Trắc nghiệm Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
“Cách mạng đá mới” là gì?
A. Con người biết trồng trọt
B. Con người biết chăn nuôi
C. Đáp án A và B đúng
D. Công cụ cải tiến
-
Câu 2:
Người tinh khôn hay Người hiện đại xuất hiện cách đây ?
A. Khoảng 4 vạn năm
B. Khoảng 3 vạn năm
C. Khoảng 6 triệu năm trước đây
D. Khoảng 4 triệu năm trước đây
-
Câu 3:
Đặc điểm của "Người Tối cổ" như thế nào?
A. Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ
B. Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.
C. Người Tối cổ có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 4:
Dấu vết của Người Tối cổ xuất hiện ở đâu? Thời gian nào?
A. Cách đây 4 triệu năm dấu vết Người Tối cổ được tìm thấy ở: Đông Phi, Gia va, Bắc Kinh, Thanh Hóa,.....
B. Cách đây 4 triệu năm dấu vết Người Tối cổ được tìm thấy ở: Đông Phi, Tây Á, Việt Nam
C. Cách đây 4 vạn năm dấu vết Người Tối cổ được tìm thấy ở: Đông Phi, Gia va, Bắc Kinh, Thanh Hóa,.....
D. Cách đây 4 triệu - 6 triệu năm dấu vết Người Tối cổ được tìm thấy ở: Đông Phi, Gia va, Bắc Kinh, Thanh Hóa,.....
-
Câu 5:
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?
A. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối.
B. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn.
C. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.
D. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời.
-
Câu 6:
Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là
A. chế tạo cung tên.
B. công cụ bằng kim khí.
C. làm đồ gốm.
D. trồng trọt, chăn nuôi.
-
Câu 7:
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
A. gia đình phụ hệ.
B. bộ lạc.
C. bầy người nguyên thủy.
D. thị tộc.
-
Câu 8:
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?
A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
D. Do quan hệ huyết tộc.
-
Câu 9:
Xã hội có giai cấp thời kì đầu tiên là
A. thời kì nguyên thủy.
B. thời kì đá mới.
C. thời cổ đại.
D. thời kì kim khí.
-
Câu 10:
Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?
A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.
B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.
-
Câu 11:
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.
-
Câu 12:
Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
A. Tây Á và nam Châu Âu.
B. Trung Quốc, Việt Nam.
C. Đông Phi và Bắc Á.
D. Đông Nam Á.
-
Câu 13:
Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tây Á, Ai Cập.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Đông Phi, Bắc Á.
-
Câu 14:
Bộ lạc là gì?
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
-
Câu 15:
Thị tộc là gì?
A. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
B. tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá.
C. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
D. tập hợp những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
-
Câu 16:
Người tối cổ tổ chức xã hội theo
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. bầy đàn.
D. chiềng, chạ.
-
Câu 17:
Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?
A. Thể tích hộp sọ tăng lên.
B. Lớp lông mao rụng đi.
C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.
D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.
-
Câu 18:
Tiến bộ lao động trong thời đá mới là
A. trồng trọt, chăn nuôi.
B. đánh cá.
C. làm đồ gốm.
D. chăn nuôi theo đàn.
-
Câu 19:
Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?
A. Ghè đẽo thô sơ.
B. Ghè sắc cạnh.
C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán..
D. Mài nhẵn hai mặt.
-
Câu 20:
Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
-
Câu 21:
Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan trọng nhất là về
A. não bộ.
B. dáng đứng.
C. da.
D. bàn tay.
-
Câu 22:
Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
-
Câu 23:
Để tăng nguồn thức ăn, Người tinh khôn đã không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật.
B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắt.
D. Tiến hành trồng trọt và chăn nuôi.
-
Câu 24:
So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã
A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
C. biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
D. biết chế tạo công cụ lao động.
-
Câu 25:
Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ
A. phát minh ra lửa.
B. chế tạo đồ đá.
C. lao động.
D. sự thay đổi của thiên nhiên.
-
Câu 26:
Nội dung nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
B. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
D. Xã hội phân hóa kẻ giàu - người nghèo.
-
Câu 27:
Khi nào con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh?
A. Khi biết tạo ra lửa.
B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc.
C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca.
D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.
-
Câu 28:
Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện rõ nét nhất ở yếu tố nào sau đây?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc.
B. Sự hợp tác giữa các thành viên trong quá trình lao động.
C. Sự hưởng thụ bằng nhau giữa các thành viên trong thị tộc.
D. Mọi sinh hoạt và của cải đều được coi là của chung.
-
Câu 29:
Tại sao loài người phải trải qua một chặng đường dài để tiến tới xã hội văn minh?
A. Xã hội nguyên thủy còn ở trình độ quá thấp.
B. Công cụ lao động chưa tiến bộ.
C. Xã hội chưa xuất hiện tư hữu.
D. Chưa chuyển biến sang gia đình phụ hệ.
-
Câu 30:
Trong xã hội nguyên thủy, “Nguyên tắc vàng” được hiểu là
A. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn.
B. Hợp tác với nhau trong lao động.
C. Sự công bằng bình đẳng.
D. Người cao tuổi dược hưởng nhiều hơn.
-
Câu 31:
Con người luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống biểu hiện qua việc
A. con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng.
B. bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng xương, tre, gỗ.
C. con người biết săn bắt, hái lượm.
D. sử dụng những mảnh đá hay những hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
-
Câu 32:
Việc tạo ra lửa và dùng lửa, làm ra các công cụ từ thô sơ đến chính xác, đa dạng đã chứng tỏ
A. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
B. Sự cố gắng của các thành viên trong giai đình dưới sự chỉ đạo của nhà nước.
C. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thương nghiệp phương Đông.
D. Tinh thần lao động sáng tạo để không ngừng cải thiện cuộc sống của con người.
-
Câu 33:
Hợp quần xã hội đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người được gọi là
A. công xã thị tộc mẫu hệ.
B. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
D. công xã thị tộc mẫu hệ.
-
Câu 34:
Thời kì nào được coi là bước đi chập chững của loài người mà dân tộc nào cũng phải trải qua?
A. Xã hội nguyên thủy.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 35:
Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là
A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
B. sống theo bầy đàn.
C. tính cộng đồng cao.
D. hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 36:
Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người là gì?
A. Công xã.
B. Bầy người.
C. Thị tộc và bộ lạc.
D. Cộng đồng.
-
Câu 37:
Giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người là
A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
B. Xã hội phong kiến.
C. Xã hội nguyên thủy.
D. Xã hội tư bản.
-
Câu 38:
Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện.
1) Trồng trọt và chăn nuôi
2) Sản phẩm dư thừa
3) Đồ đồng
4) Đồ sắt
5) Gia đình phụ hệ
6) Tư hữu
7) Xã hội cổ đại
A. 1,2,3,4,5,6,7.
B. 1,3,4,2,6,5,7.
C. 1,3,5,4,2,6,7.
D. 1,3,4,5,2,6,7.
-
Câu 39:
Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện.
1. Đồ đá ghè đẽo thô sơ.
2. Đồ đồng thau.
3. Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá.
4. Đồng đỏ.
5. Đồ sắt.A. 1,2,3,4,5.
B. 1,3,2,4,5.
C. 1,3,5,4,2.
D. 1,3,4,2,5.
-
Câu 40:
Con người thời đá mới có những bước tiến vượt bậc dựa trên cơ sở nào?
A. Con người đã khai phá những vùng đất mà trước đây chưa khai phá nổi.
B. Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa để nuôi sống mình.
C. Con người có óc sáng tạo, bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống.
D. Con người biết dùng đồ trang sức: vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai.
-
Câu 41:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là do?
A. Sự phân phối sản phẩm thừa không đều.
B. Sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc.
C. Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao.
D. Sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ.
-
Câu 42:
Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng con người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn là do?
A. đại đồng trong văn minh.
B. đại đồng nhưng mông muội.
C. không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống.
D. không giải phóng được sức lao động của con người.
-
Câu 43:
Ở ven một con sông nọ, có 12 gia đình gồm hai, ba thế hệ có chung dòng máu, cùng sinh sống với nhau. Đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?
A. Bầy người nguyên thủy.
B. Thị tộc.
C. Xóm làng.
D. Bộ lạc.
-
Câu 44:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân lí giải thời kì đồ đá Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?
A. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối.
B. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn.
C. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.
D. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời.
-
Câu 45:
Vì sao trong xã hội nguyên thủy sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”?
A. Mọi người sống trong cộng đồng.
B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
D. Đó là quy định của các thị tộc.
-
Câu 46:
Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong xã hội nguyên thủy là?
A. Giai cấp và nhà nước ra đời.
B. Làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.
C. Con người bắt đầu biết sáng tạo nghệ thuật.
D. Làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.
-
Câu 47:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
-
Câu 48:
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự “chung lưng đấu cật”, hợp tác lao động và hưởng thụ lao động bằng nhau trong xã hội nguyên thủy?
A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
D. Do quan hệ huyết tộc.
-
Câu 49:
Lý do chính nào sau đây khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?
A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 50:
Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?
A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.
B. Công bằng, bình đẳng.
C. Mọi của cải đều là của chung.
D. Sinh sống theo bầy đàn.