Trắc nghiệm Hướng động Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Có các kiểu hướng hoá nào?
A. Hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm.
B. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa hoá chất có hại).
C. Hướng hoá dương - hướng hoá âm.
D. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm
-
Câu 2:
Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây
Kết luận đúng về cây ở chậu a, b, c lần lượt là
A. cây được chiếu sáng từ một phía; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía
B. cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng từ mọi phía
C. cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày; cây được chiếu sáng từ mọi phía
D. cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng từ mọi phía; cây mọc trong tối hoàn toàn
-
Câu 3:
Hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:
(1) hướng trọng lực dương
(2) hướng sáng
(3) hướng trọng lực âm
(4) hướng tiếp xúc
Phương án trả lời đúng là
A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4
B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4
C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4
D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4
-
Câu 4:
Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là tốc độ sinh trưởng
A. Không đồng đều của các tế bào tại phía đối diện với kích thích
B. Đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện với kích thích
C. Đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan
D. Không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan do nồng độ khác nhau của auxin
-
Câu 5:
Sự hướng quang (hướng sáng) ở thực vật làm thân cây uốn cong về phía nguồn sáng. Để giải thích về cơ chế của hiện tượng này, câu phát biểu nào dưới đây là phù hợp nhất?
A. Tế bào ở phía thân cây bị che bóng tổng hợp nhiều hoocmôn AAB (axit abxixic) hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng
B. Sự phần chia tế bào mạnh ở phần thân cây được chiếu sáng làm chiều dài của những tế bào ở phần thân này trở nên ngắn hơn
C. Sự kéo dài tế bào ở phía thân bị che bóng bị ức chế bởi hooc-môn êtilen, nên chúng trở nên ngắn hơn
D. Tế bào ở phía thân bị che bóng kéo dài hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng
-
Câu 6:
Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng.
B. Hướng đất
C. Hướng nước.
D. Hướng tiếp xúc.
-
Câu 7:
Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
-
Câu 8:
Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng đất, hướng sáng.
B. Hướng nước, hướng hoá.
C. Hướng sáng, hướng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước.
-
Câu 9:
Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, hướng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
-
Câu 10:
Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa.
B. Thân.
C. Rễ.
D. Lá.
-
Câu 11:
Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ phát triển đều quanh gốc cây.
C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
D. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất.
-
Câu 12:
Khi sống trong tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
(1) Auxin phân bố không đều ở 2 phía ít hay nhiều ánh sáng.
(2) Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.
(3) Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào.
(4) Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào.A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 13:
Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng.
B. hướng trọng lực âm.
C. hướng tiếp xúc.
D. hướng trọng lực dương.
-
Câu 14:
Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?
A. Hướng hóa
B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng trọng lực
D. Hướng sáng
-
Câu 15:
Tính cảm ứng của thực vật là khả năng:
A. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật
B. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường
C. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường
D. chống lại các thay đổi của môi trường
-
Câu 16:
Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.
B. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.
-
Câu 17:
Những phản ứng nào sau đây là biểu hiện tính hướng động ở thực vật
1. Hiện tượng than cây quấn vào cọc để leo lên của cây đậu cô ve
2. Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây
3. Hiện tượng đóng mở khí khổng
4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi
5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây
A. 1,2,3
B. 1, 3, 4
C. 1 và 5
D. 1 và 4
-
Câu 18:
Trường hợp nào sau đây là hướng động?
A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ
C. Vận động hướng sáng của cây sồi
D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương
-
Câu 19:
Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là:
A. hoa
B. thân
C. rễ
D. lá
-
Câu 20:
Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?
A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
-
Câu 21:
Khi không có ánh sáng, cây non:
A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa.
B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ.
C. mọc vống lên và lá có màu xanh.
D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa.
-
Câu 22:
Hai kiểu hướng động chính là:
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực).
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
-
Câu 23:
Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng:
A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
-
Câu 24:
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với:
A. tác nhân kích thích từ một hướng.
B. sự phân giải sắc tố.
C. đóng khí khổng.
D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.
-
Câu 25:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy
D. chậm, dễ nhận thấy
-
Câu 26:
Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A. Hướng sáng
B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng nước.
D. Hướng hoá.
-
Câu 27:
Khi không có ánh sáng, cây non
A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa
B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ
C. mọc vống lên và lá có màu xanh
D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa
-
Câu 28:
Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu?
A. Hướng sáng dương.
B. Hướng nước dương.
C. Hướng hóa dương.
D. Hướng đất dương.
-
Câu 29:
Tính hướng nước của cây là
A. Hướng nước dương
B. Hướng nước âm
C. Hướng nước có lúc dương, có lúc âm
D. Không có Phương án đúng
-
Câu 30:
Người ta làm thí nghiệm gieo các hạt đậu xanh vào chậu ướt, khi hat nảy mầm thì đặt chậu nằm ngang. Sau 4 ngày thấy có hiện tượng thân cây dài ra và uốn cong lên, rễ cũng dài ra nhưng lại cong xuống dưới. Nguyên nhân của nó là
A. do ảnh hướng của ánh sáng
B. do sức hút của trọng lực
C. do cả hai, nhưng ánh sáng có vai trò quan trọng hơn
D. do cả hai, nhưng trọng lực có vai trò quan trọng hơn
-
Câu 31:
Hướng tiếp xúc là?
A. Sự vươn cao hơn vật mà nó tiếp xúc
B. Sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
C. Sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng
D. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc
-
Câu 32:
Thế nào là hướng tiếp xúc?
A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh
B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc
D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng
-
Câu 33:
Nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thi nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích
A. auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra.
B. auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào.
C. ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn.
D. auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối.
-
Câu 34:
Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?
A. Auxin.
B. Gibêrêlin.
C. Auxin.
D. Phitocrom.
-
Câu 35:
Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?
A. Chất kích thích sinh trưởng auxin.
B. Chất kích thích sinh trưởng gibêrêlin.
C. Tác động các chất kìm hãm sinh trưởng.
D. Tác động các chất kích thích sinh trưởng.
-
Câu 36:
Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
-
Câu 37:
Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây đang nảy mầm nằm ngang, thì thân cây Hướng đất âm?
A. Auxin tập trung mặt trên của thân, kích thích tế bào ở đây sinh sản nhanh, làm cho thân hướng đất âm.
B. Auxin tập trung mặt dưới của thân, ức chế không cho tế bào mặt này sinh sản, làm cho thân hướng đất âm.
C. Auxin tập trung mặt trên của thân, ức chế lớp tế bào ở đây không cho chúng sinh sản, làm cho thân hướng đất âm.
D. Auxin tập trung măt dưới của thân, kích thích tế bào mặt dưới sinh sản nhanh, làm thân uốn cong lên phía trên.
-
Câu 38:
Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?
A. Auxin làm tế bào giãn dài và không phân chia
B. Auxin làm tế bào lâu già.
C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây đúng ?
1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất
2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.
3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích
4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía tác nhân kích thích.
A. 1,2,3
B. 2,3
C. 1,2,3,4
D. 2,3,4
-
Câu 40:
Hướng động là:
A. Vận động của rễ hướng về lòng đất.
B. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
-
Câu 41:
Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?
A. Hướng sáng âm.
B. Hướng sáng dương.
C. Hướng sáng và hướng gió.
D. Hướng sáng.
-
Câu 42:
Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?
A. Phân bố ít ở phía ít được chiếu sáng.
B. Phân bố đều quanh thân cây.
C. Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít.
D. Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng.
-
Câu 43:
Auxin hoạt động như thế nào mà khi đặt cây nằm ngang thì rễ cây hướng đất dương?
A. Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.
B. Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong hướng tới đất.
C. Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.
D. Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ hướng xuống đất.
-
Câu 44:
Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?
1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình to.
2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.
3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.
4. Làm tế bào lâu già.
A. 1, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 3.
D. 3, 4.
-
Câu 45:
Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?
A. Kích tố sinh trưởng xitôkinin.
B. Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.
C. Kích tố sinh trưởng auxin.
D. Kích tố sinh trưởng gibêrêlin.
-
Câu 46:
Hai kiểu hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực).
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tranh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
-
Câu 47:
Hướng động là
A. vận động của rễ hướng về lòng đất.
B. hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
C. cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
-
Câu 48:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy.
B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy.
D. chậm, dễ nhận thấy.
-
Câu 49:
Cảm ứng ở thực vật là
A. phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
B. phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
C. phản ứng vươn tới các cơ quan thực vật đối với kích thích.
D. phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích.