Trắc nghiệm ĐĐCTN - Thiên nhiên phân hóa đa dạng Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mang đặc trưng nào dưới đây?
A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
-
Câu 2:
Giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác nhau về vấn đề nào sau đây?
A. địa hình, khí hậu, thủy văn.
B. thủy văn, khí hậu, sinh vật
C. sinh vật, địa hình, đất đai.
D. đất đai, thủy văn, khí hậu.
-
Câu 3:
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm thiên nhiên nào sau đây?
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
-
Câu 4:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
B. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
C. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.
D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.
-
Câu 5:
Khí hậu miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn so với ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ do nguyên nhân nào?
A. Ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
C. Tác động của các cánh cung hút gió mùa đông Bắc.
D. Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên.
-
Câu 6:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào khác biệt so với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hơn.
-
Câu 7:
Phương án nào sau đây không phải đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi có hướng vòng cung
C. địa hình bờ biển đa dạng
D. chủ yếu là các đồng bằng nhỏ, hẹp
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây nói về đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
-
Câu 9:
Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc
C. Địa hình bờ biển ghồ ghề, đáy sâu
D. Khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. các dãy núi có hướng vòng cung.
C. gồm các bề mặt cao nguyên badan.
D. đồng bằng mở rộng.
-
Câu 11:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có loại khoáng sản nổi bật sau đây?
A. than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.
B. đá vôi, quặng sắt, dầu mỏ, kẽm.
C. dầu khí, bôxit, titan, vật liệu xây dựng.
D. thiếc, đá vôi, apatit, sắt, crôm, dầu khí.
-
Câu 12:
Tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với loại gió nào sau đây tạo nên sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn?
A. Gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam
B. Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
C. Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu
D. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
-
Câu 13:
Tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió nào sau đây dẫn đến sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn?
A. Đông Nam.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây.
-
Câu 14:
Nguyên nhân trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?
A. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
B. Tài nguyên đất phong phú, đa dạng.
C. Tài nguyên nước dồi dào.
D. Khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.
-
Câu 15:
Vùng nào nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nhờ vào sự phân hoá khí hậu theo độ cao?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
-
Câu 16:
Nguyên nhân khiến mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước .......
A. frông lạnh vào thu – đông.
B. các dãy núi đâm ngang ra biển.
C. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.
D. bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.
-
Câu 17:
TP. Hồ Chí Minh có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây khác với Hà Nội?
A. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.
C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.
-
Câu 18:
Phương án nào sau đây giải thích cho hiện tượng phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc?
A. Miền Bắc nằm gần chí tuyến hơn miền Nam.
B. Miền Bắc có mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Miền Bắc có độ cao địa hình cao hơn miền Nam.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
-
Câu 19:
Phương án nào dưới đây giải thích hiện tượng miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt?
A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
-
Câu 20:
Phương án nào sau đây nói đúng về nguyên biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam?
A. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
B. Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam
C. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
D. Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam
-
Câu 21:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam?
A. Có một mùa đông lạnh.
B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam
C. Gần chí tuyến.
D. Có lượng mưa ít hơn.
-
Câu 22:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi?
A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.
B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.
C. gió mùa với hướng của các dãy núi.
D. địa hình phân hóa đa dạng.
-
Câu 23:
Đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc đúng với nhận định nào dưới đây?
A. Nhiệt độ trung bình tăng dần
B. Biên độ nhiệt năm tăng dần
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
-
Câu 24:
Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi càng về phía Nam?
A. Nhiệt độ trung bình càng tăng.
B. Biên độ nhiệt càng tăng.
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
-
Câu 25:
Phương án nào dưới đây là thành phần tự nhiên nào không có sự thay đổi theo đai cao?
A. Khí hậu
B. Sông ngòi
C. Thổ nhưỡng
D. Sinh vật
-
Câu 26:
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ba đai cao là do sự thay đổi theo độ cao ............
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Đất đai.
D. Lượng mưa.
-
Câu 27:
Cảnh quan nào dưới đây tiêu biểu cho đới rừng cận xích đạo gió mùa?
A. đồng bằng và ven biển, đảo.
B. đồi núi và trung du.
C. phần lãnh thổ phía Bắc.
D. phần lãnh thổ phía Nam.
-
Câu 28:
Loại rừng nào dưới đây tiêu biểu cho thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận xích đạo gió mùa.
-
Câu 29:
Thiên nhiên nước ta phân hoá như thế nào khi có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang?
A. phân hóa đa dạng
B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam
C. phân hóa Đông – Tây
D. phân hóa theo độ cao
-
Câu 30:
Đặc trưng khí hậu nào dưới đây thể hiện thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.
D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.
-
Câu 31:
Nội dung nào dưới đây thế hiện sự khác biệt thiên nhiên vùng núi Đông Bắc với Tây Bắc?
A. thiên nhiên mang sắc thái ôn đới núi cao.
B. thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới gió mùa.
C. Chiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
D. thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt địa trung hải.
-
Câu 32:
Sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc là .........
A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
-
Câu 33:
Ở độ cao nào sau đây xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi?
A. 2.500.
B. 2.600.
C. 2.700.
D. 2.800.
-
Câu 34:
Vùng núi nào sau đây xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
-
Câu 35:
60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt đới gió mùa là loại đất nào sau đây?
A. phù sa.
B. xám bạc màu.
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
-
Câu 36:
Nhóm đất chủ yếu ở đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa là .....
A. phù sa.
B. xám bạc màu.
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
-
Câu 37:
Nước ta có phân hóa từ Đông sang Tây thành 3 dải nào sau đây?
A. Vùng biển, thềm lực địa và đồi núi.
B. Vùng thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
C. Vùng biển, đồng bằng ven biển và đồi núi.
D. Vùng biển và thềm lục địa, đồng bằng ven biển và đồi núi.
-
Câu 38:
Vùng khí hậu nào sau đây không xuất hiện miền khí hậu phía Bắc?
A. Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Bắc Bộ.
-
Câu 39:
Vùng nào sau đây có có mùa đông lạnh của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. miền khí hậu phía Nam
B. miền khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ
C. miền khí hậu phía Bắc
D. miền khí hậu Bắc Trung Bộ
-
Câu 40:
Vì sao về mùa hạ, phần lãnh thổ phía Bắc nước ta cây cối lại xanh tốt ?
A. Nắng nóng, ít mưa
B. Thời tiết khô nóng
C. Mưa suốt mùa hạ
D. Nắng nóng, mưa nhiều
-
Câu 41:
Vì sao phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C ?
A. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
B. Ảnh hưởng của gió Tín Phong
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam
-
Câu 42:
Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có cả loài cây cận nhiệt và ôn đới ?
A. Có nhiều đất fealit
B. Có nhiều giống cây cận nhiệt
C. Địa hình cao, có mùa đông lạnh
D. Nguồn nước tưới dồi dào quanh năm
-
Câu 43:
Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có cả loài cây cận nhiệt và ôn đới ?
A. Có nhiều đất fealit
B. Có nhiều giống cây cận nhiệt
C. Địa hình cao, có mùa đông lạnh
D. Nguồn nước tưới dồi dào quanh năm
-
Câu 44:
Vì sao về mùa đông, ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta lại có nhiều loài cây rụng lá ?
A. Tiết trời lạnh, mưa ít
B. Tiết trời lạnh, không mưa
C. Tiết trời lạnh, mưa nhiều
D. Sương muối, rét hại suốt mùa đông
-
Câu 45:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là gì ?
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
B. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa
C. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
D. Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
-
Câu 46:
Nhóm đất có diện tích lớn nhất trong đai nhiệt đới gió mùa là gì ?
A. Đất phù sa
B. Đất feralit có mùn
C. Đất feralit
D. Đất feralit trên các loại đá khác
-
Câu 47:
Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao bao nhiêu ?
A. Từ 2400m trở lên
B. Từ 2500m trở lên
C. Từ 2600m trở lên
D. Từ 2700m trở lên
-
Câu 48:
Sự hình thành 3 đai cao chủ yếu là do sự thay đổi theo độ cao của yếu tố nào ?
A. Khí hậu
B. Đất đai
C. Sinh vật
D. Khoáng sản
-
Câu 49:
Thiên nhiên vùng núi Đông bắc khác Tây Bắc ở đặc điểm nào ?
A. Mùa Đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
-
Câu 50:
Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo hướng nào ?
A. Bắc – Nam
B. Đông – Tây
C. Độ cao
D. Tây- Đông