
A. chất hữu cơ dễ bay hơi
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau
-
Câu 4:
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc I thu được hợp chất hữu cơ nào sau đây:
A. H2O
B. Phenol
C. Ancol
D. Anđehit
-
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn 1,25g chất Y thu được 0,896 lít CO2 ở đktc và 0,54g H2O. Mặt khác đốt cháy Y cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435g kết tủa trắng. Các nguyên tố có trong Y và phần trăm của C là:
A. C, H, O, Br; %(m)C = 42,6%.
B. C, H, O, Cl; %(m)C = 38,4%
C. C, H, Cl; %(m)C = 38,4%
D. C, H, O, Br; %(m)C = 38,4%
-
Câu 6:
Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Phần trăm khối lượng của H trong A là:
A. 11,5%
B. 9%
C. 8%
D. 7,8%
-
Câu 7:
Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là
A. 26%
B. 48,9%
C. 49,9%
D. 59,4%
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn a g HCHC X thu được 896 ml CO2 (đktc) và 1,08 g H2O, phần trăm khối lượng của O trong A là 34,8%. Phần trăm của C, H trong X lần lượt là:
A. 52,2%, 13%
B. 46,8%, 18,4%
C. 50%, 15,2%
D. 55,25, 10%
-
Câu 9:
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các phản ứng của các hợp chất hữu cơ
A. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn
B. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất định
C. Để cho phản ứng của các hợp chất hữu cơ xảy ra được, người ta thường đun nóng và dùng các chất xúc tác
D. Đa số các hợp chất hữu cơ bền với nhiệt độ, không bị cháy khi đốt
-
Câu 10:
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định
D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
-
Câu 11:
Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do
A. chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền.
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều.
-
Câu 12:
Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do
A. chất hữu cơ dễ bay hơi
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau
-
Câu 13:
Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là
A. phản ứng oxi hóa – khử
B. phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác
C. phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới
D. phản ứng giữa đơn chất và hợp chất.
-
Câu 14:
Phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ là
A. phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
B. phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới.
C. phản ứng giữa hai hợp chất.
D. phản ứng đồng phân hóa.
-
Câu 15:
Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
-
Câu 16:
Tính thể tích của hỗn hợp hai ankan ở đktc biết đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp khí hai ankan kế tiếp nhau, thu được 14,56 lít CO2 ?
A. 11,2 lít
B. 22,4 lít
C. 6,72 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 17:
Tìm V oxi biết lấy 10,2 gam hỗn hợp hai ankan ở \(27,3^\circ C\), 2atm chiếm thể tích 2,464 lít.
A. 32,67 lít
B. 25,76 lít
C. 6,67 lít
D. 11,2 lít
-
Câu 18:
Khi cho hợp chất 2,3-đimetylbutan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 có chiếu ánh sáng làm xúc tác, thu được bao nhiêu sản phẩm đồng phân?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là (CxH2x+1)n. Biện luận để tìm công thức phân tử của hiđrocacbon.
A. ankan
B. anken
C. ankin
D. ankadien
-
Câu 20:
Tìm X biết crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 14,5.
A. C3H8
B. C2H6
C. C5H12
D. C4H10
-
Câu 21:
Xác định dãy đồng đẳng của A, B biết đốt cháy thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam hơi nước.
A. ankan.
B. anken.
C. ankin.
D. ankanđien.
-
Câu 22:
Hãy xác định công thức của phân tử của B, biết B chỉ chứa C, H và O, mặt khác B có tỉ khối hơi đối với etan là 2.
A. C3H8O
B. C2H6O
C. C3H8O.
D. C2H4O
-
Câu 23:
Xác định CTPT của A biết đốt cháy 200ml hơi một chất hữu cơ A chứ C, H, O trong 900ml O2. Thể tích của hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi cho ngưng tụ chỉ còn 700ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH đặc, chỉ còn 100ml?
A. C2H4O
B. C3H6O
C. C2H6O
D. C3H8O
-
Câu 24:
Xác định khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Q biết đốt 6 gam một hợp chất hữu cơ Q thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O.
A. 1,6 gam
B. 2,6 gam
C. 0,5 gam
D. 3,6 gam
-
Câu 25:
Phương pháp tách riêng hỗn hợp gồm ancol (t sôi = 78,3oC) và axit axetic( t sôi = 118oC).
A. Chiết
B. Lọc và kết tinh
C. Chưng cất ở áp suất thấp
D. Chưng cất phân đoạn
-
Câu 26:
Tên nào thuộc danh pháp thay thế: (a) clometan; (b) vinyl clorua; (c) 1,2 – đicloetan?
A. (a); (c)
B. (a); (b)
C. (a)
D. (c)
-
Câu 27:
Ý kiến đúng về hóa hữu cơ?
A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất cacbon.
B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
C. Hóa học hữu cơ là ngành chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu hiđrocabon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
Câu 28:
\(C{H_3} - C{H_2} - OH;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3} - O - C{H_3}\) được gọi là?
A. đồng phân
B. đồng đẳng
C. hợp chất ancol
D. hợp chất ete
-
Câu 29:
Xác định CTPT hai ankan hỗn hợp A gồm hai chất thuộc dãy đồng đẳng ankan và kế tiếp nhau, có khối lượng 24,8 gam. Thể tích của A là 11,2 lít (đktc)?
A. C2H6 và C3H8
B. CH4 và C2H6
C. C3H8 và C4H10
D. C4H10 và C5H12
-
Câu 30:
Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon đem dùng biết đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 28 u thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.
A. CH4 và C3H8
B. C2H6 và C3H8
C. C3H8 và C4H10
D. CH4 và C4H10
-
Câu 31:
Tìm X biết đốt cháy một ankan X, thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và nước bằng 11 : 6.
A. C3H8
B. C2H6
C. C4H10
D. C5H12
-
Câu 32:
Tìm A biết trộn 12cm3 một hiđrocacbon A ở thể khí với 60cm3 oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau khi làm lạnh để nước ngưng tụ rồi đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích khí còn lại là 48cm3, trong đó 24cm3 hấp thụ bởi KOH, phần còn lại bị hấp thụ bởi photpho.
A. C2H6
B. C2H4
C. C3H8
D. C3H6
-
Câu 33:
Lập CTPT của A biết đốt 0,295 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được 0,44 gam CO2 và 0,225 gam H2O. Trong một thí nghiệm khác, phân tích một khối lượng chất A như trên cho 55,8cm3 N2 (ở đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,04.
A. C2H5ON.
B. C2H6O2
C. C3H7N
D. C3H7O2N
-
Câu 34:
Nhận xét đúng:
Cho chất anđehit fomic (HCHO) và axit axetic (CH3COOH)
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
-
Câu 35:
Tìm CTPT của X biết X có CTĐGN là C4H9ClO.
A. C8H18Cl2O2.
B. C4H9ClO.
C. C12H27Cl3O3.
D. Không xác định được.
-
Câu 36:
Thí nghiệm như hình:
CuSO4 khan chuyển sang màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Vàng
-
Câu 37:
Chọn kết luận chính xác nhất:
Nung HCHC X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
-
Câu 38:
Tìm B biết đốt 1 lít khí B cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O?
A. C4H8O2
B. C4H10
C. C4H10O2
D. C3H8O.
-
Câu 39:
Tìm CTPT của X biết đốt cháy 3,7g X (C, H, O) dùng 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O.
A. C2H5O
B. C4H8O
C. C3H6O
D. C4H10O
-
Câu 40:
Tìm CTĐGN của A biết mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2.?
A. C6H12O4
B. CH3O
C. C3H6O2
D. C3H6O
-
Câu 41:
Xác định CTĐGN của Vitamin A?
A. C4H6O
B. C2H3O
C. C20H30O
D. C4H6O2
-
Câu 42:
Xác định CTĐGN của A biết A chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt A cần lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9.
A. C3H6O
B. C4H6O
C. C3H6O2
D. C4H6O2
-
Câu 43:
Tìm %O trong A biết đốt 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2.
A. 58,54%
B. 26,215%
C. 11,18%
D. 4,065%
-
Câu 44:
Xác định số H trong X biết X có công thức trùng với CTĐGN, đốt 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O.
A. 7
B. 6
C. 5
D. 9
-
Câu 45:
Tìm X biết đốt 7,4 gam X thu được 6,72 lít CO2 và 5,4g H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2?
A. C3H6O2
B. C5H10O
C. C2H2O3
D. C3H6O.
-
Câu 46:
Tìm CTPT của X biết đốt 4,4 gam X thì thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O và tỉ khối của X so với CO2 bằng 2
A. C5H12O
B. C3H4O3
C. C4H8O2.
D. C2H4O
-
Câu 47:
Tìm X biết CTĐGN của X là CH2O và tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30.
A. CH2O
B. C2H4O2
C. C3H6O2
D. C4H8O2.
-
Câu 48:
Xác định PTK của chất X biết tỉ khối hơi của nó so với H2 là 44?
A. 44
B. 46
C. 22
D. 88.
-
Câu 49:
Hãy tính %O trong X biết đốt m gam X cần 6,72 lít O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O?
A. 69,56%
B. 34,78%
C. 76,19 %
D. 67,71%
-
Câu 50:
Tính %C biết đốt 4g X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
A. 90%.
B. 75%
C. 80 %
D. 60%