Trắc nghiệm Khí quyển, các yếu tố khí hậu Địa Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Các vành đai nào sau đây là áp thấp?
A. Chí tuyến, ôn đới.
B. Cực, chí tuyến.
C. Ôn đới, xích đạo.
D. Xích đạo, chí tuyến.
-
Câu 2:
Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.
-
Câu 3:
Các loại nào gió sau đây có phạm vi địa phương?
A. Gió Tây ôn đới, gió phơn.
B. Gió đất, biển; gió phơn.
C. Gió Mậu dịch; gió mùa.
D. Gió Đông cực; gió đất, biển.
-
Câu 4:
Khí áp là sức nén của
A. không khí xuống mặt nước biển.
B. không khí xuống mặt Trái Đất.
C. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
D. luồng gió xuống mặt nước biển.
-
Câu 5:
Nơi có ít mưa thường là ở
A. xa đại dương.
B. gần đại dương.
C. khu vực khí áp thấp.
D. trên dòng biển nóng.
-
Câu 6:
Các vành đai nào sau đây là áp cao?
A. Chí tuyến, ôn đới.
B. Ôn đới, cực.
C. Cực, chí tuyến.
D. Xích đạo, chí tuyến
-
Câu 7:
Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
A. Cực lục địa.
B. Ôn đới lục địa.
C. Chí tuyến lục địa.
D. Xích đạo lục địa.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?
A. Khối khí cực rất lạnh.
B. Khối khí chí tuyến rất nóng.
C. Khối khí ôn đới lạnh khô.
D. Khối khí xích đạo nóng ẩm.
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?
A. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.
B. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
D. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
-
Câu 10:
Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?
A. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
B. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.
C. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.
D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo
-
Câu 11:
Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít?
A. Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh.
B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, khu vực áp cao.
C. Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến.
D. Khu vực khí áp thấp, nơi có frông hoạt động.
-
Câu 12:
Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí
A. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.
B. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.
C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
D. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.
-
Câu 13:
Tại một ngọn núi, thường có mưa nhiều ở
A. đỉnh núi cao.
B. sườn đón gió.
C. sườn khuất gió.
D. sườn núi cao.
-
Câu 14:
Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất
A. nóng, khô.
B. nóng, ẩm.
C. lạnh, khô.
D. lạnh, ẩm.
-
Câu 15:
Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió
A. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.
C. Tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.
D. Từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.
-
Câu 16:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?
A. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.
B. Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa.
C. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
D. Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.
-
Câu 17:
Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến.
C. Tín phong bán cầu Nam.
D. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
-
Câu 18:
Tính chất của gió Tây ôn đới là
A. lạnh khô.
B. nóng ẩm.
C. khô.
D. ẩm.
-
Câu 19:
Theo em nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do
A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
B. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.
C. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
D. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.
-
Câu 20:
Loại gió nào sau đây có tính chất khô?
A. Gió Mậu dịch.
B. Gió biển, đất.
C. Gió mùa.
D. Gió Tây ôn đới.
-
Câu 21:
Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng
A. đông nam.
B. đông bắc.
C. tây bắc.
D. tây nam.
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa?
A. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra.
B. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương.
C. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền.
D. Thường xảy ra ở phía đông đới nóng.
-
Câu 23:
Đặc điểm của gió mùa là
A. nhiệt độ các mùa giống nhau.
B. tính chất không đổi theo mùa.
C. hướng gió thay đổi theo mùa.
D. độ ẩm các mùa tương tự nhau.
-
Câu 24:
Tính chất của gió Mậu dịch là
A. lạnh khô.
B. nóng ẩm.
C. ẩm.
D. khô.
-
Câu 25:
Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng
A. đông nam.
B. tây nam.
C. đông bắc.
D. tây bắc.
-
Câu 26:
Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ởđặc điểm nào sau đây?
A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.
B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.
D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.
-
Câu 27:
Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
A. Độ lớn góc nhập xạ.
B. Thời gian chiếu sáng.
C. Tính chất mặt đệm.
D. Độ che phủ thực vật.
-
Câu 28:
Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về
A. thành phần ô-xy.
B. tính chất vật lí.
C. tốc độ di chuyển.
D. độ dày và hướng.
-
Câu 29:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở
A. cực.
B. vòng cực.
C. chí tuyến.
D. xích đạo.
-
Câu 30:
Trên mỗi bán cầu có mấy frông?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí
A. ôn đới và chí tuyến.
B. địa cực và ôn đới
C. ôn đới lục địa và ôn đới hải Dương.
D. địa cực lục địa và địa cực hải Dương.
-
Câu 32:
Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?
A. Hơi nước.
B. Nitơ.
C. Ôxi.
D. Cacbonic.
-
Câu 33:
Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?
A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.
B. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.
D. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.
-
Câu 34:
Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí
A. ôn đới.
B. xích đạo.
C. chí tuyến.
D. địa cực.
-
Câu 35:
Gió Mậu dịch thổi từ áp cao
A. chí tuyến về xích đạo
B. cực về xích đạo.
C. chí tuyến về ôn đới.
D. cực về ôn đới.
-
Câu 36:
Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở
A. Chí tuyến
B. Xích đạo
C. Vòng cực
D. Cực
-
Câu 37:
Gió Đông cực thổi từ áp cao
A. chí tuyến về xích đạo.
B. cực về xích đạo.
C. cực về ôn đới.
D. chí tuyến về ôn đới.
-
Câu 38:
Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường
A. Mưa
B. Nóng
C. Khô
D. Lạnh
-
Câu 39:
Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?
A. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.
B. Miền có gió thổi theo mùa.
C. Nơi dòng biển lạnh đi qua.
D. Miền có gió Mậu dịch thổi.
-
Câu 40:
Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao
A. chí tuyến về ôn đới.
B. cực về ôn đới.
C. chí tuyến về xích đạo.
D. cực về xích đạo.
-
Câu 41:
Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
A. Thời gian chiếu sáng.
B. Tính chất mặt đệm.
C. Độ che phủ thực vật.
D. Độ lớn góc nhập xạ.
-
Câu 42:
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của
A. lớp vỏ lục địa.
B. bức xạ mặt trời.
C. thạch quyển.
D. lớp man ti trên.
-
Câu 43:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở
A. chí tuyến.
B. xích đạo.
C. cực.
D. vòng cực.
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?
A. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.
B. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực
C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.
D. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.
-
Câu 45:
Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do
A. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn.
B. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn.
C. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn.
D. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn.
-
Câu 46:
Trong các nơi sau nơi nào sau đây có mưa ít?
A. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.
C. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.
D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.
-
Câu 47:
Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của
A. bức xạ mặt trời.
B. lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp man ti trên.
D. bức xạ mặt đất.
-
Câu 48:
Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở?
A. bề mặt Trái Đất hấp thụ.
B. phản hồi vào không gian.
C. các tầng khí quyển hấp thụ.
D. phản hồi của băng tuyết.
-
Câu 49:
Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?
A. Gió mùa.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Đông cực.
-
Câu 50:
Vào thời kì đầu mùa hạ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió nào sau đây ?
A. Tín phong
B. Đông Nam
C. Gió phơn
D. Đông Bắc