Trắc nghiệm Hợp kim của sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng về gang?
A. Gang là hợp chất của Fe - C.
B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
C. Gang là hợp kim Fe - C và một số nguyên tố khác.
D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.
-
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(1) Gang trắng chứa nhiều xementit (Fe3C).
(2) Nguyên liệu để sản xuất thép là gang trắng hoặc gang xám, thép phế liệu.
(3) Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là: CaO + SiO2 → CaSiO3.
(4) Dùng khí CO khử oxit sắt trong lò cao để sản xuất gang.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 3:
Cho các nhận xét sau
(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 đến dưới 2%.
(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.N
(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO
(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.
Số nhận xét đúng là mấy?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 4:
4 kim loại K ; Al ; Fe ; Cu được ấn định không theo thứ tự X ; Y ; Z và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối và Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. K, Al, Fe, Cu
B. K, Fe, Al, Cu
C. Al, K, Cu, Fe
D. Al, K, Fe, Cu
-
Câu 5:
Cho các chất: FeCO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeS2, CuS. Số lượng chất có thể có khí thoát ra khi cho vào dung dịch HCl và đun nóng nhẹ là:
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 6:
Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. Al, K, Fe và Ag
B. K, Fe, Al và Ag
C. K, Al, Fe và Ag
D. Al, K, Ag và Fe.
-
Câu 7:
Quặng sắt boxit có thành phần chính là gì?
A. Al(OH)3.
B. Fe2O3.
C. Al2O3.
D. FeCO3.
-
Câu 8:
Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là.
A. Dung dịch HNO3 đăc nguội
B. Dung dịch AgNO3 dư
C. Dung dịch FeCl3
D. Dung dịch H2SO4 loãng
-
Câu 9:
Cho dung dịch Fe(NỌ3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: Na2S, H2SO4 loãng, H2S; H2SO4 đặc; NH3, AgNỌ3, Na2CỌ3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 8
B. 6
C. 7
D. 5
-
Câu 10:
Cho các chất sau: Al; Fe; Fe3O4; Fe2O3; Cr; Sn; Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl thì số chất chỉ cho sản phẩm muối clorua có dạng MCl3 là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 11:
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là?
A. Cl2, O2 và H2S.
B. H2, O2 và Cl2.
C. SO2, O2 và Cl2.
D. H2, NO2 và Cl2.
-
Câu 12:
Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất:
A. dẫn nhiệt
B. dẫn điện
C. tính dẻo
D. tính khử
-
Câu 13:
Cho các phản ứng sau:
(1) Fe(OH)2 + H2SO4 đặc →
(2) Fe + H2SO4 loãng
(3) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc →
(4) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(5) Cu + H2SO4 loãng + dung dịch NaNO3 →
(6) FeCO3 + H2SO4 đặc →
Số phản ứng hóa học trong đó H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: H2S, NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al; số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
A. 8
B. 7
C. 5
D. 6
-
Câu 15:
Cho hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và còn kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)2
-
Câu 16:
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Fe,Cu,Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất nào ?
A. Dung dịch AgNO3 dư
B. Dung dịch HCl đặc
C. Dung dịch FeCl3 dư
D. Dung dịch HNO3 dư
-
Câu 17:
Fe có thể được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2:
N2 + 3H2 ↔ 2NH3.
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?
A. Làm tăng nồng độ các chất trong phản ứng trên
B. Làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
C. Làm tăng tốc độ phản ứng
D. Làm tăng hằng số cân bằng của phản ứng
-
Câu 18:
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn tòan thu được dung dịch X (chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là
A. AgNO3 và Fe(NO3)2
B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3
C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
D. Mg(NO3)2 và AgNO3
-
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào bình dung tích không đổi chứa không khí (dư), nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình bằng áp suất trước khi nung. Quan hệ của a, b, c là
A. a = b+c.
B. 4a+4c=3b.
C. b=c+a.
D. a+c=2b.
-
Câu 20:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (3), (5).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (2), (4), (6).
D. (2), (3), (4), (6).
-
Câu 21:
Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
B. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá.
-
Câu 22:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a). Đốt dây sắt trong khí clo dư.
(b). Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).
(c). Cho FeO vào dd HNO3 loãng (dư).
(d). Cho Fe vào dd AgNO3 dư.
(e). Cho Fe3O4 vào dd H2SO4 loãng (dư).
(f). Cho dd Fe(NO3)2 vào dd HCl.
(g). Cho Fe3O4 vào dd HI (dư).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Cho các chất sau đây: NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3 và Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ băng 1 phản ứng ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thẻ tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, Nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là
A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M
B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.
-
Câu 26:
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 lít hồn hợp khí X gồm CO2, CO và 112 (đo ở đktc). Dẫn X qua hổn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu dược m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là
A. 5,12 gam.
B. 1,44 gam.
C. 6,4 gam.
D. 2,7 gam.
-
Câu 27:
Điện phân (với cực điện trơ, mồng ngăn xốp) dung dịch gồm 0,2 mol Fe2(SO4)3, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dung dịch hoàn toàn chỉ có màu nâu vàng.
B. Khi khối lượng calot tăng lên 6,4 gam thì đã có 19300 culong chạy qua bình diện phân.
C. Khi có 4,48 lít khi (đktc) thoát ra ở anot thì khối lượng catot không thay đổi.
D. Khi có khi bắt dầu thoát ra ở catot thì đã có 8,96 lít khí (đktc) thoát ra ở anot.
-
Câu 28:
Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 29:
Một đồng xu bảng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thới gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.
B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.
C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen.
D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.
-
Câu 30:
Cho các cặp kim loạị nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
ho 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe vào 200 ml dung dịch HCl thấy thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc) và có 1,6 gam chất rắn chỉ có một kim loại. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chí chứa 2 muối. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là?
A. 1,95M
B. 1,725M.
C. 1,825M.
D. 1,875M.
-
Câu 32:
Tìm m biết khi cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí Y (đktc) duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15.
A. 7,56
B. 8,64
C. 7,20
D. 8,80
-
Câu 33:
Tính V biết hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 dặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang?
A. 3,584.
B. 11,424.
C. 15,008.
D. 15,904.
-
Câu 34:
Tìm a biết hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ a (%), thu được 1,568 lit NO2 (đktc) duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn?
A. 47,2
B. 46,2.
C. 46,6.
D. 44,2.
-
Câu 35:
Tìm m biết cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại
A. 8,96.
B. 16,80.
C. 11,20.
D. 14,00.
-
Câu 36:
Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là:
A. 0,1
B. 0,15
C. 0,28
D. 0,25
-
Câu 37:
Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu. Công thức hoá học của loại hợp kim trên là
A. FeC.
B. FeC2.
C. FeC3.
D. Fe3C.
-
Câu 38:
Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?
A. Hg(NO3)2
B. Zn(NO3)2
C. Sn(NO3)2
D. Pb(NO3)2
-
Câu 39:
Xác định số phát biểu đúng:
(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.
(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.
(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.
(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Cho các cặp kim loại Fe và Al; Fe và Cu; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, có bao nhiêu cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 41:
Trong thực tế, không dùng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
B. Gắn đồng với kim loại sắt.
C. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
-
Câu 42:
Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là
A. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: Fe2+ + 2e → Fe
B. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–
C. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e → H2
D. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–
-
Câu 43:
Tính thể tích khí thoát ra khi cho 90 gam một loại gang (trong đó cacbon chiếm 6,667% về khối lượng,còn lại là sắt) vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được sản phẩm khử duy nhất NO2.
A. 112 lít.
B. 145,6 lít.
C. 156,8 lít.
D. 100,8 lít.
-
Câu 44:
Phát biểu sai?
A. Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó cacbon chiếm từ 2-5% khối lượng.
B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
C. Sắt (II) hiđroxit là chất rắn, màu trắng xanh, không tan trong nước.
D. Quặng hemantit sắt có thành phần chính là Fe2O3.
-
Câu 45:
Thực hiện thí nghiệm:
(1) Tráng một lớp Zn mỏng lên tấm thép.
(2) Tráng một lớp Sn mỏng lên tấm thép.
(3) Gắn một miếng Cu lên bề mặt tấm thép.
(4) Gắn một miếng Al lên bề mặt tấm thép.
(5) Phủ một lớp sơn lên bề mặt tấm thép.
Số trường hợp thép được bảo vệ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 46:
Tìm phát biểu đúng:
a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
c) Muối FeCl3 được dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
d) Sắt có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxi.
e) Crom (III) oxit là chất lưỡng tính, màu lục thẫm.
f) Crom (III) hiđroxxit có màu xanh tím.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 47:
Số thí nghiệm ăn mòn điện hóa là?
a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4
b) Để thép cacbon ngoài không khí ẩm
c) Cho sắt vào dung dịch axit clohidric
d) Cho sắt vào dung dịch chứa CuSO4 vào H2SO4
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 48:
Có bao nhiêu quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa
(1) Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(2) Thanh Fe có quấn dây Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
(3) Thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl
(4) Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(5) Miếng gang để trong không khí ẩm
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 49:
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 đến dưới 2%.
(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.N
(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO
(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 50:
Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2 lần lượt là
A. Pirit, hematit, manhetit, xiđêrit
B. Xiđêrit, hematit, manhetit, pirit
C. Xiđêrit, hematit, pirit, manhetit
D. Hematit, pirit, manhetit, xiđêrit