Trắc nghiệm Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Dòng sông “Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là
A. sông Ấn.
B. sông Hằng.
C. sông Ya-mu-na (Yamuna).
D. sông Ba-gma-ty (Bagmati).
-
Câu 2:
Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực
A. sông Ấn.
B. sông Hằng.
C. sông Ma-hi (Mahi).
D. sông Gom-ty (Gomti).
-
Câu 3:
Chính sách quân điền thời nhà Đường đã có tác dụng quan trọng nào?
A. Nông dân được chia đất để canh tác.
B. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất.
C. Nông dân sẵn sàng ủng hộ triều đình.
D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
-
Câu 4:
Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa hai giai cấp nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã.
B. Quý tộc với nông nô.
C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
D. Địa chủ với nông dân tự canh.
-
Câu 5:
Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên và Sử ký.
B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
C. Lưu Tri Cơ và Sử thông.
D. Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.
-
Câu 6:
Cho biết chế độ quân điền ở Trung Quốc thời Đường là
A. lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền của nhà nước chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
-
Câu 7:
Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?
A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 8:
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?
A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, giấy.
D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.
-
Câu 9:
Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc thời Minh, Thanh là
A. Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị.
B. Tây du ký, Thủy hử, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa.
C. Tây du ký, Kim Vân Kiều, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
D. Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
-
Câu 10:
Tư tưởng Nho giáo dưới thời nhà Hán đã trở thành cơ sở
A. lí luận và đạo đức của chế độ phong kiến.
B. đạo đức và tư tưởng của chế độ phong kiến.
C. lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. văn hóa và đạo đức của chế độ phong kiến.
-
Câu 11:
Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Lão giáo.
-
Câu 12:
“Con đường tơ lụa” là con đường trao đổi buôn bán từ Trung Quốc sang
A. Ấn Độ.
B. Ai Cập.
C. Trung Đông.
D. châu Âu.
-
Câu 13:
Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI- XII TCN, khắc trên mai rùa, xương thú gọi là
A. chữ Tiểu triện.
B. chữ Đại triện.
C. chữ Giáp cốt.
D. Kim văn.
-
Câu 14:
Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?
A. Giấy, lụa.
B. Thẻ tre, trúc.
C. Đất sét.
D. Giấy pa-pi-rút.
-
Câu 15:
Đứng đầu nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là
A. Thiên tử.
B. Pha-ra-ông.
C. Chấp chính quan.
D. Tù trưởng.
-
Câu 16:
Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là
A. nhà nước chuyên chế tập quyền.
B. nhà nước chuyên chế tản quyền.
C. nhà nước chiếm hữu nô lệ.
D. nhà nước dân chủ cổ đại.
-
Câu 17:
Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Trung Quốc cổ - trung đại?
A. Quý tộc.
B. Nông dân công xã.
C. Nô lệ.
D. Nông nô.
-
Câu 18:
Hãy cho biết quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chủ giao ruộng đất cho
A. nông dân tự canh để thu tô thuế.
B. nông dân công để thu tô thuế.
C. nông dân lĩnh canh để thu tô thuế.
D. nông nô lĩnh canh để thu tô thuế.
-
Câu 19:
Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến không có ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy gọi là
A. nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông nô.
D. nô lệ.
-
Câu 20:
Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là
A. ông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông nô.
D. địa chủ.
-
Câu 21:
Cho biết các giai cấp, tầng lớp nào đã hình thành trong xã hội phong kiến Trung Quốc?
A. Địa chủ, nông dân tự canh, nông nô.
B. quan lại, nông dân, nông dân lĩnh canh.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh.
D. Địa chủ phong kiến, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
-
Câu 22:
Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới triều đại nhà
A. Tần.
B. Hán.
C. Đường.
D. Tống.
-
Câu 23:
Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) ở Ai Cập thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ
A. rất chuộng nghệ thuật.
B. thích chơi sách.
C. rất trân trọng và giữ gìn tri thức.
D. rất muốn làm những điều khác lạ.
-
Câu 24:
Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?
A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.
-
Câu 25:
Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?
A. Lụa.
B. Thẻ tre, trúc.
C. Đất sét.
D. Giấy pa-pi-rút (papyrus).
-
Câu 26:
Việc ra đời chữ viết có ý nghĩa gì?
A. Phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại.
B. Phát triển kinh tế, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh trí tuệ.
C. Ghi chép lại những kinh nghiệm của con người về đời sống.
D. Ghi chép lại hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội.
-
Câu 27:
Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu
A. quản lí hành chính.
B. ghi chép và lưu trữ tri thức.
C. trao đổi buôn bán.
D. đo đạc, phân chia ruộng đất.
-
Câu 28:
Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?
A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.
C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.
D. Cúng tế các vị thần linh.
-
Câu 29:
Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thị tộc.
B. Bộ lạc.
C. Công xã nguyên thủy.
D. Liên minh công xã.
-
Câu 30:
Cho biết người đứng đầu của nhà nước Ai Cập cổ đại là
A. Quý tộc.
B. Pha-ra-ông (Pharaoh)
C. Chấp chính quan.
D. Tù trưởng.
-
Câu 31:
Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước
A. chuyên chế tập quyền.
B. chuyên chế tản quyền.
C. chiếm hữu nô lệ.
D. dân chủ cổ đại.
-
Câu 32:
Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?
A. Quý tộc.
B. Nông dân công xã.
C. Nô lệ.
D. Nông nô.
-
Câu 33:
Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm
A. vua, quan lại, nông dân lĩnh canh.
B. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
C. vua, nông dân tự canh, nô lệ.
D. quý tộc, bình dân, nô lệ.
-
Câu 34:
Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển.
B. Cư dân sống tập trung trên đồng bằng ven biển.
C. Cư dân sống phân tán, cần phải liên kết với nhau để sản xuất.
D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cần phải liên kết với nhau.
-
Câu 35:
Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là
A. làm công tác thủy lợi.
B. chống ngoại xâm.
C. phát triển thủ công nghiệp.
D. phát triển thương nghiệp.
-
Câu 36:
Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây?
A. Thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Đánh bắt cá.
-
Câu 37:
Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có
A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.
B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.
C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.
-
Câu 38:
Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là
A. Ba Tư.
B. Ai Cập.
C. Ấn Độ.
D. Trung Quốc.
-
Câu 39:
Văn minh nhân loại trải qua tiến trình
A. kim khí => nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp.
B. công nghiệp => hậu công nghiệp => nông nghiệp => kim khí.
C. nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp => kim khí.
D. công nghiệp => nông nghiệp => kim khí => hậu công nghiệp.
-
Câu 40:
Các nhà nghiên cứu dựa vào các tiêu chí nào để xác định một nền văn minh?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính dân tộc, thúc đẩy văn hóa phát triển.
B. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính giai cấp, thúc đẩy văn hóa phát triển.
C. Di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao, có tầm vóc quốc tế, thúc đẩy văn hóa phát triển.
D. Toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử có tính dân tộc, mang bề dày lịch sử và có tầm vóc quốc tế.
-
Câu 41:
Em hãy cho biết mối quan hệ giữa văn minh và văn hóa là
A. văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.
B. văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hóa ra đời. Văn hóa ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển.
C. đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.
D. đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.
-
Câu 42:
Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có
A. công cụ đá.
B. công cụ đồng thau.
C. tiếng nói.
D. chữ viết.
-
Câu 43:
Khác với văn hóa, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
A. bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
D. đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.
-
Câu 44:
Khác với văn minh, văn hóa thường có
A. bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
D. những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.
-
Câu 45:
Văn minh là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa
A. qua một quá trình lịch sử - văn hóa lâu dài.
B. trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.
C. khi bắt đầu hình thành xã hội loài người.
D. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
-
Câu 46:
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tnh thần do loài người sáng tạo ra
A. trong tiến trình lịch sử.
B. sau khi có chữ viết.
C. mang nét đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đồng người.
D. trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
-
Câu 47:
Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Hy Lạp.
-
Câu 48:
Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?
A. Nền văn minh Trung Hoa.
B. Nền văn minh Lưỡng Hà.
C. Nền văn minh Ai Cập.
D. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã.
-
Câu 49:
Thành tựu nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Thuốc súng.
C. Kĩ thuật làm lịch.
D. La bàn.
-
Câu 50:
Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ trung đại tiếp thu?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. Văn minh Lưỡng Hà.
C. Văn minh Trung Hoa.
D. Văn minh Hy Lạp – La Mã.