Trắc nghiệm Môi trường và các nhân tố sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vật trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố.
3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
Số phương án đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 2:
Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc:
A. Nhiệt độ
B. Mật độ
C. Mùa
D. Không xác định được.
-
Câu 3:
Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. Ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
B. Ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
C. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
-
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về môi trường sống?
A. Đa số các loài động vật sống trong môi trường đất
B. Phần lớn sinh vật trên Trái Đất sống ở môi trường trên cạn.
C. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.
D. Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có sinh vật thủy sinh
-
Câu 5:
Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Môi trường không khí loãng.
B. Môi trường không khí.
C. Môi trường nước nguyên chất.
D. Môi trường chất rắn.
-
Câu 6:
Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố hữu sinh
B. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh
C. Nhóm nhân tố vô sinh
D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
-
Câu 7:
Nhân tố nào sau đây tạo ra alen mới trong quần thể, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa?
A. Đột biến số lượng NST.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?
A. Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất
B. Con người cũng được xem là môi trường sống của một số loài sinh vật khác
C. Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.
D. Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
-
Câu 9:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi một nhân tố sinh thái trở nên bất lợi thì giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái khác cũng bị thu hẹp
(2) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
(4) Nhân tố hữu sinh bao gồm các mối quan hệ giữa các sinh vật.
(5) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ?
A. Phong lan và cây họ đậu.
B. Bèo hoa dâu và rêu.
C. Cây họ đậu và dương xỉ.
D. Bèo hoa dâu và cây họ đậu.
-
Câu 11:
Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là:
A. trên cạn
B. sinh vật
C. đất
D. nước
-
Câu 12:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Cạnh tranh khác loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Độ ẩm.
-
Câu 13:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Chim sâu.
B. Ánh sáng.
C. Sâu ăn lá lúa.
D. Cây lúa.
-
Câu 14:
Hình ảnh sau mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một loài thực vật. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Nhiệt độ từ 20°c đến 30°c được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
(2) Nhiệt độ 10°c, 38°c lần lượt là điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
(3) Nhiệt độ từ 10°c đến 38°c được gọi khoảng là thuận lợi.
(4) Nhiệt độ từ 10°c đến 20°c và từ 30°c đến 38°c được gọi là khoảng chống chịu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Động vật nào sau đây có hô hấp bằng da?
A. Chim bồ câu.
B. Cá chép.
C. Giun đất.
D. Trai sông.
-
Câu 16:
Thời gian hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến thiên ở 170C là 18 ngày đêm, còn ở 270C là 9 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài trên là
A. 100C
B. 90C
C. 80C
D. 70C
-
Câu 17:
Khi nói về thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể sử dụng lá vàng để tách chiết carôtenôit.
B. Có thể sử dụng benzen để bảo quản sắc tố, ngăn cản sắc tố tách ra khỏi tế bào lá.
C. Để tách chiết diệp lục thì phải ngâm nguyên liệu ngập trong cồn từ 20 đến 25 phút.
D. Để tách chiết diệp lục, chúng ta sử dụng nguyên liệu là các loại lá xanh tươi.
-
Câu 18:
Dựa vào sắc tố của các loại tảo thì nhóm tảo có khả năng quang hợp ở lớp nước sâu nhất là
A. tảo nâu.
B. tảo đỏ.
C. tảo vàng.
D. tảo lục.
-
Câu 19:
Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
-
Câu 20:
Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
D. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
-
Câu 21:
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8oC đến 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
-
Câu 22:
Ở Việt Nam, giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi là 5,60C – 420C, của cá chép là 20C – 440C. Ổ sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá trên là
A. cá chép bằng với cá rô phi.
B. cá chép hẹp hơn cá rô phi.
C. cá chép gần bằng cá rô phi.
D. cá chép rộng hơn cá rô phi.
-
Câu 23:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh với nhau
B. Cùng một nơi ở thường chỉ có một ổ sinh thái
C. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó
D. Cùng một nơi ở, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ổ sinh thái?
A. Ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó
B. Nơi ở là ổ sinh thái của sinh vật
C. Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định trong ổ sinh thái
D. Hai loài trùng ổ sinh thái về dinh dưỡng sẽ dẫn đến cạnh tranh
-
Câu 25:
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
A. Vô sinh
B. Hữu sinh
C. Hữu sinh và vô sinh
D. Hữu cơ
-
Câu 26:
Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là C = 9,60C, trong điều kiện ấm nóng của Miền Nam sâu hoàn thành chu kỳ phát triển của mình sau 56 ngày. Nhưng ở các tỉnh Miền Bắc nhiệt độ trung bình lạnh hơn 4,80C nên sâu cần 80 ngày. Vậy nhiệt độ trung bình của mỗi miền là:
A. Nam là 25,60C - Bắc là 20,80C
B. Nam là 26,60C - Bắc là 21,80C
C. Nam là 24,60C - Bắc là 19,80C
D. Nam là 23,60C - Bắc là 18,80C
-
Câu 27:
Cây ưa sáng có đặc điểm nào sau đây? 1. Lá cây có phiến dày. 2. Mô giậu phát triển. 3. Lá xếp nghiêng so với mặt đất. 4. Lá có phiến mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
Phương án đúng là?A. 1, 2, 4.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3.
-
Câu 28:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật, nhưng chưa gây chết được gọi là
A. Khoảng thuận lợi
B. Khoảng chống chịu
C. Giới hạn sinh thái
D. Ổ sinh thái
-
Câu 29:
Khi nói về giới hạn sinh thái của các loài sinh vật, phát biếu nào sau đây đúng?
A. Loài nào có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hẹp.
B. Các loài cây khi sống chung trong một môi trường thì giới hạn sinh thái về ánh sáng là giống nhau.
C. Cá rô phi Việt Nam không thể sống được ởmôi trường có nhiệt độ xuống dưới 4°c.
D. Cá chép Việt Nam không thê sống được ởmôi trường cónhiệt độ xuống dưới 9°c.
-
Câu 30:
Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. giới hạn sinh thái.
B. khoảng chống chịu.
C. khoảng thuận lợi.
D. ổ sinh thái.
-
Câu 31:
Yếu tố nào sau đây quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn?
A. Gió
B. Không khí.
C. Ánh sáng.
D. Nước.
-
Câu 32:
Tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không bị giới hạn có đặc điểm gì?
A. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J
B. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ J
C. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ S
D. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ S
-
Câu 33:
Phát biểu không đúng về mức phản ứng là?
A. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
B. Trong sản xuất, tập hợp năng suất của 1 giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của giống đó.
C. Mức phản ứng không có khả năng di truyền.
D. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
-
Câu 34:
Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn thức ăn trở nên giàu có.
B. Cường độ chiếu sáng ngày một tăng.
C. Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít.
D. Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.
-
Câu 35:
Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên
A. một hệ sinh thái.
B. một mức dinh dưỡng.
C. một quần xã sinh vật.
D. một lưới thức ăn.
-
Câu 36:
Ngoài vai trò của nhiễm sắc thể giới tính, giới tính ở động vật còn chịu ảnh hưởng bởi tác động của …..(A)….. và …..(B)….. (A) và (B) là:
A. Môi trường ngoài, hoocmôn sinh dục
B. Ánh sáng, độ pH
C. Nhiệt độ, hoá chất
D. Độ ẩm, cường độ trao đổi chất
-
Câu 37:
Ứng dụng nào sau đây không phù hợp với sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng:
A. trồng đỗ dưới gốc các cây ngô
B. trồng lúa dưới gốc cây ngô
C. trồng lá lốt dưới gốc cây xoài
D. không có ứng dụng nào cả
-
Câu 38:
Theo tính chất của các nhân tố sinh thái, các nhà khoa học chia chúng thành những nhóm nào?
A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô cơ và nhóm nhân tố sinh thái hữu cơ.
C. Nhóm nhân tố sinh thái vô ích và nhóm nhân tố sinh thái hữu ích.
D. Nhóm nhân tố sinh thái vô trùng và nhóm nhân tố sinh thái hữu trùng.
-
Câu 39:
Khi nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lí, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật
C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật
D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được
-
Câu 41:
Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:
A. Hiệu ứng “nhà kính”
B. Sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…
C. Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D. Trồng rừng và bảo vệ môi trường
-
Câu 42:
Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0°C - 90°C, có nghĩa là:
A. Giới hạn dưới là 90°C và giới hạn trên là 0°C
B. Giới hạn dưới là 0°C và giới hạn trên là 90°C
C. Ở nhiệt độ - 5°C và 95°C vi khuẩn sẽ yếu dần và chết
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 43:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC Từ 5,6oC đến 42oC được gọi là gì
A. Điểm gây chết giới hạn trên
B. Khoảng thuận lợi
C. Giới hạn sinh thái
D. Điểm gây chết giới hạn dưới
-
Câu 44:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC Mức 5,6oC gọi là:
A. Giới hạn chịu đựng
B. Điểm gây chết giới hạn dưới
C. Điểm gây chết giới hạn trên
D. Điểm thuận lợi
-
Câu 45:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là
A. Khoảng thuận lợi
B. Khoảng gây chết trên
C. Khoảng gây chết dưới
D. Giới hạn chịu đựng
-
Câu 46:
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?
A. Khả năng sống của sinh vật giảm
B. Nhiều khi sinh vật không thể sống được
C. Sinh vật có thể sống ở nơi mới
D. Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được
-
Câu 47:
Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C. điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C. điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
-
Câu 48:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?
A. Có vùng phân bố rộng
B. Có vùng phân bố hạn chế
C. Có vùng phân bố hẹp.
D. Không xác định được vùng phân bố.
-
Câu 49:
Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
A. Gần điểm gây chết dưới.
B. Gần điểm gây chết trên
C. Ở điểm cực thuận
D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên
-
Câu 50:
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
A. Giới hạn sinh thái
B. Tác động sinh thái
C. Khả năng cơ thể
D. Sức bền của cơ thể