Trắc nghiệm Học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Theo Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
A. Sinh giới ngày càng đa dạng.
B. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể.
C. Thích nghi ngày càng hợp lí.
D. Tổ chức ngày càng cao
-
Câu 2:
Thích nghi kiểu hình được gọi là:
A. Thích nghi lịch sử
B. Thích nghi sinh thái
C. Thích nghi địa lý
D. Thích nghi sinh lý
-
Câu 3:
Lamac giải thích như thế nào về đặc điểm của hươu cao cổ có cái cổ rất dài ?
A. Do đột biến.
B. Ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên.
D. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
-
Câu 4:
Lamac giải thích như thế nào về nguyên nhân tiến hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên dưới tác động của ngoại cảnh .
B. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của ngoại cảnh .
C. Do ngoại cảnh thay đổi hoặc thay đổi tập quán hoạt động ở động vật .
D. Do môi trường sống thay đổi chậm chạp
-
Câu 5:
Bức tranh cho thấy bốn loài chim sẻ phát triển từ một tổ tiên chung.
Câu nào giải thích tốt nhất tại sao các loài chim có mỏ hình dạng khác nhau
A. Chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
B. Chúng sống thành từng đàn có kích thước khác nhau.
C. Chúng thu hút bạn tình bằng những bài hát khác nhau.
D. Chúng sử dụng các phương pháp bảo vệ khác nhau.
-
Câu 6:
Điều nào mô tả đúng nhất những quan điểm hiện hành về sự tiến hóa và tuổi của Trái đất trước chuyến du hành của Darwin trên tàu HMS Beagle?
A. Trái đất và sự sống không thay đổi.
B. Các loài phát triển nhanh chóng trong sáu nghìn đến vài trăm nghìn năm đầu tiên.
C. Trái đất hàng tỷ năm tuổi nhưng các loài sinh vật vẫn chưa tiến hóa.
D. Các loài đã tiến hóa trên Trái đất hàng tỷ năm.
-
Câu 7:
Darwin được coi là cha đẻ của
A. thời gian.
B. tiến hóa
C. hóa thạch.
D. thời tiết.
-
Câu 8:
Một trong những loài được biết đến nhiều nhất mà Charles Darwin đã quan sát và nghiên cứu khi ở trên quần đảo Galapagos là chim sẻ. Làm thế nào những con chim sẻ này đến quần đảo Galapagos?
A. Chúng đã bị bỏ lại ở đó bởi những người du lịch trước đó.
B. Chúng sinh ra một cách tự nhiên khi đã có sẵn nguồn thức ăn.
C. Chúng bay từ Nam Mỹ.
D. Darwin đã mang chúng theo từ những nơi khác mà ông đã đến thăm trước đây.
-
Câu 9:
Yếu tố nào KHÔNG ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin?
A. hồ sơ hóa thạch
B. cấu trúc tương đồng
C. sự tương đồng trong phôi
D. sự khác biệt giữa các loài thực vật
-
Câu 10:
Trước và trong thời Darwin, nhiều giả thuyết về sự tiến hóa đã được đưa ra. Darwin sẽ đồng ý với giả thuyết nào nhất?
A. Lý thuyết của Malthus cho rằng các loài và quần thể bị giới hạn bởi các nguồn tài nguyên sẵn có, thiếu tài nguyên và cạnh tranh, và sự cạnh tranh đó thúc đẩy sự tiến hóa
B. Lý thuyết của Cuvier về thảm họa, nơi những thay đổi đột ngột và những sinh vật sống sót sau những thay đổi đó hoàn toàn không phải là loài mới
C. Lý thuyết về sự đồng nhất của Lyell, nơi diễn ra sự tái thiết ổn định, dần dần và kéo dài của Trái đất và các loài của nó
D. Lý thuyết của Lamarck rằng các dạng đơn lẻ, đơn giản có thể trở nên phức tạp hơn trong một cá thể và do đó gây ra những thay đổi có thể di truyền trong thế hệ tiếp theo
-
Câu 11:
Loài chim mà Darwin nghiên cứu là
A. chim sẻ.
B. chim nhại.
C. hồng y.
D. jay xanh.
-
Câu 12:
Hoàn cảnh nào đã trực tiếp góp phần vào việc phát triển thuyết tiến hóa của Darwin?
A. phát hiện ra sự chọn lọc tự nhiên của Alfred Wallace
B. cái chết của con gái ông vì bệnh tật
C. thay đổi màu cánh của bướm đêm
D. nghiên cứu mỏ chim sẻ từ Galapagos
-
Câu 13:
Chọn lọc tự nhiên tuyên bố rằng các cá thể
A. với các đặc điểm thích nghi có nhiều khả năng sống sót hơn.
B. ở cấp dưới cùng của hệ thống phân cấp có khả năng sinh sản thành công lớn nhất.
C. không thay đổi trong một khoảng thời gian.
D. thể hiện hành vi hỗ trợ là những cá thể có nhiều đột biến nhất.
-
Câu 14:
Trong một buổi nghiên cứu về sự tiến hóa, một trong những sinh viên nhận xét, "Con hươu cao cổ vươn cổ trong khi vươn tới những chiếc lá cao hơn; do đó, con cái của nó thừa hưởng chiếc cổ dài hơn." Câu nào sau đây hữu ích nhất trong việc sửa chữa quan niệm sai lầm của học sinh này?
A. Các đặc tính có được trong cuộc đời của một sinh vật thường không được di truyền qua gen.
B. Đột biến tự phát có thể làm xuất hiện các tính trạng mới.
C. Chỉ những thích nghi thuận lợi mới có giá trị tồn tại.
D. Việc sử dụng một cơ quan có thể dẫn đến sự biến mất cuối cùng của nó.
-
Câu 15:
Khi hình thành thuyết tiến hóa của mình, Darwin thiếu hiểu biết đầy đủ về điều gì?
A. địa chất học
B. di truyền
C. giải phẫu học
D. địa lý
-
Câu 16:
Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào dưới đây?
A. Thuật ngữ "Tiến hóa”
B. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
C. DNA là vật liệu di truyền
D. Sự phân chia độc lập các NST
-
Câu 17:
Theo Lamac, nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục là do:
A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời
B. Biến dị cá thể phát sinh theo hướng không xác định.
C. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi
D. Tập quán hoạt động của động vật luôn thay đổi theo sự thay đổi của môi trường.
-
Câu 18:
Theo Đacuyn, sinh vật thích nghi hợp lí với môi trường sống là do
A. Sinh vật vốn có khả năng biến đổi thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh
B. Sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
C. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
-
Câu 20:
Theo Đacuyn, nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật qua chọn lọc tự nhiên (CLTN) là
A. Các yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh
B. Sự phong phú và đa dang của các biến dị cá thể
C. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền
D. Sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
-
Câu 21:
Theo Đacuyn, con cháu xuất phát từ một nguồn gốc chung ngày càng khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu là do
A. Đào thải các biến dị có hại
B. Xuất hiện các biến dị cá thể
C. Tích lũy các biến dị có lợi
D. Sự phân li tính trạng
-
Câu 22:
Theo Đacuyn, phân li tính trạng của vật nuôi, cây trồng là hiện tượng:
A. Bố mẹ cùng một tính trạng, con có sự phân li về kiểu hình khác với bố mẹ.
B. Hiện tượng phân tính của thế hệ sau, do bố mẹ mang gen dị hợp.
C. Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu, đã hinh thành các sinh vật rất khác xa nhau và khác xa tố tiên ban đầu của chúng.
D. Không câu nào đúng.
-
Câu 23:
Khi nói về quan điểm tiến hóa của Đacuyn, phát biểu nào dưới đây là KHÔNG đúng?
A. Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu trong tiến hóa là biến dị cá thể xuất hiện trong quá trình sinh sản
B. Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể
C. . Từ loài mù tạc hoang dại đã tạo ra nhiều giống rau khác nhau là kết quả của quá trình phân li tính trạng trong chọc lọc nhân tạo
D. Đối tượng của CLTN là quần thể
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không thuộc quan điểm của Đacuyn?
A. Đối tượng tác động của chọn lọc tự là các quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Nguồn nguyên liệu cho quá trình tự nhiên là các biến dị cá thể
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan điểm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
-
Câu 26:
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
-
Câu 27:
Sau khi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Đacuyn đã quan sát và rút ra những nhận xét như sau:
1) Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống đến tuổi trưởng thành.
2) Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi.
3) Các cá thể có cùng một bố, mẹ vẫn khác nhau về nhiều đặc điểm.
Giải thích nào sau đây đúng với quan điểm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những cá thể kém thích nghi hơn.
B. Do quy luật phát triển của quần thể sinh vật.
C. Do tác động của yếu tố ngẫu nhiên nên những cá thể mang biến dị thích nghi bị đào thải.
D. Các cá thể có xu hướng xuất cư khi kích thước quần thể tăng lên.
-
Câu 28:
Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?
A. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
B. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
C. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn có kích thước ổn định trước biến đổi bất thường của môi trường.
D. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
-
Câu 29:
Có bao nhiêu phát biểu đúng về những quan sát và suy luận của Đacuyn:
1-Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn rất nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
2-Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.
3-Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm ( Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau.
4-Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn
5- Chọn lọc tự nhiên giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của các loài sinh vật
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 30:
Điều nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hóa của Đacuyn?
A. Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
B. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên các loài sinh vật mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường.
-
Câu 31:
Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?
A. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
B. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
C. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn có kích thước ổn định trước biến đổi bất thường của môi trường.
D. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
-
Câu 32:
Sau khi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Đacuyn đã quan sát và rút ra những nhận xét như sau:
1) Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống đến tuổi trưởng thành.
2) Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi.
3) Các cá thể có cùng một bố, mẹ vẫn khác nhau về nhiều đặc điểm.
Giải thích nào sau đây đúng với quan điểm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những cá thể kém thích nghi hơn.
B. Do quy luật phát triển của quần thể sinh vật.
C. Do tác động của yếu tố ngẫu nhiên nên những cá thể mang biến dị thích nghi bị đào thải.
D. Các cá thể có xu hướng xuất cư khi kích thước quần thể tăng lên.
-
Câu 33:
Hình ảnh dưới đây mô phỏng về sơ đồ tiến hoá theo thuyết
A. Lamac
B. Đacuyn
C. Tổng hợp
D. Kimura
-
Câu 34:
Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tốc tiến hóa cơ bản nhất vì:
A. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
B. diễn ra vối nhiều hình thức khác nhau.
C. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.
D. nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể
-
Câu 35:
Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của CLTN là:
A. cá thể.
B. quần thể.
C. giao tử.
D. loài.
-
Câu 36:
Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?
A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.
B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể.
C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen.
D. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
-
Câu 38:
Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến.
B. đột biến.
C. biến dị cá thể.
D. biến dị tổ hợp.
-
Câu 39:
Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
C. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người.
D. đào thải các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
-
Câu 40:
Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể sinh vật.
B. tế bào.
C. loài sinh học.
D. quần thể sinh vật.
-
Câu 41:
Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt
C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
-
Câu 42:
Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm gì?
A. Đột biến trung tính
B. Biến dị tổ hợp
C. Biến dị cá thể
D. Đột biến
-
Câu 43:
Theo quan niệm của Đacuyn, CLTN tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
-
Câu 44:
Động lực của chọn loc nhân tạo là:A. Do nhu cầu và thị hiếu của con người
B. Do đấu tranh sinh tồn của sinh vật
C. Biến dị và di truyền
D. Hình thành nòi mới và thứ mới
-
Câu 45:
Theo quan điểm Đacuyn, phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?A. Chọn lọc tự nhiên giúp hình thành loài sinh vật mới; chọn lọc nhân tạo giúp hình thành giống vật nuôi cây trồng mới.
B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật; chọn lọc nhân tạo tích luỹ các biến dị có lợi cho con người.
C. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn; động lực của chọn lọc nhân tạo là thị hiếu của con người.
D. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố tiến hoá có định hướng; chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá không có định hướng.
-
Câu 46:
Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?
A. Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng thích nghi nhất.
B. Chọn lọc nhân tạo - hình thành đặc điểm thích nghi ở vật nuôi
C. Chọn lọc nhân tạo - tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi cùng một loài
D. Động lực của chọn lọc nhân tạo - nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mỹ của con người.
-
Câu 47:
Theo tinh thần của thuyết chọn lọc tự nhiên, cặp nào dưới đây hàm chứa ý nghĩa mà Đacuyn muốn ám chỉ hơn cả?
A. Đấu tranh sinh tồn - Đào thải các biến dị không có lợi cho sinh vật.
B. Đấu tranh sinh tồn - Tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
C. Cạnh tranh sinh học - Đào thải các biến dị không có lợi cho sinh vật.
D. Cạnh tranh sinh học - Tích lũy các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
-
Câu 48:
Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được:
A. sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.
B. tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường.
C. nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
D. vai trò của chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 49:
Về mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng:
A. Các loài không có họ hàng về mặt nguồn gốc
B. Các loài cùng được sinh ra cùng một lúc và không hề biến đổi
C. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng
D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung
-
Câu 50:
Hạn chế lớn nhất trong học thuyết tiến hóa cuả Đacuyn là:
A. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chưa rõ ràng.
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
D. Chưa phân tích rõ vai trò của CLTN.