Trắc nghiệm Nhật Bản Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Nước nào dành cho Việt Nam nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều nhất?
A. Nhật Bản.
B. Ngân hàng thế giới.
C. Hàn Quốc.
D. Liên minh châu Âu.
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?
A. Coi trọng nhân tố con người.
B. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. Đất nước giàu tài nguyên khoáng sản.
D. Vai trò điều tiết của nhà nước.
-
Câu 3:
Nhân tố chủ quan nào có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B. Các đơn hàng quân sự của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên.
C. Yếu tố con người được coi là vốn quý giá nhất.
D. Nhận được viện trợ của Mĩ.
-
Câu 4:
Đặc điểm kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là gì?
A. Kinh tế phục hồi sau chiến tranh.
B. Kinh tế suy thoái kéo dài.
C. Kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển “thần kỳ”.
D. Kinh tế phát triển và xen kẽ suy thoái.
-
Câu 5:
Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?
A. Cùng giúp đỡ nhau phát triển.
B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.
C. Cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.
-
Câu 6:
Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973 là gì?
A. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.
B. Vai trò quản lý có hiệu quả của nhà nước.
C. Tài nguyên phóng phú dồi dào.
D. Nguồn nhân lực có trình độ cao.
-
Câu 7:
Hạn chế lớn đối với nền kinh tế của Nhật Bản đó là gì?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.
B. Dân số ít, thị trường tiêu thụ hẹp.
C. Trình độ dân trí thấp.
D. Năng lực sản xuất kém.
-
Câu 8:
Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ của Nhật Bản là gì?
A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco.
B. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
C. Học thuyết Phucưđa và Kaiphu.
D. Học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô.
-
Câu 9:
Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình là nhằm mục đích gì?
A. Tạo liên minh chống ảnh hưởng của Liên Xô.
B. Tạo liên minh chống ảnh hưởng của Trung Quốc.
C. Chống lại phong trào cách mạng thế giới.
D. Tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng.
-
Câu 10:
Đặc điểm nổi bật nhất phản ánh sự phát triển về khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản là gì?
A. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển.
B. Chi phí đầu tư nghiên cứu khoa học cao.
C. Dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sang chế.
D. Mua bằng phát minh sáng chế của nước khác.
-
Câu 11:
Nhân tố giống nhau giữa Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu giúp những nước này trở thành ba trung tâm kinh - tế tài chính lớn của thế giới là gì?
A. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. Vận dụng tốt các yếu tố bên ngoài như viện trợ của Mĩ,..
C. Chi phí quốc phòng thấp.
D. Coi trọng nhân tố con người.
-
Câu 12:
Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước nào?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Pháp.
-
Câu 13:
Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kí kết năm 1951 có giá trị trong 10 năm, sau đó như thế nào?
A. Được kéo dài vĩnh viễn.
B. Nâng lên thành 20 năm.
C. Nâng lên thành 30 năm.
D. Nâng lên thành 40 năm.
-
Câu 14:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới
B. Ủng hộ và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
C. Chú trọng quan hệ với các nước phương Tây
D. Liên minh chặt chẽ với nước Mĩ.
-
Câu 15:
Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX đến 2000, kinh tế Nhật Bản luôn như thế nào?
A. Giữ vai trò là một chủ nợ lớn nhất thế giới.
B. Phát triển thần kỳ về kinh tế và tài chính.
C. Là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới sau nước Mĩ.
D. Một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.
-
Câu 16:
Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô
D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 17:
Nền kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa khi nào?
A. Năm 1969.
B. Năm 1970.
C. Năm 1968.
D. Năm 1973.
-
Câu 18:
Thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Sản xuất hàng tiêu dung.
B. Sản xuất phần mềm.
C. Sản xuất ứng dụng dân dụng.
D. Chinh phục vũ trụ.
-
Câu 19:
Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành
A. Trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
B. Nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
C. Siêu cường tài chính số 1 thế giới.
D. Có nền kinh tế đứng đầu thế giới.
-
Câu 20:
Em hãy cho biết kinh tế Nhật Bản đã phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào dưới đây?
A. 1960-1973.
B. 1945-1952.
C. 1952-1973.
D. 1973-1980.
-
Câu 21:
Nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình như thế nào?
A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
B. Có bước phát triển thấn kì.
C. Vẫn tồn tại chế độ phong kiến.
D. Bị quân đội phương Tây chiếm đóng.
-
Câu 22:
Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản được nhận xét đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?
A. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.
B. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
C. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
D. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.
-
Câu 23:
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào được nhận xét để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Khoa học kĩ thuật
B. An ninh quốc phòng
C. Giáo dục
D. Tài chính
-
Câu 24:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 được nhận xét là gì?
A. Mở rộng phạm vi hành hưởng ở khu vực Đông Bắc Á
B. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu
C. Tăng cường hợp tác với các nước châu Á
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
Câu 25:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng dần về châu Á được nhận xét không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực ở khu vực
D. Để hạn chế sự lệ thuộc vào Mĩ
-
Câu 26:
Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX được nhận xét có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?
A. Củng cố vị trí của Mĩ trong trật tự
B. Thay Mĩ trở thành người lãnh đạo trật tự
C. Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự
D. Làm sụp đổ trật tự
-
Câu 27:
Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 được nhận xét là gì?
A. Tiêu diệt triệt để các lực lượng quân phiệt ở Nhật Bản
B. Duy trì hòa bình an ninh khu vực châu Á
C. Hình thành liên minh Mĩ - Nhật chống lại phong trào cách mạng thế giới ở Viễn Đông
D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật
-
Câu 28:
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được nhận xét đã thắt chặt trong những năm 1945-1952?
A. Do tác động của hội nghị Ianta
B. Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
C. Do sự tương đồng về văn hóa
D. Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
-
Câu 29:
Nhân tố chủ yếu chi phối sự biến đối mối quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được nhận xét là gì?
A. Sự tương đồng về hệ tư tưởng
B. Sự tương đồng về kinh tế
C. Lợi ích quốc gia dân tộc
D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc
-
Câu 30:
Nguyên nhân khách quan được nhận xét đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa
B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật
C. Sự hỗ trợ của Mĩ
D. Đầu tư phát triển con người
-
Câu 31:
Đâu được nhận xét không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
A. Xuất phát điểm
B. Mức độ liên kết
C. Nguyên tắc hội nhập
D. Tính chất tổ chức
-
Câu 32:
Yếu tố nào được nhận xét quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội
D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 33:
Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi được nhận xét là gì?
A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử
-
Câu 34:
Đâu được nhận xét không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
B. Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
C. Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
D. Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
-
Câu 35:
Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu được nhận xét lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do bóc lột hệ thống thuộc địa
B. Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
C. Do giảm chi phí cho quốc phòng.
D. Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
-
Câu 36:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai được nhận xét là
A. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại
C. Các công ty, tập đoàn lớn có sức sản xuất mạnh mẽ, tầm nhìn xa, quản lí tốt
D. Coi trọng yếu tố con người trong phát triển, là lực lượng nòng cốt hàng đầu
-
Câu 37:
Đâu được nhận xét không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B. Do vai trò điều tiết quản lý của nhà nước
C. Do tận dụng được các yếu tố khách quan thuận lợi
D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng đồng EC
-
Câu 38:
Nhân tố nào được nhận xét đã tác động đến việc các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Âm mưu làm bá chủ châu Âu lục địa của Pháp
B. Tác động của xu thế liên kết khu vực
C. Tác động của sự đối đầu Đông- Tây, chiến tranh lạnh
D. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt ở Đức
-
Câu 39:
Từ nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, anh (chị) hãy rút ra bài học được nhận xét là quan trọng nhất có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
A. Tăng cường vai trò của các công ty độc quyền
B. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
C. Tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi để thu lợi nhuận
D. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia
-
Câu 40:
Sự kiện nào được nhận xét đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?
A. Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
B. Chiến tranh Afghanistan (1978-1982)
C. Chiến tranh vùng Vịnh 1991
D. Khủng bố 11-9-2001
-
Câu 41:
Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai được nhận xét đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?
A. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949)
B. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959)
C. Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
D. Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991)
-
Câu 42:
Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ được nhận xét không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B. Các nước đồng minh của Mĩ không thống nhất trong chính sách đối ngoại
C. Tiềm lực kinh tế - tài chính của Mĩ bị suy giảm
D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, sự lớn mạnh của đồng minh và suy yếu của Mĩ
-
Câu 43:
Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 được nhận xét là gì?
A. Tham vọng trở thành bá chủ thế giới
B. Xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C. Ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
D. Sử dụng bạo lực để can thiệp vào công việc của đồng minh
-
Câu 44:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ đối với các nước đồng minh trong lịch sử được nhận xét là gì?
A. Cái gậy lớn
B. Ngoại giao đồng đôla
C. Cây gậy và củ cà rốt
D. Mềm dẻo, khôn khéo
-
Câu 45:
Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được nhận xét là gì?
A. Đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
B. Để nhận viện trợ của Mĩ.
C. Cùng Mĩ chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
D. Giúp Mĩ chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 46:
Chính sách ngoại giao xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được nhận xét là
A. Hòa bình trung lập.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào.
D. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
-
Câu 47:
Sự kiện nào được nhận xét đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết
B. Mỹ viện trợ cho Nhật Bản
C. Mỹ đóng quân tại Nhật Bản
D. Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản
-
Câu 48:
Nội dung chủ yếu của các học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) được nhận xét là
A. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, quân sự với các nước phương Tây.
B. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
C. Tăng cường quan hệ hữu nghị mọi mặt với các nước châu Á.
D. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước đang phát triển.
-
Câu 49:
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga được nhận xét trong các chương trình
A. Vũ trụ quốc tế
B. Công nghiệp điện hạt nhân
C. Giáo dục - khoa học
D. Vật liệu mới và năng lượng
-
Câu 50:
Nguyên nhân nào được nhận xét là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển, và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?
A. Các công ty năng động, có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp.
B. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển.
C. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
D. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới.