Trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Nội dung cụ thể nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật
D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
-
Câu 2:
Nội dung cụ thể nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
-
Câu 3:
Nội dung cụ thể nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
-
Câu 4:
Công cụ chủ yếu để nhân dân co thể thực hiện quyền làm chủ của mình là
A. Công an.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Nhà nước.
-
Câu 5:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta cụ thể bao hàm cả
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.
-
Câu 6:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta được cho thể hiện nhà nước ta mang bản chất của
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 7:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cho mang bản chất của giai cấp
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.
-
Câu 8:
Nội dung cụ thể nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 9:
Thực tế khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
-
Câu 10:
Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành thực tế dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
-
Câu 11:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, cụ thể đó là xã hội
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Phong kiến.
C. Chiếm hữu nô lên.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 12:
Thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương là nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nào sau đây?
A. Chính phủ.
B. Bộ giáo dục và đào tạo.
C. Ủy ban nhân dân huyện.
D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
-
Câu 13:
Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng nhau chung sống?
A. 49
B. 52
C. 54
D. 56
-
Câu 14:
Trong một quốc gia đa tộc người thì vấn đề gì cần giải quyết được coi là có ý nghĩa cơ bản nhất để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Ban hành hệ thống hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. Chống tư tưởng phân biệt chủng tộc, kì thị và chia rẽ dân tộc
C. Nâng cao trình độ dân trí, văn hoá cho đồng bào
D. Xoá bỏ dần sự chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc do lịch sử để lại
-
Câu 15:
Trong các nội dung của quyền dân tộc tự quyết thì nội dung nào được coi là cơ bản nhất, tiên quyết nhất?
A. Tự quyết về chính trị
B. Tự quyết về kinh tế
C. Tự quyết về văn hoá
D. Tự quyết về lãnh thổ
-
Câu 16:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Lênin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua... phát triển tư bản chủ nghĩa”.
A. Chế độ
B. Giai đoạn
C. Quá trình
D. Hình thức
-
Câu 17:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị – xã hội và... phát triển của dân tộc mình.
A. Cách thức
B. Con đường
C. Mục tiêu
D. Hình thức
-
Câu 18:
Các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hoá bình” chống phá sự nghiệp xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trên phương diện nào?
A. Kinh tế, chính trị - xã hội
B. Văn hoá, tư tưởng
C. Đạo đức, lối sống...
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 19:
Tác phẩm: “Về quyền dân tộc tự quyết” là của ai?
A. C. Mác
B. C. Mác & Ph. Ăng ghen
C. V. I Lênin
D. Stalin
-
Câu 20:
Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là:
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
B. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng và liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
C. Các dân tộc có quyền tự quyết, các dân tộc có quyền bình đẳng, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, tự quyết và liên hiệp công nhân các nước.
-
Câu 21:
Câu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” là của ai?
A. C. Mác
B. C. Mác & Ph. Ăng ghen
C. V. I Lênin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 22:
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là do:
A. Do mong muốn của công nhân.
B. Yêu cầu của nông dân
C. Yêu cầu của trí thức
D. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức.
-
Câu 23:
Nội dung nào quan trọng nhất trong các nội dung Liên minh công-nông-trí thức?
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Tư tưởng
D. Văn hoá- xã hội
-
Câu 24:
Xu hương phát triển cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và thống nhất chủ yếu do yếu tố nào quyết định?
A. Do trình độ phát triển không đồng đều
B. Do nền kinh tế nhiều thành phần
C. Do sự mong muốn của giai cấp công nhân
D. Cả ba đều đúng.
-
Câu 25:
Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức?
A. Do giai cấp công nhân mong muốn
B. Do có cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản
C. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau
D. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân
-
Câu 26:
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới góc độ nào giữ vai trò quyết định?
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hoá
D. Tư tưởng
-
Câu 27:
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền và được quy định bởi sự biến động của cơ cấu nào?
A. Cơ cấu xã hội - dân số
B. Cơ cấu xã hội - kinh tế
C. Cơ cấu xã hội - dân tộc
D. Cơ cấu xã hội - dân cư
-
Câu 28:
Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
B. Cơ cấu xã hội - dân số
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp
D. Cơ cấu xã hội - dân tộc
-
Câu 29:
Khái niệm “Chuyên chính của giai cấp công nhân” được sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Những nguyên lý của CNCS
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Nội chiến ở Pháp
-
Câu 30:
Câu “Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với Đảng ta”. Được ghi ở Văn kiện nào Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội VI
B. Đại hội VII
C. Đại hội VIII
D. Đại hội IX
-
Câu 31:
Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng hiện nay được thông qua tại?
A. Đại hội VI
B. Đại hội VII
C. Đại hội VIII
D. Đại hội IX
-
Câu 32:
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay ra đời từ năm nào?
A. 1926
B. 1945
C. 1954
D. 1986
-
Câu 33:
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay ra đời từ khi nào?
A. 1930
B. 1945
C. 1954
D. 1975
-
Câu 34:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội chủ yếu bằng gì?
A. Đường lối, chính sách
B. Hiến pháp, pháp luật
C. Tuyên truyền, giáo dục.
D. Cả a, b và c
-
Câu 35:
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Mang bản chất của giai cấp công nhân.
B. Mang bản chất của đa số nhân dân lao động.
C. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
D. Vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất của nhân dân lao động và tính dân tộc sâu sắc.
-
Câu 36:
Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Mặt trận Tổ quốc
D. Các đoàn thể nhân dân
-
Câu 37:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính . . . sâu sắc.
A. Giai cấp
B. Nhân đạo
C. Dân tộc
D. Cộng đồng
-
Câu 38:
Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là:
A. Đổi mới mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa
B. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ và quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị
C. Thay đổi hệ thống tư duy lý luận
D. Đổi mới tư duy
-
Câu 39:
Theo Đảng ta cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bao gồm:
A. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội chính trị.
C. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 40:
Khái niệm “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” do tổ chức nào sau đây nêu ra?
A. Đảng Cộng sản Liên Xô
B. Đảng Cộng sản Trung Quốc
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Quốc tế cộng sản (Quốc tế III)
-
Câu 41:
Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
A. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân.
B. Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội.
C. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
D. Cả a, b và c
-
Câu 42:
Câu “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” là của ai?
A. V. I. Lênin
B. Mao Trạch Đông
C. Hồ Chí Minh
D. Lê Duẩn
-
Câu 43:
Điền vào ô trống từ còn thiếu:
“Quyền không bao giờ có thể ở một mức độ cao hơn chế độ … và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ … đó quyết định” (Mác: Phê phán Cương lĩnh Gôta)
A. Chính trị
B. Xã hội
C. Kinh tế
D. Nhà nước
-
Câu 44:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có … làm tròn bổn phận công dân” (Hồ Chí Minh)
A. Trách nhiệm
B. Nghĩa vụ
C. Trình độ để
D. Khả năng để
-
Câu 45:
So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?
A. Không còn mang tính giai cấp.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần tuý.
D. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-
Câu 46:
Dân chủ được xem xét dưới góc độ nào?
A. Phạm trù chính trị
B. Phạm trù lịch sử
C. Phạm trù văn hoá
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 47:
Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào?
A. Ngay từ khi có xã hội loài người.
B. Khi có nhà nước vô sản.
C. Khi có nhà nước
D. Cả a, b và c
-
Câu 48:
Dân chủ là gì?
A. Là quyền lực thuộc về nhân dân
B. Là quyền của con người
C. Là quyền tự do của mỗi người
D. Là trật tự xã hội
-
Câu 49:
Loại văn bản nào sau đây là “văn bản dưới luật”?
A. luật doanh nghiệp năm 2005
B. nghị quyết của uỷ ban thường vụ quốc hội
C. hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
D. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
-
Câu 50:
Loại văn bản nào sau đây là “văn bản pháp luật”?
A. hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
B. pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
C. nghị định của Chính phủ
D. quyết định của thủ tướng Chính phủ