Trắc nghiệm Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng
C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
D. Chuyến hóa từ hóa năng sang nhiệt năng
-
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái?
A. Năng lượng mặt trời
B. Nitơ
C. Cacbon
D. Photpho
-
Câu 3:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
A. hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật
B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết)
C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).
D. các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông và lột xác ở động vật).
-
Câu 4:
Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật sản xuất
B. Động vật ăn thực vật
C. Động vật ăn động vật
D. Sinh vật phân giải
-
Câu 5:
Khi nói về vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3) cây dễ dàng hấp thụ
II. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
III. Lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây
IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành NH3
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa chu trình vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
I. Luân chuyển trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
II. Đi vào quần xã thông qua sinh vật sản xuất.
III. Trả lại môi truongThông qua các vi khuẩn phân phân hủy các chất thải bả, các xác chết của sinh vật.
IV. Quá trình trao đổi giữa quần xã và môi trường vô cơ tạo thành vòng tuần hoàn hở
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 7:
Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
A. Tháp năng lượng
B. Tháp khối lượng
C. Tháp số lượng
D. Tháp năng lượng và khối lượng
-
Câu 8:
Trong một hệ sinht hái, sinh khối của mỗi bậc dinh dướng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E, trong đó: A = 400kg; B = 500kg; C = 4000kg; D = 40kg; E = 4kg. Theo lí thuyết, chuỗi thức ăn nào sau đây bền vững nhất?
A. E→D→A→C
B. A→B→C→D
C. C→A→D→E
D. E→D→C→B
-
Câu 9:
Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi.
B. Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên.
C. Các sinh vật sản xuất thường có khối lượng lớn hơn nhiểu các sinh vật tiêu thụ.
D. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là rất thấp.
-
Câu 10:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau: sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
A. 0,42%.
B. 45,5%.
C. 0,57%.
D. 0,92%.
-
Câu 11:
Khi nói về trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi do quá trình bài tiết còn một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
-
Câu 12:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Sinh vật phân giải.
-
Câu 13:
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều năng lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau.
A. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người.
B. Thực vật -> dê -> người.
C. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
D. Thực vật -> người.
-
Câu 14:
“Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của
A. Hệ sinh thái thành phố
B. Hệ sinh thái nông nghiệp
C. Hệ sinh thái biển
D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
-
Câu 15:
Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
(1) Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 5 bậc dinh dưỡng
(2) Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng
(3) Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật ăn phế liệu
(4) Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp
Có bao nhiêu phát biểu đúng?A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 16:
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải
(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 17:
Năng lượng chứa trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn thay đổi như thế nào?
A. Năng lượng ngày một tăng lên qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
B. Năng lượng lúc tăng, lúc giảm khi lần lượt đi qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
C. Năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề.
D. Năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liền kề gần như bằng nhau.
-
Câu 18:
Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
-
Câu 19:
Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì … sẽ được chuyển vào mô vủa sinh vật tiêu thụ bậc 1.
A. 200kg.
B. 20kg.
C. 2kg.
D. đáp án khác.
-
Câu 20:
Trong các hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ chu trình được sử dụng để mô tả việc tuần hoàn vật chất, trong khi dòng chảy được sử dụng để nói về trao đổi năng lượng?
A. Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
B. Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
C. Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.
D. Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòng không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.
-
Câu 21:
Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.
B. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.
C. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
D. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
-
Câu 22:
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng
A. càng giảm.
B. càng tăng.
C. không thay đổi.
D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng.
-
Câu 23:
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài.
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã.
-
Câu 24:
Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là
A. năng lượng gió.
B. năng lượng điện.
C. năng lượng nhiệt.
D. năng lượng mặt trời.
-
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.