Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề môi trường Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là:
A. Phát triển chăn nuôi
B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn
D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí
-
Câu 2:
Trong đời sống người ta dùng O3 để khử trùng nước, khử mùi, tẩy trắng thực phẩm… là do:
A. O3 có tính oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao
B. O3 có tính khử mạnh, sát trùng cao
C. O3 rẻ tiền, dễ kiếm
D. O3 không gây ô nhiễm môi trường do phân hủy thành O2
-
Câu 3:
Khí nào sau đây được coi là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. CO
B. SO2
C. NO2
D. CO2
-
Câu 4:
Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:
A. Heroin, seduxen, erythromixin
B. Cocain, seduxen, cafein
C. Ampixilin, erythromixin, cafein
D. Penixilin, panadol, cocain
-
Câu 5:
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp chùi rửa nhà tắm. Nó tẩy rửa vết gỉ, vết hóa vôi, vết xà phòng….. Thành phần quan trọng có trong sản phẩm này là gì?
A. HCl
B. NaOH
C. Na2SO4
D. CaOCl2
-
Câu 6:
Cặp chất nào sau đây được dùng để làm nguyên liệu sản xuất nhựa novolac?
A. Axetilen và hiđro clorua
B. Phenol và fomandehit
C. Etylen và clo
D. Isopren và lưu huỳnh
-
Câu 7:
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
A. Penixilin, amoxilin.
B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seduxen, moocphin.
D. Thuốc cảm pamin, paradol.
-
Câu 8:
Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?
A. Na2O2 rắn.
B. NaOH rắn.
C. KClO3 rắn.
D. Than hoạt tính.
-
Câu 9:
Người hút thuốc là nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:
A. Becberin
B. Mocphin
C. Nicotin
D. Axit nicotinie.
-
Câu 10:
Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện
D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
-
Câu 11:
Trong công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat:
A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ)
B. Sản xuất xi măng
C. Sản xuất thủy tinh
D. Sản xuất thủy tinh hữu cơ
-
Câu 12:
Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo nguồn năng lượng nhân tạo to lớn cho mục đích hòa bình là:
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng thủy điện
C. Năng lượng gió
D. Năng lượng hạt nhân
-
Câu 13:
Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ?
A. Gốm, sứ
B. Xi măng
C. Đất sét
D. Chất dẻo
-
Câu 14:
Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa gọi là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp con người chế tạo được các thiết bị phòng độc, lọc nước:
A. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic
B. Hấp thụ các chất khí, chất tan trong nước
C. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước
D. Không độc hại
-
Câu 15:
Nhóm khí nào sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axit?
A. \({C{O_2},{\rm{ }}S{O_2},{\rm{ }}N{O_2},{\rm{ }}CO,{\rm{ }}{O_2}}\)
B. \({C{O_2},{\rm{ }}S{O_2},{\rm{ }}NO,{\rm{ }}N{O_2}}\)
C. \({C{H_4},{\rm{ }}CO,{\rm{ }}C{O_2}}\)
D. \({CO,{\rm{ }}C2{H_2},{\rm{ }}C{H_4}}\)
-
Câu 16:
Người ta sản xuất khí metan thay thế 1 phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào dưới đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz
B. Thu khí metan từ khí bùn ao
C. Lên men ngũ cốc
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò
-
Câu 17:
Tại những bãi đào vàng, nước sông đã bị nhiễm 1 loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dụng để tách vàng ra khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm độc này. Chất độc này còn có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là
A. Nicotin
B. Thủy ngân
C. Dioxin
D. Xianua
-
Câu 18:
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường:
A. Than đá
B. Xăng, dầu
C. Khí gas
D. Khí hiđro
-
Câu 19:
Hiện tượng thủng tầng ozon khiến chúng ta lo ngại vì:
A. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm cho không khí trên thế giới thoát ra
B. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên thế giới
C. Không có ozon ở thượng tầng khí quyển, bức xạ tử ngoại gây hại sẽ lọt xuống bề mặt trái đất
D. Không có ozon thì sẽ không xảy ra quá trình quang hợp cây xanh
-
Câu 20:
Trong số các nguồn năng lượng : (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch. Số nguồn năng lượng sạch là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 21:
Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện
D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
-
Câu 22:
Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường ?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
-
Câu 23:
Nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước không được vượt quá 3mg/l. Khi cho H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu để cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?
A. 0,00144
B. 0,00229
C. 0,00115
D. 0,0028
-
Câu 24:
Chất dùng xử lí sơ bộ các chất thải chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+…?
A. HNO3
B. Nước vôi dư
C. H2SO4
D. Br2
-
Câu 25:
Mưa axit chủ yếu do những chất nào?
A. NH3, HCl
B. H2S, Cl2
C. SO2, NO2
D. CO2, SO2
-
Câu 26:
Xác định những chất gây nghiện bên dưới đây:
1. Cafein
2. Mophin
3. Hassish
4. Amphetamin
5. Nicotin
6. Amoxilin
7. Seduxen
A. 1, 2, 3, 4, 5, 7
B. 1, 2, 3, 4, 6
C. 2, 3, 4, 6, 7
D. 1, 2, 3, 4, 7
-
Câu 27:
Để khử độc khí clo người ta dùng chất nào bên dưới đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch NaCl
-
Câu 28:
Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ chất thải chứa những ion sau: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+…?
A. H2SO4
B. HNO3
C. Nước vôi dư
D. Br2
-
Câu 29:
Tính lượng chất thải ra môi trường biết 1 năm sản xuất 200000 tấn glucozo từ tinh bột sắn. Biết hiệu suất phản ứng tạo glucozo là 80%, và trong bột sắn có 90% tinh bột.
A. 125 000 tấn
B. 50 000 tấn
C. 150 000 tấn
D. 80 000 tấn
-
Câu 30:
Xác định hàm lượng H2S trong không khí biết sục 1,5 lít không khí vào Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa?
A. 3,4.10-2 mg/l
B. 2,55.10-2 mg/l
C. 2,1.10-2 mg/l
D. 2,8.10-2 mg/l
-
Câu 31:
Làm cách nào để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn?
A. Rửa sạch vỏ rồi luộc.
B. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.
C. Tách bỏ vỏ rồi luộc.
D. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN.
-
Câu 32:
Để giảm thiểu khả năng ô nhiễm do xảy ra phản ứng giữa Cu tác dụng với HNO3 đặc là gì?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
-
Câu 33:
Để xử lí rác thải hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm ta dùng hóa chất nào?
A. NaOH rắn.
B. Na2O2 rắn.
C. KClO3 rắn.
D. Than hoạt tính.
-
Câu 34:
Chất dùng để xử lí các chất rác thải chứa những ion sau: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Hg2+.
A. HNO3
B. Giấm ăn
C. Nước vôi dư.
D. Etanol
-
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH4, C3H4, C4H6 thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là?
A. 5,6 lít.
B. 3,36 lít.
C. 1,12 lít.
D. 4,48 lít.
-
Câu 36:
Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam hợp chất A cần dùng vừa hết 4,2 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 3,15 gam H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Biết thể tích các khi đo ở đktc, trong phân tử của A có 1 nguyên tử nitơ (N). Công thức phân tử của A là:
A. C3H7O2N.
B. C3H9N.
C. C4H9O2N.
D. C4H11N.
-
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:
A. C2H7O.
B. C2H7N.
C. C3H9O2N.
D. C4H10N2O3.
-
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O trong phân tử. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đồng thời, khối lượng bình tăng 12,4 gam so với ban đầu. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của Y là:
A. C2H4O2.
B. CH2O.
C. C2H4O.
D. CH2O2.
-
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ X. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua lần lượt các bình:
- Bình 1: đựng dung dịch H2SO4 đặc nóng.
- Bình 2: đựng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư.
Thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam. Bình 2 xuất hiện 30 gam kết tủa.
Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C3H8O.
B. C3H6O.
C. C2H6O.
D. C3H8.
-
Câu 40:
Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 76,31%C, 10,18%H và 13,52%N. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H10N.
B. C19H30N3.
C. C12H22N2.
D. C13H21N2.
-
Câu 41:
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả thấy bình (1) tăng 0,63 gam, bình (2) có 5,00 gam kết tủa. Công thức đơn giản của -caroten là:
A. C5H9
B. C5H7
C. C5H8
D. C5H5
-
Câu 42:
Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,720 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là:
A. C4H8O
B. C3H8O
C. C3H4O
D. C2H6O
-
Câu 43:
Có bao nhiêu ý kiến phát biểu đúng:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2 – 5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 44:
Xác định số phát biểu đúng:
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(c) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
(d) Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hi đroxit lưỡng tính và có tính khử.
(e) Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazo và có tính khử.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 45:
Chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì em có thể dùng chất nào để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt
B. Bột lưu huỳnh
C. Bột than
D. Nước
-
Câu 46:
Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?
A. NH3 và HCl.
B. CO2 và O2.
C. SO2 và NO2.
D. H2S và N2.
-
Câu 47:
Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
(a) Do hoạt động của núi lửa.
(b) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(c) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(d) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(e) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 48:
Ý kiến phát biểu không đúng về hóa học và môi trường?
A. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khí thải ra khí quyển gây phá hủy tầng ozon.
B. Đám cháy magie có thể dập tắt được bằng cát khô.
C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.
-
Câu 49:
Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế các nguồn nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường
A. Khí hidro
B. Khí butan
C. Than đá
D. Xăng, dầu
-
Câu 50:
Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng chất nào sau đây?
A. nước vôi.
B. phèn chua.
C. giấm ăn.
D. muối ăn.