Trắc nghiệm Hợp chất của sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt nguyên chất đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Hỗn hợp X không bị hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch chất nào sau đây?
A. AgNO3.
B. HCl.
C. HNO3 đặc, nóng.
D. H2SO4 đặc, nóng.
-
Câu 2:
Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 trong dãy Mg, Cu, NaOH, HCl?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 3:
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây có thể sử dụng để điều chế muối Fe(III)?
A. FeO + HCl.
B. FeCO3 + HNO3 loãng.
C. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng.
D. Fe + Fe(NO3)3.
-
Câu 4:
Thí nghiệm được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư.
B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
-
Câu 5:
Dung dịch FeCl2 không tham gia phản ứng với chất nào?
A. dung dịch NaOH.
B. khí Cl2.
C. dung dịch KMnO4/H2SO4.
D. dung dịch HCl.
-
Câu 6:
Hợp chất FeS có tên gọi là gì?
A. Sắt(II) sunfit.
B. Sắt(II) sunfat.
C. Sắt(II) sunfua.
D. Sắt(III) sunfua.
-
Câu 7:
Fe(OH)3 là chất rắn có màu nào?
A. trắng.
B. vàng.
C. nâu đỏ.
D. xanh.
-
Câu 8:
Cho FeO và Fe2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch X thu được dung chỉ chứa một muối. Công thức hóa học của X?
A. HCl.
B. HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng.
D. AgNO3.
-
Câu 9:
Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây không thu được muối sắt(II)?
A. HNO3 đặc, nóng.
B. HCl.
C. H2SO4 loãng.
D. NaHSO4.
-
Câu 10:
Hòa tan sắt(II) oxit bằng dung dịch axit sufuric đặc, nóng thu được dung dịch chứa chất tan gì?
A. sắt(II) sunfat.
B. sắt(III) sunfat.
C. sắt(II) sunfit.
D. sắt(III) sunfit.
-
Câu 11:
Fe; FeSO4; FeO; Fe3O4; Fe(NO3)3; FeCl2; Fe2+; Fe3+. Số lượng chất và ion có khả năng vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 12:
Cho 4 phản ứng sau:
(1) FeO + H2 → Fe + H2O
(2) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
(3) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
(4) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Hợp chất sắt(II) thể hiện tính khử trong phản ứng?
A. (2) và (3).
B. (1) và (3).
C. (2) và (4).
D. (1) và (2).
-
Câu 13:
Biết A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Cho các phản ứng sau:
a) A + HCl → 2 muối + H2O
b) B + NaOH → 2 muối + H2O
c) C + muối → 1 muối
d) D + muối → 2 muối
Các chất A, B, C, D có thể là
A. Fe3O4, CaCO3, Fe, Cu.
B. Fe3O4, CaCO3, Cu, Fe.
C. Fe2O3, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
D. Fe3O4, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
-
Câu 14:
Cho sơ đồ các chuỗi phản ứng sau:
(1) A1 + A2 → A3 + H2
(2) A3 + A4 → FeCl3
(3) A5 + FeCl3 → A3 + I2 + A2
(4) A2 + A6 → MnCl2 + A7 + A4
(5) A4 + A8 → CaOCl2 + A7
Các chất A2, A3, A6 lần lượt là
A. HCl, FeCl2, MnO2.
B. Fe, FeCl2, KMnO4.
C. HCl, FeCl3, MnO2.
D. Fe, FeCl3, KMnO4.
-
Câu 15:
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn gì?
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
-
Câu 16:
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn?
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
-
Câu 17:
Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí?
A. Fe2O3.
B. CaCO3.
C. FeCO3.
D. Fe3O4.
-
Câu 18:
Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl, H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ?
A. FeO + HNO3
B. FeO + HCl
C. FeO + H2SO4 đặc
D. FeO + H2
-
Câu 19:
Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?
A. FeO.
B. FeS.
C. FeCO3.
D. Fe3O4.
-
Câu 20:
Dãy gồm các chất và dung dịch đều phản ứng được với dung dịch FeCl2?
A. bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
B. bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.
C. khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl
D. khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.
-
Câu 21:
Chất rắn nào sau đây có màu đỏ nâu?
A. Fe
B. Fe2O3
C. Cu(OH)2
D. Fe(OH)2
-
Câu 22:
Fe, Fe3O4, FeSO3, FeCO3, FeCl2, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 23:
FeO, Fe(OH)2 đều thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào?
A. HNO3
B. NaOH
C. HCl
D. H2SO4
-
Câu 24:
Chất X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng không xảy ra phản ứng oxi hóa – khử, tìm X?
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. Fe(OH)2
D. FeO
-
Câu 25:
Phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
D. FeO + CO → Fe + CO2
-
Câu 26:
Phản ứng nào dưới đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
D. FeO + CO → Fe + CO2
-
Câu 27:
Dung dịch muối sắt (III) có màu nào?
A. Xanh
B. Vàng
C. Nâu đỏ
D. Xanh nhạt
-
Câu 28:
Số chất tác dụng với dung dịch FeCl3 trong dãy HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3, NaOH.
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
-
Câu 29:
HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3, NaOH. Số chất tác dụng với dung dịch FeCl3
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
-
Câu 30:
Dãy gồm các chất đều phản ứng được với Fe(NO3)2?
A. NaOH, Mg, KCl, H2SO4.
B. AgNO3, Br2, NH3, HCl.
C. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3
D. KCl, Br2, NH3, Zn.
-
Câu 31:
Số thí nghiệm thu được muối sắt (II) trong các TN sau đây:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 32:
Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư),thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, KNO3, KMnO4, BaCl2, Cl2, Al, NaCl, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X?
A. 8
B. 6
C. 7
D. 5
-
Câu 33:
Tên tương ứng của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3. Fe3O4, FeS2?
A. Pirit, hematit, manhetit, xiđêrit
B. Xiđêrit, hematit, manhetit, pirit
C. Xiđêrit, hematit, pirit, manhetit
D. Hematit, pirit, manhetit, xiđêrit
-
Câu 34:
Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) được X. Cho dãy các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 35:
NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 36:
Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 trong dãy NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3.
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 37:
Khử 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc) thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 28,0 gam.
B. 24,4 gam.
C. 26,8 gam.
D. 19,6 gam.
-
Câu 38:
Để 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân không sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 11,0.
B. 13,2.
C. 17,6.
D. 14,8.
-
Câu 39:
Xác định khối lượng Fe đã dùng biết cho Fe vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu.
A. 6,4 gam.
B. 11,2 gam.
C. 5,6 gam.
D. 8,4 gam.
-
Câu 40:
Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2 và AgNO3.
D. AgNO3 và Cu(NO3)2.
-
Câu 41:
Trong phòng thí nghiệm để bảo quản dung dịch muối FeSO4 người ta thường:
A. Cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl.
C. Ngâm vào đó một đinh sắt.
D. Mở nắp lọ đựng dung dịch.
-
Câu 42:
Thí nghiệm thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng là thí nghiệm nào sau đây?
A. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
B. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
C. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
D. Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.
-
Câu 43:
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan nào dưới đây?
A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
-
Câu 44:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
1) Đốt dây sắt trong khí clo
2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi)
3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư)
4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng dư)
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo muối sắt (II)?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 45:
Hòa tan hỗn hợp Fe, Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
-
Câu 46:
Ý kiến không chính xác?
A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
-
Câu 47:
Sản phẩm thu được khi cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 là gì?
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3.
D. HNO3; Fe(NO3)2.
-
Câu 48:
Khi cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chứa chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là
A. H2SO4 đặc, nóng.
B. HNO3.
C. FeCl3.
D. MgSO4.
-
Câu 49:
Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 ?
A. Fe2(SO4)2.
B. CuSO4.
C. FeSO4.
D. Fe(NO3)3.
-
Câu 50:
Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là:
A. 2,8.
B. 16,8.
C. 8,4
D. 5,6.