Trắc nghiệm Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B. Năng lượng đực truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
-
Câu 2:
Yếu tố quan trọng nhất quyết định tới năng suất sơ cấp trong đại dương là
A. nhiệt độ
B. oxi hòa tan
C. các chất dinh dưỡng
D. bức xạ mặt trời
-
Câu 3:
Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng
B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết
C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật
D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
-
Câu 4:
Trong một hệ sinh thái
A. năng lượng và vật chất đều được truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
B. năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
C. năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín
-
Câu 5:
Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do
A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn
B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuát thì có sinh khối trung bình càng nhỏ
C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần
D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần
-
Câu 6:
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%)
A. năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp so với bậc dinh dưỡng cao liền kề
B. năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng thấp so với năng lượng đầu vào của chuỗi thức ăn
C. chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
D. năng lượng đầu vào so với đầu ra cuối cùng
-
Câu 7:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G,
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
A. A. 2.
B. B. 1.
C. C. 3.
D. D. 4.
-
Câu 8:
Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?
A. Bậc dinh dưỡng thứ nhất
B. Bậc dinh dưỡng thứ 2
C. Bậc dinh dưỡng thứ 3
D. Bậc dinh dường thứ 4
-
Câu 9:
Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
A. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
B. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
C. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
D. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
-
Câu 10:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,42%
D. 45,5%
-
Câu 11:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
-
Câu 12:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
-
Câu 13:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
-
Câu 14:
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
-
Câu 15:
Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?
A. 10%
B. 50%
C. 70%
D. 90%
-
Câu 16:
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là:
A. càng giảm
B. càng tăng
C. không thay đổi
D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
-
Câu 17:
Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái Đất là:
A. năng lượng gió
B. năng lượng điện
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng mặt trời
-
Câu 18:
Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A. sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất
C. động vật ăn thực vật
D. động vật ăn động vật
-
Câu 19:
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinhvật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Sinh vật sản xuất
-
Câu 20:
Hình ảnh sau mô tả lưới thức ăn của một quần thể. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về lưới thức ăn
I. Lưới thức ăn này có tối đa 16 chuỗi thức ăn khác nhau.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Có tối đa 8 chuỗi thức ăn có chứa rắn
IV. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
V. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có chứa 4 mắt xíchA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Hệ sinh thái là một hệ động lực mở và tự điều chỉnh vì
A. hệ tồn tại dựa vào nguồn năng lượng và vật chất từ môi trường.
B. hệ tồn tại dựa vào nguồn năng lượng và vật chất do con người cung cấp.
C. trong hệ sinh thái các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường.
D. hệ sinh thái là tập hợp quần xã sinh vật với môi trường vô sinh.
-
Câu 22:
Thông thường trong tháp sinh thái, các bậc phía đáy tháp lớn hơn các bậc phía trên. Có trường hợp tháp bị lộn ngược, đáy nhỏ hơn đỉnh. Điều nào sau đây không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược?
A. Trong tháp năng lượng, sinh vật sản xuất có năng lượng không đủ để nuôi sinh vật tiêu thụ.
B. Trong tháp số lượng, vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh có số lượng đông gấp nhiều lần.
C. Trong tháp sinh khối, sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chiếm ưu thế.
D. Trong tháp sinh khối, vật sản xuất có sinh khối rất thấp, vật tiêu thụ lại có sinh khối rất lớn.
-
Câu 23:
Hệ sinh thái có sản lượng sinh vật sơ cấp cao nhất là
A. rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
B. đồng rêu xứ lạnh.
C. rừng lá kim phương bắc.
D. hoang mạc.
-
Câu 24:
Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật làA. (3) và (4).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (2).
-
Câu 25:
Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng các cây họ đậu vì
A. các cây họ đậu phần thân của chúng có một lượng chất dinh dưỡng lớn trong đó có nitơ (N2).
B. khi trồng các cây họ đậu tạo môi trường mát mẻ để cho các vi khuẩn tự do trong đất cố định nitơ (N2) hoạt động.
C. khi trồng các cây họ đậu tạo làm cho nhiệt độ môi trường hạ xuống phù hợp cho các vi khuẩn tự do hoạt động.
D. một số loại vi khuẩn sống ở nốt sần rễ cây họ đậu có khả năng cố định nitơ (N2) từ không khí.
-
Câu 26:
Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó được gọi là
A. quần thể sinh vật
B. quần xã sinh vật
C. hệ sinh thái
D. một tổ hợp sinh vật khác loài
-
Câu 27:
Rừng mưa nhiệt đới thường phân bố ở:
A. vùng Bắc Cực
B. vùng nhiệt đới xích đạo
C. vùng cận nhiệt đới
D. vùng ôn đới Bắc Bán Cầu
-
Câu 28:
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều
A. từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
B. từ môi trường qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất.
C. từ các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất tới môi trường.
D. từ sinh vật sản xuất tới môi trường tới các bậc dinh dưỡng.
-
Câu 29:
Sản lượng mà sinh vật dị dưỡng tạo ra được gọi là sản lượng
A. sinh vật thứ cấp.
B. sinh vật sơ cấp.
C. hữu cơ của cây xanh.
D. hữu cơ của tảo.
-
Câu 30:
Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chỗi thức ăn:
A. Chỉ được sử dụng 1 lần rồi bị thất thoát.
B. Được sử dụng quay vòng liên tục.
C. Được sử dụng tối thiểu 2 lần.
D. Được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
Câu 31:
Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
A. Các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp.
B. Hoạt động núi lửa.
C. Công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh.
D. Hậu quả của nền nông nghiệp sinh thái.
-
Câu 32:
Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cung cấp cho đồng ruộng hàng năm dựa trên
A. Chu trình nitơ.
B. Chu trình phôtpho.
C. Chu trình cacbon.
D. Chu trình nước.
-
Câu 33:
Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ
A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. dinh dưỡng.
D. sinh sản.
-
Câu 34:
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu.
B. Lúa → chuột→ diều hâu → rắn.
C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu.
D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn.
-
Câu 35:
Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở các đảo đại dương là :
A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.
B. Giống với hệ động, thực vật của lục địa gần nhất.
C. Có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở đảo lục địa.
D. Hay tồn tại những loài đặc hữu.
-
Câu 36:
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang
hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.A. Cộng sinh.
B. Vật ăn thịt – con mồi.
C. Kí sinh.
D. Hợp tác.
-
Câu 37:
Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là:
Loài 1 = 150C, 330C, 410C; Loài 2 = 80C, 200C, 380C; Loài 3 = 290C, 360C, 500C; Loài 4 = 20C, 140C, 220C
Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:A. Loài 1
B. Loài 2
C. Loài 3
D. Loài 4.
-
Câu 38:
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.
C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
-
Câu 39:
Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là
A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.
C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.
D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều.
-
Câu 40:
Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu hàn đới.
B. Rừng rụng lá ôn đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
D. Rừng mưa nhiệt đới.
-
Câu 41:
Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
(3) Rừng mưa nhiệt đới. (4) Đồng rêu hàn đới.
Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:A. (4), (1), (2), (3).
B. (3), (1), (2), (4).
C. (4), (3), (1), (2).
D. (4), (2), (1), (3).
-
Câu 42:
Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải làm cho lượng khí CO2 thải vào không khí tăng cao, cộng với chặt phá rừng đã làm cho nông độ CO2 trong không khí tăng lên. Đó chính là nguyên nhân của
A. hiện tượng băng ở hai cực tan.
B. hiệu ứng nhà kính.
C. bão lốc và lũ lụt.
D. thiên tai và hạn hán.
-
Câu 43:
Yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành hệ sinh thái trên cạn là
A. các chất hữu cơ.
B. các yếu tố khí hậu.
C. các chất vô cơ.
D. sinh vật phân giải.
-
Câu 44:
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên là các hệ sinh thái
A. rừng trồng.
B. trên cạn.
C. nhân tạo.
D. cỏ biển.
-
Câu 45:
Hệ sinh thái tự nhiên có đặc điểm
A. được hình thành với tốc độ rất nhanh do nhiều nhân tố tác động.
B. có kích thước bé và có thể cực bé do các tiểu khí hậu tạo ra.
C. được hình thàng bằng các quy luật sinh học, kém đa dạng.
D. được hình thành bằng các quy luật tự nhiên, rất đa dạng.
-
Câu 46:
Trên Trái đất nước mưa phân bố không đều, khu sinh học có lượng mưa ít nhất là
A. thảo nguyên nhiệt đới.
B. rừng mưa nhiệt đới.
C. đồng cỏ ôn đới.
D. đồng rêu bắc cực.
-
Câu 47:
Dựa vào các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật, sinh quyển được chia thành các khu sinh học chủ yếu là
A. khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.
B. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn.
C. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.
D. khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy.
-
Câu 48:
Trong một hệ sinh thái
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng
B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng
D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng
-
Câu 49:
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Sinh vật sản xuất
-
Câu 50:
Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được
A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
B. Chuyển cho các sinh vật phân giải
C. Sử dụng cho các hoạt động sống
D. Truyền trở lại môi trường