Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề môi trường Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Để xử lý nước thải chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+, ... ta sử dụng chất nào?
A. NaCl.
B. KOH.
C. Ca(OH)2.
D. HCl.
-
Câu 2:
Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy... là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
A. SO2, CO, NO2.
B. NO, NO2, SO2.
C. SO2, CO, NO.
D. NO2, CO2, CO.
-
Câu 3:
Dùng chất nào để xử lý sơ bộ chất thải có chứa các ion Cu2+; Zn2+; Fe3+; Pb2+, Hg2+,... là gì?
A. HNO3
B. Giấm ăn
C. Nước vôi dư
D. Etanol
-
Câu 4:
Chất có thể diệt khuẩn và bảo vệ Trái đất là gì?
A. Lưu huỳnh đioxit
B. cacbonic
C. oxi
D. ozon
-
Câu 5:
Muối làm thuốc dạ dày là gì?
A. Na2CO3.
B. NaNO3.
C. NaHCO3.
D. NaCl.
-
Câu 6:
Chất gây hại cho sức khỏe có trong thuốc lá là gì?
A. nicotinic
B. heroin
C. cocain
D. cafein
-
Câu 7:
X là một chất khí rất độc, gây ngạt do kết hợp với hồng cầu tạo ra hợp chất bền, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxi đến các tế bào. Y là khí gây ra mưa axit (là hiện tượng mưa có độ pH dưới 5,6, gây tác hại rất lớn đến con người và môi trường sống). Hai khí X và Y lần lượt là
A. CO và SO2.
B. CO và CO2.
C. CO2 và NO2.
D. CO2 và SO2.
-
Câu 8:
Khí nào gây thủng tầng ozon?
A. khí CO và CO2.
B. khí freon (hợp chất CFC).
C. khí SO2.
D. khí CH4.
-
Câu 9:
Chất gây ra mưa axit là gì?
A. SO2 và NO2
B. CO và CH4
C. CO và CO2
D. CH4 và NH3
-
Câu 10:
Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+.... Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ chất thải trên?
A. Etanol.
B. Nước vôi trong dư.
C. Giấm ăn.
D. HNO3.
-
Câu 11:
Người ta thường dùng cách nào để bảo quản thực phẩm?
A. Dùng fomon, nước đá
B. Dùng nước đá và nước đá khô.
C. Dùng nước đá khô và fomon
D. Dùng phân đạm, nước đá.
-
Câu 12:
Số phát biểu đúng:
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Moocphin và cocain là các chất gây nghiện.
(d) Các ion Pb2+, Hg2+, Cr3+, As3+, Mn2+ ,Pb2+, Hg2+, Cr3+, As3+, Mn2+ gây độc với nguồn nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 13:
Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có
A. NO2
B. H2S
C. CO2
D. SO2
-
Câu 14:
Một mẫu chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Zn2+, Cu2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+. Hóa chất nào sau đây dùng để xử lý sơ bộ mẫu chất thải trên?
A. Nước vôi trong.
B. Axit nitric.
C. Giấm ăn.
D. Ancol etylic.
-
Câu 15:
Khí sunfurơ là khí độc, khí thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí sunfurơ là
A. SO2.
B. H2S.
C. NO.
D. NO2.
-
Câu 16:
Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như sau:
(a) do khí thải từ quá trình quang hợp cây xanh;
(b) do hoạt động của núi lửa;
(c) do khí thải công nghiệp.
Các nhận định đúng là
A. (b) và (c)
B. (a) và (b)
C. (a) và (c)
D. tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Dãy các ion kim loại nào sau đây đều gây ra ô nhiễm nguồn nước
A. Na+, Ca2+ và Fe3+.
B. Na+, Al3+, As3+.
C. Pb2+, Hg2+, As3+.
D. Na+, Mg2+, Cd2+.
-
Câu 18:
Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. CO
B. N2
C. H2
D. He
-
Câu 19:
Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là
A. CO
B. O3
C. N2
D. H2
-
Câu 20:
Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như sau:
(a) do khí thải từ quá trình quang hợp cây xanh.
(b) do hoạt động của núi lửa.
(c) do khí thải công nghiệp.
(d) do nồng độ cao của các ion như Hg2+, As3+, Pb2+ trong các nguồn nước.
Các nhận định đúng là.
A. (a) và (b)
B. (b) và (c)
C. (c) và (d)
D. (a) và (d)
-
Câu 21:
Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. Sự thay đổi của khí hậu.
B. Nạn phá rừng hiện nay.
C. Chất thải CO2.
D. Chất thải CFC do con người gây ra.
-
Câu 22:
Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi:
A. 3-MCPD
B. Nicotin
C. Đioxin
D. TNT
-
Câu 23:
Nhóm gồm những ion gây ô nhiễm nguồn nước là
A. NO3-, PO43-, SO42-, Pb2+, As3+.
B. Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-.
C. NO3-, SO42-, HCO3-, Fe3+, Ca2+.
D. Cl-, SO42-, PO43-, Hg2+, Na+.
-
Câu 24:
Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit?
A. N2
B. NH3
C. CH4
D. SO2
-
Câu 25:
Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+, Hg2+ … người ta có thể dùng?
A. H2SO4
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. HCl