Trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Văn bản nào sau đây không phải là nguồn của pháp luật ở Việt Nam?
A. hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
B. nghị định của Chính phủ
C. bản án, quyết định của Toà án nhân dân
D. quyết định của uỷ ban nhân dân
-
Câu 2:
Nguồn của pháp luật bao gồm những loại nguồn nào?
A. chỉ có “tập quán pháp” mời là nguồn của pháp luật
B. chỉ có “tiền lệ pháp” mới là nguồn của pháp luật
C. chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật
D. tuỳ theo từng quốc gia mà có thể bao gồm cả ba loại nguồn pháp luật nêu trên.
-
Câu 3:
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể nào?
A. giữa người phạm tội và người bị hành vi phạm tội xâm hại (người bị hại)
B. giữa nhà nước và người phạm tội
C. giữa nhà nước, kẻ phạm tội và người bị hại
D. giữa nhà nước và̀ người bị hại được pháp luật hình sự bảo vệ.
-
Câu 4:
Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. Doanh nghiệp A vi phạm hợp đồng. Doanh nghiệp B đã khởi kiện ra Toà án để yêu cầu Toà bảo vệ quyền lợi cho mình. Toà án đã xét xử vụ kiện và quyết định doanh nghiệp A phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp B số tiền là 100 triệu đồng. Xác định biện pháp bồi thường thiệt hại nêu trên là loại chế tài pháp luật gì?
A. là chế tài kỷ luật
B. là chế tài hành chính
C. là chế tài dân sự
D. là chế tài hính sự.
-
Câu 5:
Công dân A có hành vi cố ý gây thương tích, người bị gây thương tích là công dân B. Công dân A (bị cáo) đã bị truy tố ra Toà án để xét xử. Xác định chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án nêu trên?
A. chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước và bị cáo A.
B. chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là bị cáo A và người bị hại B
C. chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước, bị cáo A và người bị hại B.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 6:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính?
A. quan hệ về tuyển dụng và sử dụng lao động vào làm việc trong các qơ quan nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động.
B. quan hệ về kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật.
C. quan hệ về giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động
D. cả ba loại quan hệ nêu trên đèu không phải là quan hệ pháp luật hành chính.
-
Câu 7:
Trong các quan hệ pháp luật sau đây, quan hệ nào là quan hệ pháp luật dân sự?
A. quan hệ về cấp giấy đăng ký kết hôn
B. quan hệ về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
C. quan hệ về xử phạt vi phạm hành chính
D. quan hệ về kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước.
-
Câu 8:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là quan hệ có tính chất mệnh lệnh?
A. quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
B. quan hệ tặng cho tài sản
C. quan hệ thừa kế tài sản
D. quan hệ về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Câu 9:
Căn cứ vào tư cách chủ thể thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào?
A. chỉ có một loại là quan hệ bình đẳng
B. chỉ có một loại là quan hệ bất bình đẳng
C. có hai loại là quan hệ bình đẳng và quan hệ bất bình đẳng
D. có ba loại là quan hệ bình đẳng, quan hệ bất bình đẳng và quan hệ nội bộ.
-
Câu 10:
Quan hệ pháp luật nào sau đây là “quan hệ pháp luật đơn vụ”?
A. quan hệ bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm
B. quan hệ mua bán hàng hoá giữa người mua và người bán
C. quan hệ pháp luật giáo dục giữa người học và giáo viên
D. cả ba loại quan hệ trên đều là quan hệ pháp luật đơn vụ
-
Câu 11:
“Quan hệ pháp luật song vụ” được hiểu như thế nào?
A. là chỉ có hai bên chủ thể tham gia quan hệ đó
B. là quan hệ pháp luật mà tất cả các bên tham gia quan hệ đều có quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau
C. là quan hệ pháp luật chỉ có hai bên chủ thẻ trong đó chỉ một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ
D. là quan hệ pháp luật có ba chủ thể tham gia trong đó có một bên có quyền và hai bên có nghĩa vụ.
-
Câu 12:
Căn cứ vào cơ cấu chủ thể thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào?
A. chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song phương (hai bên)
B. chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đa phương (nhiều bên)
C. có cả hai loại là quan hệ pháp luật song phương và quan hệ pháp luật đa phương
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 13:
Căn cứ vào cách quy định quyền và nghĩa vụ thì quan hệ pháp luật bao gồm những loại nào?
A. chỉ có một loại là quan hệ pháp luật song vụ
B. chỉ có một loại là quan hệ pháp luật đơn vụ
C. có cả hai loại là quan hệ pháp luật song vụ và quan hệ pháp luật đơn vụ.
D. có ba loại là quan hệ pháp luật song vụ, quan hệ pháp luật đơn vụ và quan hệ pháp luật mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ củ̉a các bên.
-
Câu 14:
"Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
B. phụ thuộc vào truyền thống văn hoá dân tộc của từng quốc gia
C. phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, trình độ của chủ thể
D. phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của chủ thể.
-
Câu 15:
“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. phụ thuộc vào quan điểm đạo đức
B. phụ thuộc vào phong tục tập quán
C. phụ thuộc vào trình độ văn hoá
D. phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
-
Câu 16:
“Năng lực hành vi” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
B. là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C. là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 17:
“Năng lực pháp luật” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
B. là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó
C. là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia và̀o quan hệ pháp luật đó
D. cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 18:
“Năng lực chủ thể” của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. chỉ cần có năng lực pháp luật là có đủ năng lực chủ thể
B. chỉ cần có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
C. chỉ cần có năng lực pháp luâṭ̣ hoặc có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể
D. phải có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi mới có đủ năng lực chủ thể
-
Câu 19:
Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
A. là tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
B. là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật, trong đó phải có ít nhất một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, tham gia vào quan hệ pháp luật
D. bất kỳ người nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật.
-
Câu 20:
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì?
A. chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và chủ thể đó có đủ năng lực chủ thể
B. chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh
C. chỉ cần có sự kiện pháp lý
D. phải có đủ cả ba điều kiện trên.
-
Câu 21:
Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài hình sự?
A. bồi thường thiệt hại
B. phạt tiền
C. cải tạo không giam giữ
D. phạt tù
-
Câu 22:
“Chế tài hình sự” được áp dụng đối với loại vi phạm pháp luật nào?
A. được áp dụng đối với tất cả các loại vi phạm pháp luật
B. chỉ được áp dụng đối với vi phạm pháp luật là tội phạm
C. được áp dụng đối với tội phạm và vi phạm hành chính
D. chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính
-
Câu 23:
“Chế tài hình sự” được hiểu như thế nào?
A. là biện pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự
B. là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy điṇ h trong tất cả các văn bản pháp luật
C. là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể được quy định trong tất cả các đạo luật do quốc hội ban hành
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 24:
Chế tài của quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào?
A. chỉ có một loại “chế tài hình sự”
B. chỉ có một loại “chế tài vật chất”
C. chỉ có một loại “chế tài kỷ luật”
D. có cả ba loại chế tài nêu trên.
-
Câu 25:
“Quy phạm lựa chọn” là quy phạm như thế nào?
A. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B. là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 26:
“Quy phạm cấm đoán” là quy phạm như thế nào?
A. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B. là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 27:
“Quy phạm bắt buộc” là quy phạm như thế nào?
A. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó
B. là loại quy phạm mà nó dặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó
C. là loại quy phạm mà nó đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 28:
Quy phạm pháp luật bao gồm những loại nào?
A. chỉ có một loại là “quy phạm bắt buộc”
B. chỉ có một loại là “quy phạm cấm đoán”
C. chỉ có một loại là “quy phạm lựa chọn”
D. có thể bao gồm tất cả các loại quy phạm nêu trên.
-
Câu 29:
Bộ phận “chế tài” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
B. xác định cách xử sự của cá́c chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.
-
Câu 30:
Bộ phận “quy định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
B. xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.
-
Câu 31:
Bộ phận “giả định” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?
A. xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
B. xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội
C. xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. tuỳ từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên.
-
Câu 32:
Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi các Bộ phận nào?
A. chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “quy định” và “chế tài”
B. chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “chế tài”
C. chỉ gồm hai Bộ phận bắt buộc là “giả định” và “quy định”
D. phải gồm ba Bộ phận là “giả định”, “quy định” và “chế tài”
-
Câu 33:
Loại quy tắc xử sự nào sau đây là quy phạm pháp luật?
A. các chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
B. những thói quen được hình thành từ lâu đời, được cộng đồng thừa nhận
C. những quy tắc xử sự bắt buộc trong các tôn giáo
D. những quy tắc xử sự được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
-
Câu 34:
Sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của công dân được hiểu như thế nào?
A. là được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm
B. là chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C. là trong mọi xử sự của công dân đều chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 35:
Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ như thế nào?
A. pháp luật và pháp chế là hai phạm trù đồng nhất với nhau
B. pháp luật là tiền đề của pháp chế còn pháp chế là phương tiện để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
C. pháp luật và pháp chế là hai phạm trù độc lập, không có quan hệ với nhau
D. tình trạng pháp chế không phụ thuộc vào pháp luật mà chỉ phụ thuộc vào ý thức pháp luật
-
Câu 36:
Pháp luật có những chức năng gì?
A. chỉ có chức năng điều chỉnh
B. chỉ có chức năng giáo dục
C. có cả chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục
D. chỉ có chức năng phản ánh
-
Câu 37:
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp cưỡng chế nhà nước?
A. phạt tiền do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại
B. phạt tiền do vi phạm quy định về an toàn giao thông
C. phạt tiền do vi phạm quy định của Bộ luật hình sự
D. cả ba biện pháp trên đều là biện pháp cưỡng chế nhà nước.
-
Câu 38:
Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật?
A. là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
B. là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
C. được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
D. là quy tắc xử sự tồn tại từ lâu đời được cộng đồng xã hội thừa nhận
-
Câu 39:
Có bao nhiêu kiểu pháp luật đã và đang tồn tại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của :
A. Giai cấp địa chủ
B. Giai cấp thống trị
C. Giai cấp phong kiến
D. Cả ba câu trên đều đúng
-
Câu 41:
Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của:
A. Giai cấp địa chủ
B. Giai cấp thống trị
C. Giai cấp phong kiến
D. Cả ba câu trên đều đúng
-
Câu 42:
Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc ?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Kiến trúc thượng tầng
C. Quan hệ sản xuất thống trị
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 43:
Văn bản luật là loại văn bản do:
A. Quốc Hội ban hành
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
C. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
D. Chính phủ ban hành
-
Câu 44:
Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất là:
A. Hiến pháp
B. Luật hình sự
C. Luật dân sự
D. Luật hiến pháp
-
Câu 45:
Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là:
A. Nghị định
B. Chỉ thị
C. Nghị quyết
D. Thông tư
-
Câu 46:
Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây là loại văn bản luật?
A. Bộ luật;
B. Hiến pháp
C. Nghị quyết của Quốc hội
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 47:
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?
A. Luật giáo dục
B. Thông tư
C. Nghị định
D. Nghị quyết
-
Câu 48:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật:
A. Điều lệ của hội đồng hương
B. Nghị quyết của Đảng cộng sản
C. Nghị quyết của Quốc hội
D. Điều lệ của Đảng cộng Sản
-
Câu 49:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội:
A. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
B. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo
C. Nghị quyết của Quốc Hội
D. Điều lệ của Đảng cộng sản
-
Câu 50:
Đáp án nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật?
A. Là phương tiện để nhân dân phục vụ lợi ích cho riêng mình
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội
C. Là công cụ để Nhà nước cưỡng chế đối với mọi người trong xã hội
D. Tất cả đều đúng