Trắc nghiệm Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được bắt đầu từ khi nào và đánh dấu cắm mốc bằng sự kiện nào?
A. Giữa thế kỉ XIX, hòa ước Vecxai.
B. Đầu thế kỉ XIX, hòa ước Pháp -Việt.
C. Cuối thế kỉ XIX, hòa ước Pháp - Việt.
D. Đầu thế kỉ XVII, hòa ước Vecxai.
-
Câu 2:
Năm 1857, Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam Kì, tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi “tự do buôn bán và truyền đạo”, tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương. Những hành động đó chứng tỏ điều gì?
A. Pháp muốn đầu tư, hợp tác kinh tế với Việt Nam.
B. Việt Nam là đối tác tiềm năng của Pháp.
C. Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
D. Pháp không quan tâm đến Việt Nam.
-
Câu 3:
Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước giữa thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu.
B. Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
C. Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
D. Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến.
-
Câu 4:
Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là:
A. Tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến khích sản xuất.
B. Nhà nước quan tâm đến đê điều.
C. Chú ý bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
D. Đất đai khai khẩn tập trung trong tay cường hào, địa chủ.
-
Câu 5:
Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?
A. Sa sút.
B. Có bước phát triển.
C. Nhà Nguyễn nắm độc quyền.
D. Ruộng đất được chia cho người dân.
-
Câu 6:
Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc?
A. “Bế quan tỏa cảng” .
B. “Cấm đạo”.
C. “Đối ngoại”.
D. “Cấm khai khẩn đất hoang”.
-
Câu 7:
Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là
A. Tiến hành cải cách hay thủ cựu.
B. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong.
D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt.
-
Câu 8:
Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu.
B. Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
C. Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
D. Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến.
-
Câu 9:
Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?
A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp trong khi Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.
B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo.
D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam.
-
Câu 10:
Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha.
B. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam.
C. Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại.
D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam.
-
Câu 11:
Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?
A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa với Việt Nam từ lâu đời.
B. Thực dân Anh đang bận rộn xâm chiếm Ấn Độ.
C. Vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam.
D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn.
-
Câu 12:
Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là
A. Tập trung phát triển các hoạt động nội thương.
B. Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.
C. Không giao thương với thương nhân phương Tây.
D. Cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.
-
Câu 13:
Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
A. Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào.
B. Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.
C. Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh.
D. Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
-
Câu 14:
Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A. Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn.
B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp.
C. Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp.
D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam.
-
Câu 15:
Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?
A. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng.
C. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.
D. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.
-
Câu 16:
Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?
A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
B. Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-
Câu 17:
Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?
A. Tằm thực.
B. Đánh vào tâm lí giặc.
C. Đánh thần tốc.
D. Vườn không nhà trống.
-
Câu 18:
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
-
Câu 19:
Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?
A. Công nghiệp Việt Nam không phát triển.
B. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn.
C. Chính sách cấm đạo.
D. Nông nghiệp không phát triển.
-
Câu 20:
Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là
A. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
B. Là vùng tự trị của Trung Hoa.
C. Là một quốc gia tự do.
D. Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa.