Trắc nghiệm Phân biệt hợp chất hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Chất X với CTPT là C4H8O2, là este của axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là gì?
A. C2H5COOCH3
B. C2H5COOC2H3
C. CH3COOCH3
D. CH3COOC2H5
-
Câu 2:
Chất X với công thức phân tử C4H6O2, là este của axit acrylic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là gì?
A. C2H5COOCH3
B. CH3CH2COOCH3
C. CH2=CH-COOCH3
D. HCOOCH-CH=CH2
-
Câu 3:
Xà phòng hóa 1 mol este X thu được 1 mol muối và x mol (x≥2) mol rượu. Vậy este X được tạo thành từ những gì?
A. axit đơn chức và rượu đơn chức.
B. axit đa chức và rượu đơn chức.
C. axit đa chức và rượu đa chức.
D. axit đơn chức và rượu đa chức.
-
Câu 4:
Cho 16,72 gam metyl propionat vào 100ml hỗn hợp dung dịch NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn là bao nhiêu?
A. 26,24.
B. 22,24.
C. 20,24.
D. 21,60.
-
Câu 5:
Xà phòng hoá 17,24 gam chất béo cần 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là bao nhiêu?
A. 17,80 gam.
B. 18,24 gam.
C. 16,68 gam.
D. 18,38 gam.
-
Câu 6:
Đốt este no, đơn chức A cần 0,35 mol O2. Sau phản ứng thu được 0,3 mol CO2. Công thức phân tử của A là?
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C3H6O2
D. C5H10O2
-
Câu 7:
Cho 27,6 gam chất X có CTPT là C7H6O3 tác dụng với 800 ml NaOH 1M được dung dịch Y. Trung hòa Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch Z là?
A. 31,1 gam.
B. 56,9 gam.
C. 58,6 gam.
D. 62,2 gam.
-
Câu 8:
Thủy phân m gam các este C2H5COOCH3, C2H5COOC3H7, C2H5COOC2H5 bằng 300 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ thu được 27,6 gam hỗn hợp các ancol. Giá trị của m là?
A. 61,2.
B. 62,1.
C. 65,7.
D. 57,5.
-
Câu 9:
Đun 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH với H2SO4 đặc làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%. Khối lượng este tạo thành là?
A. 6,0 gam.
B. 4,4 gam.
C. 8,8 gam.
D. 5,2 gam.
-
Câu 10:
Cho 2 este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là?
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.
D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
-
Câu 11:
Cho A gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < My). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp A với một lượng NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A lần lượt là?
A. 59,2%; 40,8%.
B. 50%; 50%.
C. 40,8%; 59,2%.
D. 66,67%; 33,33%.
-
Câu 12:
Khi cho 0,2 mol X este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là?
A. (C2H5COO)2C2H4.
B. (HCOO)2C2H4.
C. (CH3COO)2C2H4.
D. (HCOO)3C3H5.
-
Câu 13:
Cho X gồm 1 este đơn chức Y, 1 este 2 chức Z đều mạch hở chứa 1 loại nhóm chức (nY < nZ). Đun nóng m (g) X với KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp T gồm 2 muối. Mặt khác đốt cháy 0,18 mol X cần dùng 1,59 mol O2 thu được 16,92 gam H2O. Phần trăm theo khối lượng Y trong X là?
A. 28,36%
B. 28,94%
C. 21,42%
D. 29,62%
-
Câu 14:
Cho X gồm 2 este no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 150ml NaOH 2M rồi cô cạn thu được 13,8 gam một ancol và 26 gam chất rắn Y gồm 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được H2O, Na2CO3 và 12,32 lít khí CO2 (đktc). tên gọi của 2 este trong X là?
A. etyl fomat và etyl axetat.
B. metyl fomat và metyl axetat.
C. etyl axetat và etyl propionat.
D. metyl axetat và metyl propionat.
-
Câu 15:
Đốt m gam hỗn hợp X anđehit malonic, anđehit acrylic và 1 este đơn chức, mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc) và thu được 2016 ml (đktc) CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là?
A. 4,32 gam.
B. 8,10 gam.
C. 7,56 gam.
D. 10,80 gam.
-
Câu 16:
Cho X, Y (MX < MY) là 2 axit hữu cơ đều no, đơn chức, mạch hở, chất Z là este tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 10,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 7,056 lít O2 (đktc) được 5,76 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 10,2 gam E với 390 ml dung dịch NaOH 0,5M (lấy dư 50% so với lượng phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi ancol T và hỗn hợp rắn F (trong F có chứa 2 muối G, H với nH < 2nG) . Dẫn toàn bộ T qua bình Na dư thấy khối lượng bình tăng 4,45 gam, đồng thời thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng nhỏ hơn trong F là?
A. 40,56%.
B. 33,30%.
C. 30,31%.
D. 44,81%.
-
Câu 17:
Cho chất X chứa C, H, O chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng với đủ 180 gam NaOH thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 23,85 gam Na2CO3, CO2 và H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng?
A. 6
B. 12
C. 8
D. 10
-
Câu 18:
Đốt 0,1 mol gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3, C3H7COOH thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 22,4.
B. 8,96.
C. 10,08.
D. 4,48.
-
Câu 19:
Tiến hành thủy phân m gam este gồm CH3COOCH3, CH3COOC3H7, CH3COOC2H5 bằng 300 ml NaOH 1M vừa đủ thu được 13,8 gam hỗn hợp các ancol. Giá trị của m là?
A. 26,4.
B. 24,6.
C. 25,7.
D. 27,5.
-
Câu 20:
Tiến hành thủy phân 89 gam tristearin trong môi trường kiềm thu được m gam glixerol. Giá trị của m là?
A. 0,92 gam.
B. 9,2 gam.
C. 92 gam.
D. 12,6 gam.
-
Câu 21:
Cho 16,72 gam metyl propionat phản ứng với 100ml hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn là bai nhiêu?
A. 26,24
B. 22,24
C. 20,24
D. 21,6
-
Câu 22:
Cho X gồm CH3COOCH3, CH3COOH, CH3OH. Cho m gam X tác dụng với 0,2 mol dung dịch NaOH thu được a gam ancol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,5 mol khí CO2. Giá trị của a là gì?
A. 4,8.
B. 5,4.
C. 3,2.
D. 4,3.
-
Câu 23:
Cho chất X gồm CH3COOCH3, CH3COOH, CH3OH. Cho m gam X tác dụng hết với 0,3 mol dung dịch NaOH thu được a gam ancol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 39,6 gam khí CO2 và 18 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 24,0.
B. 25,4.
C. 23,2.
D. 24,3.
-
Câu 24:
Dùng 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với KOH, thu được 2,3 gam rượu. Công thức của este là?
A. C2H5COOC2H5
B. HCOOC2H5
C. C2H5COOCH3
D. CH3COOC2H5
-
Câu 25:
Nung 13,4 gam HCOOCH3 và CH3COOCH3 dung dịch NaOH (dư) thu được 15 gam muối. Phần trăm khối lượng của HCOOCH3 là?
A. 44,8%.
B. 13,6%.
C. 50,0%.
D. 47,8%.
-
Câu 26:
Khi đốt cháy 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là?
A. etyl propionat.
B. metyl propionat.
C. isopropyl axetat.
D. etyl axetat.
-
Câu 27:
Cho X gồm 1 axit cacboxylic T với hai chức, mạch hở, hai ancol no đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este 2 chức tạo bởi axit T và 2 ancol đó. Đốt cháy a gam X thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm tiếp 20ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô can dung dịch Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp 2 ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là?
A. 5,36.
B. 5,92.
C. 6,53.
D. 7,09.
-
Câu 28:
Cho X gồm etyl axetat, vinyl axetat, metyl fomat, đimetyl oxalat, axit fomic. Biết 20 gam X tác dụng với 200ml NaOH 1,5M. Mặt khác, đốt cháy 20 gam X thu được V lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Giá trị của V là?
A. 22,4.
B. 16,8.
C. 17,92.
D. 14,56.
-
Câu 29:
Đốt cháy 2,76 gam X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thì ta được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml NaOH 1M thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của axit trong X là?
A. C2H3COOH.
B. C2H5COOH.
C. C3H5COOH.
D. C3H7COOH.
-
Câu 30:
Cho X gồm 1 axit cacboxylic đơn chức, 1 ancol đơn chức và một este tạo bởi axit và ancol đó. Đốt cháy 1,55 gam hỗn hợp X thu được 1,736 lít khí CO2 (đktc) và 1,26 gam H2O. Mặt khác, khi cho 1,55 gam X tác dụng hết với 125ml dung dịch NaOH 0,1M tạo ra m gam muối. Sau phản ứng thu được tổng số gam ancol là 0,74 gam và ứng với 0,01 mol. Giá trị của m?
A. 1,175 gam.
B. 1,205 gam.
C. 1,275 gam.
D. 1,305 gam.
-
Câu 31:
Cho M gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đơn chức Y và este Z tạo bởi X và Y. Cho 27,4 g M tác dụng với 100ml ml NaOH 2M thu được 0,2 mol Y. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng M trên sinh ra 61,6g CO2 và 23,4 gam. Biết axit X có số nguyên tử C là số chẵn nhỏ hơn 6. Phần trăm khối lượng của ancol trong M là?
A. 21,9%.
B. 29,1%.
C. 28,1%.
D. 30,4%.
-
Câu 32:
Cho những phát biểu sau:
a) Hợp chất C6H5CH2OH không thuộc loại hợp chất phenol
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt trong nước
c) Ancol và phenol đều có khả năng tác dụng với Na sinh ra H2
d) Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím chuyển sang màu hồng nhạt
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan
Số phát biểu không đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 33:
Cho những chất sau CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 34:
Đặc điểm chung các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6.
-
Câu 35:
Tách benzen (\(t_s^0 = {80^0}C\)) và axit axetic (\(t_s^0 = {118^0}C\)) ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp
A. Chưng cất ở áp suất thấp
B. Chưng cất ở áp suất thường
C. Chiết bằng dung môi hexan
D. Chiết bằng dung môi etanol
-
Câu 36:
Methadone là 1 loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của Methadone như hình dưới.
Công thức phân tử của methadone là?
A. C17H27NO.
B. C17H22NO.
C. C21H29NO.
D. C21H27NO.
-
Câu 37:
Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp, cách kết hợp của nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?
A. Công thức phân tử.
B. Công thức tổng quát.
C. Công thức cấu tạo.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 38:
Cho những chất CH3–O–CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH3 (5), CH3OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau?
A. (1) và (2); (3) và (4)
B. (1) và (3); (2) và (5)
C. (1) và (4); (3) và (5)
D. (1) và (5); (2) và (4)
-
Câu 39:
Cho những chất hữu cơ mạch thẳng sau C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Hợp chất có một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. không no.
B. mạch hở.
C. thơm.
D. no hoặc không no.
-
Câu 41:
Số liên kết σ (xich ma) trong các chất CH≡CH; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là?
A. 3; 5; 9.
B. 4; 3; 6.
C. 5; 3; 9.
D. 4; 2; 6.
-
Câu 42:
Liên kết 3 giữa 2 nguyên tử cacbon do các liên kết nào sau đây tạo nên?
A. Hai liên kết σ và một liên kết π.
B. Hai liên kết π và một liên kết σ.
C. Một liên kết σ, một liên kết π và một liên kết cho nhận.
D. Một liên kết σ, một liên kết π và một liên kết ion.
-
Câu 43:
Với các chất: glucozo, xenlulozo, fructozo, saccarozo, tinh bột. Số chất là đisaccarit là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 44:
Liên kết hóa học chủ yếu ở phân tử hợp chất hữu cơ là loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết cho nhận.
D. Liên kết hidro.
-
Câu 45:
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là
A. \({C_n}{\left( {{H_2}O} \right)_m}\)
B. \({C_n}{H_2}O\)
C. \({C_x}{H_y}{O_z}\)
D. \(R{\left( {OH} \right)_x}{\left( {CHO} \right)_y}\)
-
Câu 46:
Về cấu tạo, cacbohiđrat là những hợp chất
A. hiđrat của cacbon
B. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng
C. polihiđroxieteanđehit
D. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng
-
Câu 47:
Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau:
A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây sai về hợp chất hữu cơ?
A. Hidrocacbon có thành phần phân tử gồm 2 nguyên tố là hidro và cacbon
B. Dẫn xuất của hidrocacbon có thành phần phân tử gồm 3 nguyên tố là hidro, cacbon và oxi
C. Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại chính
D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
-
Câu 49:
Phát biểu nào đúng khi nói về “hợp chất hữu cơ” ?
A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, hiđro và oxi
B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon và hiđro
C. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat…).
D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon và oxi
-
Câu 50:
Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có
A. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ
B. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ
C. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ
D. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ